CTTĐT – Ngày hội “Pay tái” có nghĩa là đi tết nhà ngoại, một phong tục đẹp của dân tộc Tày ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Đây là tết truyền thống có từ lâu đời của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng được tổ chức vào ngày 14,15 tháng Bảy âm lịch. Đây là dịp để con rể, cháu ngoại dâng lễ vật cúng tổ tiên bên ngoại, cũng là dịp để con gái sau khi đi lấy chồng trở về tri ân, báo hiếu công ơn cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục.
Pay Tái nét đẹp trong phong tục của người dân tộc Tày xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
Theo phong tục truyền thống từ bao đời nay, người Tày, Nùng quan niệm rằng, những người phụ nữ sau khi đi lấy chồng, quanh năm phải cùng chồng con lo toan việc làm ăn ở nhà chồng. Do vậy, cứ mỗi dịp rằm tháng bảy hàng năm, là đồng bào dân tộc Tày huyện Lục Yên nói chung và đặc biệt là đồng bào dân tộc Tày trên địa bàn xã Lâm Thượng nói riêng đều tổ chức tết rằm tháng Bảy. Đó là tết lớn thứ hai sau tết Nguyên Đán, đây là một trong những phong tục tập quán thể hiện những nét đẹp trong văn hóa truyền thống dân tộc Tày, tạo nên một bức tranh văn hóa độc đáo với nhiều sắc thái khác nhau.
Người Tày - Nùng quan niệm rằng, những người phụ nữ sau khi đi lấy chồng, quanh năm phải cùng chồng con lo toan việc làm ăn ở nhà chồng và phải quán xuyến hương khói thờ phụng ông, bà, tổ tiên nhà chồng. Chính vì vậy, cứ đến ngày rằm tháng Bảy hằng năm, là dịp người phụ nữ cùng chồng, con sắm lễ vật trở về nhà bố mẹ đẻ, tự tay chăm sóc cho cha mẹ của mình. Đây cũng là dịp chàng rể thể hiện những tấm lòng biết ơn cha mẹ vợ của mình đã có công sinh thành nuôi dưỡng và vất vả khó nhọc chăm sóc con gái đến khi trưởng thành để mình kết duyên thành vợ chồng. Để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn của con rể đối với bố, mẹ vợ. Cứ đến ngày 14,15 tháng 7 Âm lịch hàng năm, các gia đình dân tộc Tày lại tạm gác mọi công việc đồng áng để chuẩn bị ăn Tết rằm tháng Bảy. Con rể người Tày, dù ở bản xa nào đó cũng chuẩn bị đồ lễ để “Pay Tái”.
Ngày hội Pay Tái đã trở thành nét đẹp của đồng bào dân tộc Tày, Nùng xã Lâm Thượng, già, trẻ, gái, trai, người người, nhà nhà, đều đi tết nhà ngoại, tạo nên không khí của ngày hội rất vui và nhộn nhịp.
Trong ngày lễ tết, gia đình thường mời anh em họ hàng trong dòng tộc và bác trưởng họ đến tham dự. Bác trưởng họ là người lớn tuổi, có uy tín và có địa vị cao nhất trong dòng họ của gia đình.
Trong dịp này, người phụ nữ cùng người chồng sửa soạn lễ cúng tạ ơn ông bà tổ tiên trước khi về nhà ngoại, lễ vật thường mang theo là vịt, chục bánh gai, bánh chuối (Tiếng Tày Pẻng Ít), rượu men lá, để biếu bố mẹ, anh em họ hàng và mang theo chút bánh kẹo làm quà cho các cháu. Đây là dịp con cái báo hiếu cha mẹ bằng những việc làm cụ thể như giặt giũ, may vá quần áo cho bố mẹ, giúp cha mẹ hoàn thành những tâm nguyện trong cuộc sống.
Việc này không chỉ thể hiện sự báo hiếu cha mẹ đẻ của con gái, mà còn là dịp để chàng rể thể hiện tấm lòng biết ơn cha mẹ vợ đã vất vả sinh thành và dưỡng dục cho cô gái mà mình lấy về làm vợ.
