CTTĐT - Sau khi được Chính phủ phê duyệt chương trình tín dụng cho vay đối với hộ cận nghèo, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên đã nhanh chóng triển khai đến người dân. Sau 2 năm đi vào thực hiện, đồng vốn ưu đãi đã mở ra ra cơ hội “bứt phá” cho các hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Lục Yên.
Anh Hoàng Văn Điền cho biết nhờ vốn vay ưu đãi gia đình có cơ hội bứt phá vươn lên
Gia đình chị Hoàng Thị Toán ở thôn Kha Bán, xã Liễu Đô là một hộ gia đình cận nghèo. Nhà có 6 khẩu, cuộc sống trước đây vốn chỉ trông vào 5 sào lúa, chịu khó đầu tư chăm sóc và gặp thời tiết thuận lợi thì đủ ăn, năm nào hạn hán, sâu bệnh gia đình lại rơi vào cảnh thiếu đói. Thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất, không có việc làm kiếm thêm thu nhập nên cuộc sống gia đình cứ luẩn quẩn trong nỗi lo “cơm - áo - gạo - tiền”. Hai đứa con ngày càng lớn lên, các khoản chi tiêu trong gia đình cũng ngày càng tăng, nghĩ về tương lai anh chị vô cùng lo lắng. Năm 2014 được sự quan tâm của Nhà nước, gia đình chị đã được vay 25 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên. Có vốn gia đình chị đã mua ngay một con trâu, còn lại xây chuồng trại chăn nuôi lợn. Niềm mơ ước có được “đầu cơ nghiệp” bấy lâu nay đã trở thành hiện thực, gia đình anh chị đã tận dụng mọi thời gian để chăm sóc trâu, mùa đông thì làm chuồng kín gió, chịu khó đi cắt cỏ về chuồng cho trâu ăn, mong trâu sớm sinh sản. Cùng lúc anh chị đã sử dụng linh hoạt nguồn vốn còn lại mua một lợn nái sinh sản, khi lợn đẻ gia đình để lại nuôi và bán lợn thịt. Nhờ chăm sóc chu đáo nên đàn lợn gia đình phát triển nhanh, sớm cho xuất chuồng. Đến nay gia đình chị đã bán được 3 lứa lợn thịt; không phải mất tiền mua con giống, nên trừ chi phí mỗi lứa cũng cho thu lãi trên 7 triệu đồng. Số tiền lãi thu được một phần anh chị trang trải cuộc sống sinh hoạt, đầu tư cho các con ăn học, đồng thời dành dụm để trả lãi và gốc theo kỳ hạn. Chị Toán phấn khởi cho biết: “Nếu không có đồng vốn ưu đãi gia đình tôi không bao giờ dám nghĩ đến con trâu và những khoản thu nhập tiền triệu đồng. Gia đình sẽ cố gắng chăm sóc thật tốt con trâu và đàn lợn, tích cóp đủ vốn trả gốc và từ đây sẽ vươn lên tạo dựng một cuộc sống khấm khá hơn”.
Còn với gia đình anh Hoàng Văn Điền ở thôn Chính Quân, xã Liễu Đô, cũng là một hộ gia đình cận nghèo. Nhà có 5 khẩu, bao gồm 2 vợ chồng và 3 đứa con. Đứa lớn đang theo học đại học, đứa sau khi tốt nghiệp cấp 3 không có điều kiện học lên cao nên đã đi làm công nhân dưới Hà Nội; còn đứa con út đang theo học cấp III. Những năm qua, anh chị cũng đã tích cực phát triển chăn nuôi trâu và dê nhưng số lượng ít nên thu nhập rất thấp. Con cái đi học nên cuộc sống ngày càng eo hẹp, anh chị rất lo lắng cho tương lai của các con. Năm 2015 nhờ được vay 30 triệu đồng từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, gia đình anh chị đã mua thêm 1 con trâu; sửa sang lại chuồng trại và tăng đàn dê lên 14 con. Nhờ có vốn vay anh chị lại càng có thêm động lực, hăng say lao động, tích cực chăm sóc trâu và dê. Anh Điền tâm sự: “Chăn nuôi nhỏ lẻ cho thu nhập rất thấp, nhờ có vốn vay với lãi suất thấp như vậy gia đình tôi đã có cơ hội mở rộng phát triển chăn nuôi. Đây là một nguồn vốn rất có ý nghĩa, sẽ tạo đà cho gia đình tôi “bứt phát” đi lên”.
Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên đã nhanh chóng triển khai chương trình cho vay đối với hộ cận nghèo đến với người dân. Tăng cường tập huấn cho cán bộ làm công tác tín dụng tại các xã, hướng dẫn cách bình xét, lựa chọn các hộ có đủ điều kiện được vay vốn. Tiến hành thẩm tra, xác minh cụ thể, đảm bảo đồng vốn đến đúng đối tượng; quá trình giải ngân Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tổ chức kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của các hộ một cách chặt chẽ, đảm bảo nguồn vốn phát huy hiệu quả tích cực. Đôn đốc nộp lãi suất và gốc đúng kỳ hạn; tránh tình trạng xâm tiêu ở các tổ tiết kiệm vay vốn. Theo thống kê của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên tính đến cuối tháng 6 năm 2015, toàn huyện đã có trên 1.200 hộ cận nghèo được vay vốn. Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Viết Tân - Phó Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lục Yên cho biết: “Đây là một chương trình tín dụng mới, tuy nhiên đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân. Các hộ vay vốn chủ yếu là để mở rộng phát triển chăn nuôi, trồng rừng. Người dân có ý thức nộp lãi suất đúng kỳ hạn. Qua công tác kiểm tra tại cơ sở, vốn cho hộ cận nghèo đang phát huy hiệu quả tích cực, nhiều hộ đã có đủ khả năng trả cả gốc lẫn lãi”.
Tuy đồng vốn không lớn, nhưng với lãi suất thấp, đã tạo điều kiện cho nhiều hộ gia đình đang khó khăn về nguồn vốn được giải tỏa “cơn khát” của mình. Mạnh dạn đầu tư mở rộng chăn nuôi, sản xuất, từng bước vươn lên tạo dựng nền kinh tế gia đình bền vững hơn./
1579 lượt xem
Triệu Huấn - Đài TT.TH huyện Lục Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau khi được Chính phủ phê duyệt chương trình tín dụng cho vay đối với hộ cận nghèo, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên đã nhanh chóng triển khai đến người dân. Sau 2 năm đi vào thực hiện, đồng vốn ưu đãi đã mở ra ra cơ hội “bứt phá” cho các hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Lục Yên.
Gia đình chị Hoàng Thị Toán ở thôn Kha Bán, xã Liễu Đô là một hộ gia đình cận nghèo. Nhà có 6 khẩu, cuộc sống trước đây vốn chỉ trông vào 5 sào lúa, chịu khó đầu tư chăm sóc và gặp thời tiết thuận lợi thì đủ ăn, năm nào hạn hán, sâu bệnh gia đình lại rơi vào cảnh thiếu đói. Thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất, không có việc làm kiếm thêm thu nhập nên cuộc sống gia đình cứ luẩn quẩn trong nỗi lo “cơm - áo - gạo - tiền”. Hai đứa con ngày càng lớn lên, các khoản chi tiêu trong gia đình cũng ngày càng tăng, nghĩ về tương lai anh chị vô cùng lo lắng. Năm 2014 được sự quan tâm của Nhà nước, gia đình chị đã được vay 25 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên. Có vốn gia đình chị đã mua ngay một con trâu, còn lại xây chuồng trại chăn nuôi lợn. Niềm mơ ước có được “đầu cơ nghiệp” bấy lâu nay đã trở thành hiện thực, gia đình anh chị đã tận dụng mọi thời gian để chăm sóc trâu, mùa đông thì làm chuồng kín gió, chịu khó đi cắt cỏ về chuồng cho trâu ăn, mong trâu sớm sinh sản. Cùng lúc anh chị đã sử dụng linh hoạt nguồn vốn còn lại mua một lợn nái sinh sản, khi lợn đẻ gia đình để lại nuôi và bán lợn thịt. Nhờ chăm sóc chu đáo nên đàn lợn gia đình phát triển nhanh, sớm cho xuất chuồng. Đến nay gia đình chị đã bán được 3 lứa lợn thịt; không phải mất tiền mua con giống, nên trừ chi phí mỗi lứa cũng cho thu lãi trên 7 triệu đồng. Số tiền lãi thu được một phần anh chị trang trải cuộc sống sinh hoạt, đầu tư cho các con ăn học, đồng thời dành dụm để trả lãi và gốc theo kỳ hạn. Chị Toán phấn khởi cho biết: “Nếu không có đồng vốn ưu đãi gia đình tôi không bao giờ dám nghĩ đến con trâu và những khoản thu nhập tiền triệu đồng. Gia đình sẽ cố gắng chăm sóc thật tốt con trâu và đàn lợn, tích cóp đủ vốn trả gốc và từ đây sẽ vươn lên tạo dựng một cuộc sống khấm khá hơn”.
