CTTĐT - Những năm qua, triển khai có hiệu quả các chủ trương chính sách nông nghiệp - nông dân - nông thôn, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên đã giành được nhiều kết quả đáng khích lệ, đảm bảo an ninh lương thực cho người dân, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
Nhiều mô hình giống lúa mới năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất
Trong giai đoạn 2010 - 2015, mặc dù tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm nhưng giá trị sản xuất vẫn tăng theo từng năm, đến năm 2015 giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản toàn huyện đạt 740 tỷ đồng, sản xuất nông, lâm nghiệp cơ bản đã chuyển dịch theo hướng hàng hóa. Chỉ chiếm khoảng 23% tỷ trọng, song nông nghiệp vẫn tiếp tục giữ vững vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của huyện Lục Yên.
Hàng năm, sản xuất lương thực có hạt luôn đạt kế hoạch đề ra, đến năm 2015, dự kiến tổng sản lượng lương thực có hạt của huyện đạt 56.718 tấn, tăng 13 % so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010 - 2015. Lĩnh vực chăn nuôi đã có hướng đi mới, nhờ áp dụng có trọng tâm một số cơ chế, chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất, đã khuyến khích các hộ chăn nuôi mở rộng quy mô sản xuất, chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa và phát triển bền vững. Tổng đàn trâu của huyện Lục Yên hiện có 18.000 con, đàn lợn có hơn 92.000 con, đàn gia cầm có 850.000 con. So với đầu nhiệm kỳ đàn gia súc giảm do diện tích bãi chăn thả bị thu hẹp và việc đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, tuy nhiên đàn lợn và gia cầm lại tăng mạnh và đang chuyển dịch nhanh sang hướng chăn nuôi hàng hóa. Công tác thú y, bảo vệ đàn vật nuôi được thực hiện tốt, đặc biệt là công tác phòng chống dịch bệnh được tập trung chỉ đạo quyết liệt, ngăn chặn dịch bệnh lây từ tỉnh ngoài vào. Vì vậy, từ năm 2010 đến nay, mặc dù tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn cả nước diễn biến phức tạp nhưng tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện được kiểm soát chặt chẽ, dịch bệnh không lây lan ra diện rộng.
Nhiều giống ngô mới được gieo trồng trên đất gò đồi.
Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn huyện được đầu tư xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp và kiên cố hóa, nhất là hệ thống kênh mương nội đồng, góp phần không nhỏ trong việc từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi, phục vụ nhu cầu sản xuất, cấp nước sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2010 đến nay, huyện đã xây dựng được 135 công trình thủy lợi, trong đó có 2 công trình lớn, còn lại là công trình vừa và nhỏ, góp phần nâng diện tích gieo trồng lúa 2 vụ được tưới tiêu lên 6.970 ha, đáp ứng 82,7% diện tích canh tác lúa trên địa bàn huyện.
Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu cây trồng và mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa; năng suất cây trồng không ngừng tăng do áp dụng tiến bộ mới về giống và kỹ thuật thâm canh. Huyện đã xác định các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực có lợi thế phát triển, có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, đạt giá trị kinh tế cao gồm: lúa, ngô, lạc, khoai tím, đậu tương, cam quýt, cây chè, cây nguyên liệu giấy, con trâu, con lợn, con cá và các loại gia cầm. Qua đó đã quy hoạch hình thành các vùng sản xuất tập trung như: vùng lúa thâm canh trên 1.000 ha, vùng ngô 3.500 ha, xây dựng các mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa hiện có 166 cơ sở chăn nuôi tập trung, đàn gia súc tăng trung bình 3,6%/năm. Hàng năm xây dựng và thực hiện đúng các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thông qua: Chương trình 135, chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn ngân sách của tỉnh, của huyện, chương trình giảm nghèo từ nguồn vốn Ngân hàng Thế giới... Sản xuất lâm nghiệp của huyện đã có bước phát triển khá, tổng diện tích rừng được trồng mới trong 5 năm đạt 11.230 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 67%. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được các đơn vị, địa phương tích cực hưởng ứng thực hiện. Đến nay, toàn huyện đã có 5 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên, riêng xã Liễu Đô dự kiến sẽ hoàn thành 19 tiêu chí và đề nghị công nhận xã nông thôn mới trong năm 2015.
Chăn nuôi đang trở thành ngành sản xuất chính
Trên cơ sở những thành quả đó, giai đoạn 2015 - 2020 ngành nông nghiệp huyện Lục Yên phấn đấu nâng tổng sản lượng lương thực có hạt lên 59.548 tấn, đàn trâu đạt 19.250 con, đàn lợn trên 102 nghìn con, đàn gia cầm 908 nghìn con, trồng rừng mới mỗi năm đạt 2.000 ha, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa với mũi nhọn là cây lúa và cây cam, quýt, xây dựng vùng sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP; xây dựng vùng chăn nuôi tập trung chủ lực là đàn lợn và gia cầm... "Về những giải pháp cơ bản để đạt được mục tiêu này, trước hết ngành xác định sản xuất nông nghiệp hàng hóa phải dựa trên cơ sở phát huy thế mạnh của địa phương, tập trung tuyên truyền để người dân và chính quyền các cấp nhận thức rõ đây là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế từ nay đến năm 2020, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Những kết quả đạt được trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010 - 2015 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong sản xuất nông - lâm nghiệp, là cơ sở để nền kinh tế nông nghiệp của huyện phát triển vững chắc trong thời gian tới, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.