Theo phong tục của người Tày huyện Lục Yên nói chung và người Tày xã Lâm Thượng nói riêng, trong ngày lễ thường có 1 mâm cúng đầy đủ với những món ăn nổi tiếng như: pẻng ít, thịt vịt, cá bỗng nướng, mọc vịt hay còn gọi là mooc pất, canh măng mai... là những món ăn không thể thiếu trong dịp rằm tháng 7.
Khi bày xong mâm cúng, bác Trưởng họ khấn: ngày hôm nay là ngày rằm tháng 7, các con các cháu, sắm đủ các lễ vật dâng lên tổ tiên, để mong tổ tiên phù hộ cho các con các cháu được khoẻ mạnh, làm ăn gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mùa màng tưới tốt, gia đình luôn được ấm no hạnh phúc.
Sau khi thắp hương cúng lễ mời ông bà tổ tiên xuống nhận xong thì các con các cháu các thành viên trong gia đình cùng quây quần bên mâm cơm để chúc sức khỏe bố mẹ và những người thân trong gia đình.
Bên cạnh phần lễ, các trò chơi dân gian cũng góp phần làm nên ngày hội thêm vui tươi, phấn khởi như: thi gói bánh, thi đan xoỏng đựng đồ lễ "Pay Tái”, thi đánh quay, vá yến cùng nhiều trò chơi dân gian khác như: đẩy gậy, kéo co, ném còn, đi cà kheo, bịt mắt bắt vịt... trong số các trò chơi dân gian ấy phải kể đến là trò tức kháng hay còn gọi là đánh quay. Trò chơi được chơi phổ biến của người dân tộc Tày trong các dịp lễ, tết.
( Vợ chồng cùng các con sắm lễ vật trở về nhà ngoại trong ngày Hội Pay Tái – Người dân tổ chức các trò chơi dân gian trong dịp lễ hội, một phong tục đẹp của dân tộc Tày ở huyện Lục Yên)
Sau khi cả gia đình thụ lộc và chơi một số trò chơi dân gian thì cùng nhau chuẩn bị những bộ váy áo mới nhất, đẹp nhất để tham gia tham gia hội làng. Tham dự hội làng, các bà, các mẹ, các chị, các em khoác trên mình bộ váy áo trang sức truyền thống với chiếc nón lá được làm từ lá cọ. Lá cọ để làm nón phải là lá bánh tẻ, khi lấy lá về thì phải hơ qua lửa rồi đem phơi sương 2 đến 3 đêm cho lá khô và phai hết màu xanh. Lá càng trắng làm nón càng đẹp. Chiếc nón là vật phẩm gần gũi với người phụ nữ dân tộc Tày từ bao đời nay và trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống, đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày.
Từ xa xưa vào mỗi dịp rằm tháng Bảy, các thành viên trong mỗi gia đình cũng như các hộ gia đình dân tộc Tày, Nùng trong làng, trong bản đều nô nức rủ nhau đi chảy hội, cùng nhau nhảy múa hát ca tạo nên sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng dân tộc Tày, Nùng. Với phong tục ý nghĩa nhân văn, bày tỏ lòng hiếu kính của chàng rể và con gái với cha mẹ, đồng thời nhằm giữ gìn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào người Tày, Nùng nơi Miền Đất Ngọc. Từ năm 2022, vào dịp rằm tháng 7 âm lịch, xã Lâm Thượng tổ chức ngày hội Pay Tái, được nhân dân trong vùng ủng hộ, nô nức tham gia với niềm tự hào, phấn khởi, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài huyện đến tìm hiểu, trải nghiệm.
Dịp này, du khách còn được tham quan, mua sắm tại gian hàng trưng bày sản phẩm đặc trưng của địa phương. Đến với Lâm Thượng - vùng đất cảnh quan thiên nhiên thơ mộng và kỳ vĩ tạo nên bởi địa hình núi đá vôi, người dân còn được tham gia các hoạt động trải nghiệm: leo núi, khám phá hang động, tắm suối mát; thưởng thức các đặc sản ẩm thực nổi tiếng như vịt bầu, cá bỗng... và cùng đón xem, cùng tham gia các hoạt động các trò chơi dân gian diễn ra trong lệ hội.