Còn với gia đình anh Hoàng Văn Điền ở thôn Chính Quân, xã Liễu Đô, cũng là một hộ gia đình cận nghèo. Nhà có 5 khẩu, bao gồm 2 vợ chồng và 3 đứa con. Đứa lớn đang theo học đại học, đứa sau khi tốt nghiệp cấp 3 không có điều kiện học lên cao nên đã đi làm công nhân dưới Hà Nội; còn đứa con út đang theo học cấp III. Những năm qua, anh chị cũng đã tích cực phát triển chăn nuôi trâu và dê nhưng số lượng ít nên thu nhập rất thấp. Con cái đi học nên cuộc sống ngày càng eo hẹp, anh chị rất lo lắng cho tương lai của các con. Năm 2015 nhờ được vay 30 triệu đồng từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, gia đình anh chị đã mua thêm 1 con trâu; sửa sang lại chuồng trại và tăng đàn dê lên 14 con. Nhờ có vốn vay anh chị lại càng có thêm động lực, hăng say lao động, tích cực chăm sóc trâu và dê. Anh Điền tâm sự: “Chăn nuôi nhỏ lẻ cho thu nhập rất thấp, nhờ có vốn vay với lãi suất thấp như vậy gia đình tôi đã có cơ hội mở rộng phát triển chăn nuôi. Đây là một nguồn vốn rất có ý nghĩa, sẽ tạo đà cho gia đình tôi “bứt phát” đi lên”.
Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên đã nhanh chóng triển khai chương trình cho vay đối với hộ cận nghèo đến với người dân. Tăng cường tập huấn cho cán bộ làm công tác tín dụng tại các xã, hướng dẫn cách bình xét, lựa chọn các hộ có đủ điều kiện được vay vốn. Tiến hành thẩm tra, xác minh cụ thể, đảm bảo đồng vốn đến đúng đối tượng; quá trình giải ngân Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tổ chức kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của các hộ một cách chặt chẽ, đảm bảo nguồn vốn phát huy hiệu quả tích cực. Đôn đốc nộp lãi suất và gốc đúng kỳ hạn; tránh tình trạng xâm tiêu ở các tổ tiết kiệm vay vốn. Theo thống kê của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên tính đến cuối tháng 6 năm 2015, toàn huyện đã có trên 1.200 hộ cận nghèo được vay vốn. Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Viết Tân - Phó Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lục Yên cho biết: “Đây là một chương trình tín dụng mới, tuy nhiên đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân. Các hộ vay vốn chủ yếu là để mở rộng phát triển chăn nuôi, trồng rừng. Người dân có ý thức nộp lãi suất đúng kỳ hạn. Qua công tác kiểm tra tại cơ sở, vốn cho hộ cận nghèo đang phát huy hiệu quả tích cực, nhiều hộ đã có đủ khả năng trả cả gốc lẫn lãi”.
Tuy đồng vốn không lớn, nhưng với lãi suất thấp, đã tạo điều kiện cho nhiều hộ gia đình đang khó khăn về nguồn vốn được giải tỏa “cơn khát” của mình. Mạnh dạn đầu tư mở rộng chăn nuôi, sản xuất, từng bước vươn lên tạo dựng nền kinh tế gia đình bền vững hơn./