Ngày 9/7, Hội Đông y tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững đã tổ chức Hội thảo tổng kết thực hiện Dự án “Bảo tồn và phát triển cây thuốc và bài thuốc để cải thiện sinh kế và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số” tại huyện Yên Bình do tổ chức Caritas – Australia tài trợ (ảnh).
Dự án “Bảo tồn và phát triển cây thuốc và
phát triển cây thuốc và bài thuốc để cải thiện sinh kế và sức khỏe cho người
dân tộc thiểu số” được triển khai từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 7 năm 2015 tại
12 thôn của 2 xã Bảo Ái và Cảm Ân, huyện Yên Bình. Mục tiêu của Dự án nhằm bảo
tồn, phát triển rừng và các loại cây thuốc bản địa, tăng thu nhập cho hộ gia đình
thông qua việc phát triển chuỗi giá trị cây thuốc; duy trì, phổ biến việc sử
dụng cây thuốc, bài thuốc thông qua tư liệu hóa và truyền thông.
Sau 2 năm triển khai, đến nay đã có 616 hộ
tham gia Dự án với 5 loài cây thuốc nam như: cây mạch môn, cây lá khôi...với
diện tích 123.000m2, mỗi năm cho thu hoạch trên 5.000 tấn thuốc, tạo việc làm
và tăng thu nhập cho trên 1.000 lượt người được hưởng lợi với mức thu nhập của
hộ gia đình tăng từ 15-20% thông qua việc phát triển cây thuốc tại vườn nhà...
Dự án đã tác động tích cực đến cuộc sống và sinh kế của người nghèo khi tham
gia, đặc biệt là các hộ gia đình có người khuyết tật, người bị nhiễm chất độc
màu da cam, hộ gia đình có chủ hộ là phụ nữ.
Bên cạnh đó, người dân còn được nâng cao
nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng, nhằm bảo tồn cây thuốc nam cùng
các loài lâm sản, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn. Các hoạt động
của Dự án đã giúp người dân địa phương đa dạng hóa sinh kế, tăng thu nhập, cải
thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe thông qua việc hỗ trợ bảo tồn, sản xuất và sử
dụng các bài thuốc và các loại cây thuốc truyền thống.
Sau khi kết thúc Dự án, Hội Đông y tỉnh sẽ
tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thuốc nam, thay đổi nhận thức để
phát triển cây thuốc nam tại nhà đồng thời chia sẻ với những người dân khác
trong thôn để nhân rộng mô hình trồng cây thuốc nam, góp phần vào công tác xóa
đói giảm nghèo ở địa phương.
1240 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Ngày 9/7, Hội Đông y tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững đã tổ chức Hội thảo tổng kết thực hiện Dự án “Bảo tồn và phát triển cây thuốc và bài thuốc để cải thiện sinh kế và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số” tại huyện Yên Bình do tổ chức Caritas – Australia tài trợ (ảnh).
Dự án “Bảo tồn và phát triển cây thuốc và
phát triển cây thuốc và bài thuốc để cải thiện sinh kế và sức khỏe cho người
dân tộc thiểu số” được triển khai từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 7 năm 2015 tại
12 thôn của 2 xã Bảo Ái và Cảm Ân, huyện Yên Bình. Mục tiêu của Dự án nhằm bảo
tồn, phát triển rừng và các loại cây thuốc bản địa, tăng thu nhập cho hộ gia đình
thông qua việc phát triển chuỗi giá trị cây thuốc; duy trì, phổ biến việc sử
dụng cây thuốc, bài thuốc thông qua tư liệu hóa và truyền thông.
Sau 2 năm triển khai, đến nay đã có 616 hộ
tham gia Dự án với 5 loài cây thuốc nam như: cây mạch môn, cây lá khôi...với
diện tích 123.000m2, mỗi năm cho thu hoạch trên 5.000 tấn thuốc, tạo việc làm
và tăng thu nhập cho trên 1.000 lượt người được hưởng lợi với mức thu nhập của
hộ gia đình tăng từ 15-20% thông qua việc phát triển cây thuốc tại vườn nhà...
Dự án đã tác động tích cực đến cuộc sống và sinh kế của người nghèo khi tham
gia, đặc biệt là các hộ gia đình có người khuyết tật, người bị nhiễm chất độc
màu da cam, hộ gia đình có chủ hộ là phụ nữ.
Bên cạnh đó, người dân còn được nâng cao
nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng, nhằm bảo tồn cây thuốc nam cùng
các loài lâm sản, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn. Các hoạt động
của Dự án đã giúp người dân địa phương đa dạng hóa sinh kế, tăng thu nhập, cải
thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe thông qua việc hỗ trợ bảo tồn, sản xuất và sử
dụng các bài thuốc và các loại cây thuốc truyền thống.
Sau khi kết thúc Dự án, Hội Đông y tỉnh sẽ
tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thuốc nam, thay đổi nhận thức để
phát triển cây thuốc nam tại nhà đồng thời chia sẻ với những người dân khác
trong thôn để nhân rộng mô hình trồng cây thuốc nam, góp phần vào công tác xóa
đói giảm nghèo ở địa phương.