Việc tổ chức Ngày hội "Pay Tái” nhằm khơi dậy, giữ gìn giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Tày, Nùng của "vùng đất Ngọc" Lục Yên đồng thời giáo dục con người về lòng biết ơn, hiếu nghĩa với cha mẹ,tinh thần đoàn kết dân tộc, cổ vũ nhân dân tích cực tham gia, đóng góp các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước tại cộng đồng.
380 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Ngày hội “Pay tái” có nghĩa là đi tết nhà ngoại, một phong tục đẹp của dân tộc Tày ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Đây là tết truyền thống có từ lâu đời của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng được tổ chức vào ngày 14,15 tháng Bảy âm lịch. Đây là dịp để con rể, cháu ngoại dâng lễ vật cúng tổ tiên bên ngoại, cũng là dịp để con gái sau khi đi lấy chồng trở về tri ân, báo hiếu công ơn cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục.Theo phong tục truyền thống từ bao đời nay, người Tày, Nùng quan niệm rằng, những người phụ nữ sau khi đi lấy chồng, quanh năm phải cùng chồng con lo toan việc làm ăn ở nhà chồng. Do vậy, cứ mỗi dịp rằm tháng bảy hàng năm, là đồng bào dân tộc Tày huyện Lục Yên nói chung và đặc biệt là đồng bào dân tộc Tày trên địa bàn xã Lâm Thượng nói riêng đều tổ chức tết rằm tháng Bảy. Đó là tết lớn thứ hai sau tết Nguyên Đán, đây là một trong những phong tục tập quán thể hiện những nét đẹp trong văn hóa truyền thống dân tộc Tày, tạo nên một bức tranh văn hóa độc đáo với nhiều sắc thái khác nhau.
Người Tày - Nùng quan niệm rằng, những người phụ nữ sau khi đi lấy chồng, quanh năm phải cùng chồng con lo toan việc làm ăn ở nhà chồng và phải quán xuyến hương khói thờ phụng ông, bà, tổ tiên nhà chồng. Chính vì vậy, cứ đến ngày rằm tháng Bảy hằng năm, là dịp người phụ nữ cùng chồng, con sắm lễ vật trở về nhà bố mẹ đẻ, tự tay chăm sóc cho cha mẹ của mình. Đây cũng là dịp chàng rể thể hiện những tấm lòng biết ơn cha mẹ vợ của mình đã có công sinh thành nuôi dưỡng và vất vả khó nhọc chăm sóc con gái đến khi trưởng thành để mình kết duyên thành vợ chồng. Để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn của con rể đối với bố, mẹ vợ. Cứ đến ngày 14,15 tháng 7 Âm lịch hàng năm, các gia đình dân tộc Tày lại tạm gác mọi công việc đồng áng để chuẩn bị ăn Tết rằm tháng Bảy. Con rể người Tày, dù ở bản xa nào đó cũng chuẩn bị đồ lễ để “Pay Tái”.
Ngày hội Pay Tái đã trở thành nét đẹp của đồng bào dân tộc Tày, Nùng xã Lâm Thượng, già, trẻ, gái, trai, người người, nhà nhà, đều đi tết nhà ngoại, tạo nên không khí của ngày hội rất vui và nhộn nhịp.
Trong ngày lễ tết, gia đình thường mời anh em họ hàng trong dòng tộc và bác trưởng họ đến tham dự. Bác trưởng họ là người lớn tuổi, có uy tín và có địa vị cao nhất trong dòng họ của gia đình.
Trong dịp này, người phụ nữ cùng người chồng sửa soạn lễ cúng tạ ơn ông bà tổ tiên trước khi về nhà ngoại, lễ vật thường mang theo là vịt, chục bánh gai, bánh chuối (Tiếng Tày Pẻng Ít), rượu men lá, để biếu bố mẹ, anh em họ hàng và mang theo chút bánh kẹo làm quà cho các cháu. Đây là dịp con cái báo hiếu cha mẹ bằng những việc làm cụ thể như giặt giũ, may vá quần áo cho bố mẹ, giúp cha mẹ hoàn thành những tâm nguyện trong cuộc sống.