1770 lượt xem
(Theo Trang TTĐT huyện Lục Yên)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, triển khai có hiệu quả các chủ trương chính sách nông nghiệp - nông dân - nông thôn, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên đã giành được nhiều kết quả đáng khích lệ, đảm bảo an ninh lương thực cho người dân, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
Trong giai đoạn 2010 - 2015, mặc dù tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm nhưng giá trị sản xuất vẫn tăng theo từng năm, đến năm 2015 giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản toàn huyện đạt 740 tỷ đồng, sản xuất nông, lâm nghiệp cơ bản đã chuyển dịch theo hướng hàng hóa. Chỉ chiếm khoảng 23% tỷ trọng, song nông nghiệp vẫn tiếp tục giữ vững vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của huyện Lục Yên.
Hàng năm, sản xuất lương thực có hạt luôn đạt kế hoạch đề ra, đến năm 2015, dự kiến tổng sản lượng lương thực có hạt của huyện đạt 56.718 tấn, tăng 13 % so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010 - 2015. Lĩnh vực chăn nuôi đã có hướng đi mới, nhờ áp dụng có trọng tâm một số cơ chế, chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất, đã khuyến khích các hộ chăn nuôi mở rộng quy mô sản xuất, chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa và phát triển bền vững. Tổng đàn trâu của huyện Lục Yên hiện có 18.000 con, đàn lợn có hơn 92.000 con, đàn gia cầm có 850.000 con. So với đầu nhiệm kỳ đàn gia súc giảm do diện tích bãi chăn thả bị thu hẹp và việc đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, tuy nhiên đàn lợn và gia cầm lại tăng mạnh và đang chuyển dịch nhanh sang hướng chăn nuôi hàng hóa. Công tác thú y, bảo vệ đàn vật nuôi được thực hiện tốt, đặc biệt là công tác phòng chống dịch bệnh được tập trung chỉ đạo quyết liệt, ngăn chặn dịch bệnh lây từ tỉnh ngoài vào. Vì vậy, từ năm 2010 đến nay, mặc dù tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn cả nước diễn biến phức tạp nhưng tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện được kiểm soát chặt chẽ, dịch bệnh không lây lan ra diện rộng.
Nhiều giống ngô mới được gieo trồng trên đất gò đồi.
Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn huyện được đầu tư xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp và kiên cố hóa, nhất là hệ thống kênh mương nội đồng, góp phần không nhỏ trong việc từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi, phục vụ nhu cầu sản xuất, cấp nước sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2010 đến nay, huyện đã xây dựng được 135 công trình thủy lợi, trong đó có 2 công trình lớn, còn lại là công trình vừa và nhỏ, góp phần nâng diện tích gieo trồng lúa 2 vụ được tưới tiêu lên 6.970 ha, đáp ứng 82,7% diện tích canh tác lúa trên địa bàn huyện.
Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu cây trồng và mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa; năng suất cây trồng không ngừng tăng do áp dụng tiến bộ mới về giống và kỹ thuật thâm canh. Huyện đã xác định các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực có lợi thế phát triển, có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, đạt giá trị kinh tế cao gồm: lúa, ngô, lạc, khoai tím, đậu tương, cam quýt, cây chè, cây nguyên liệu giấy, con trâu, con lợn, con cá và các loại gia cầm. Qua đó đã quy hoạch hình thành các vùng sản xuất tập trung như: vùng lúa thâm canh trên 1.000 ha, vùng ngô 3.500 ha, xây dựng các mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa hiện có 166 cơ sở chăn nuôi tập trung, đàn gia súc tăng trung bình 3,6%/năm. Hàng năm xây dựng và thực hiện đúng các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thông qua: Chương trình 135, chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn ngân sách của tỉnh, của huyện, chương trình giảm nghèo từ nguồn vốn Ngân hàng Thế giới... Sản xuất lâm nghiệp của huyện đã có bước phát triển khá, tổng diện tích rừng được trồng mới trong 5 năm đạt 11.230 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 67%. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được các đơn vị, địa phương tích cực hưởng ứng thực hiện. Đến nay, toàn huyện đã có 5 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên, riêng xã Liễu Đô dự kiến sẽ hoàn thành 19 tiêu chí và đề nghị công nhận xã nông thôn mới trong năm 2015.
Chăn nuôi đang trở thành ngành sản xuất chính
Trên cơ sở những thành quả đó, giai đoạn 2015 - 2020 ngành nông nghiệp huyện Lục Yên phấn đấu nâng tổng sản lượng lương thực có hạt lên 59.548 tấn, đàn trâu đạt 19.250 con, đàn lợn trên 102 nghìn con, đàn gia cầm 908 nghìn con, trồng rừng mới mỗi năm đạt 2.000 ha, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa với mũi nhọn là cây lúa và cây cam, quýt, xây dựng vùng sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP; xây dựng vùng chăn nuôi tập trung chủ lực là đàn lợn và gia cầm... "Về những giải pháp cơ bản để đạt được mục tiêu này, trước hết ngành xác định sản xuất nông nghiệp hàng hóa phải dựa trên cơ sở phát huy thế mạnh của địa phương, tập trung tuyên truyền để người dân và chính quyền các cấp nhận thức rõ đây là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế từ nay đến năm 2020, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Những kết quả đạt được trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010 - 2015 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong sản xuất nông - lâm nghiệp, là cơ sở để nền kinh tế nông nghiệp của huyện phát triển vững chắc trong thời gian tới, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.