Việc này không chỉ thể hiện sự báo hiếu cha mẹ đẻ của con gái, mà còn là dịp để chàng rể thể hiện tấm lòng biết ơn cha mẹ vợ đã vất vả sinh thành và dưỡng dục cho cô gái mà mình lấy về làm vợ.
Theo phong tục của người Tày huyện Lục Yên nói chung và người Tày xã Lâm Thượng nói riêng, trong ngày lễ thường có 1 mâm cúng đầy đủ với những món ăn nổi tiếng như: pẻng ít, thịt vịt, cá bỗng nướng, mọc vịt hay còn gọi là mooc pất, canh măng mai... là những món ăn không thể thiếu trong dịp rằm tháng 7.
Khi bày xong mâm cúng, bác Trưởng họ khấn: ngày hôm nay là ngày rằm tháng 7, các con các cháu, sắm đủ các lễ vật dâng lên tổ tiên, để mong tổ tiên phù hộ cho các con các cháu được khoẻ mạnh, làm ăn gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mùa màng tưới tốt, gia đình luôn được ấm no hạnh phúc.
Sau khi thắp hương cúng lễ mời ông bà tổ tiên xuống nhận xong thì các con các cháu các thành viên trong gia đình cùng quây quần bên mâm cơm để chúc sức khỏe bố mẹ và những người thân trong gia đình.
Bên cạnh phần lễ, các trò chơi dân gian cũng góp phần làm nên ngày hội thêm vui tươi, phấn khởi như: thi gói bánh, thi đan xoỏng đựng đồ lễ "Pay Tái”, thi đánh quay, vá yến cùng nhiều trò chơi dân gian khác như: đẩy gậy, kéo co, ném còn, đi cà kheo, bịt mắt bắt vịt... trong số các trò chơi dân gian ấy phải kể đến là trò tức kháng hay còn gọi là đánh quay. Trò chơi được chơi phổ biến của người dân tộc Tày trong các dịp lễ, tết.
( Vợ chồng cùng các con sắm lễ vật trở về nhà ngoại trong ngày Hội Pay Tái – Người dân tổ chức các trò chơi dân gian trong dịp lễ hội, một phong tục đẹp của dân tộc Tày ở huyện Lục Yên)
Sau khi cả gia đình thụ lộc và chơi một số trò chơi dân gian thì cùng nhau chuẩn bị những bộ váy áo mới nhất, đẹp nhất để tham gia tham gia hội làng. Tham dự hội làng, các bà, các mẹ, các chị, các em khoác trên mình bộ váy áo trang sức truyền thống với chiếc nón lá được làm từ lá cọ. Lá cọ để làm nón phải là lá bánh tẻ, khi lấy lá về thì phải hơ qua lửa rồi đem phơi sương 2 đến 3 đêm cho lá khô và phai hết màu xanh. Lá càng trắng làm nón càng đẹp. Chiếc nón là vật phẩm gần gũi với người phụ nữ dân tộc Tày từ bao đời nay và trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống, đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày.
Từ xa xưa vào mỗi dịp rằm tháng Bảy, các thành viên trong mỗi gia đình cũng như các hộ gia đình dân tộc Tày, Nùng trong làng, trong bản đều nô nức rủ nhau đi chảy hội, cùng nhau nhảy múa hát ca tạo nên sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng dân tộc Tày, Nùng. Với phong tục ý nghĩa nhân văn, bày tỏ lòng hiếu kính của chàng rể và con gái với cha mẹ, đồng thời nhằm giữ gìn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào người Tày, Nùng nơi Miền Đất Ngọc. Từ năm 2022, vào dịp rằm tháng 7 âm lịch, xã Lâm Thượng tổ chức ngày hội Pay Tái, được nhân dân trong vùng ủng hộ, nô nức tham gia với niềm tự hào, phấn khởi, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài huyện đến tìm hiểu, trải nghiệm.
Dịp này, du khách còn được tham quan, mua sắm tại gian hàng trưng bày sản phẩm đặc trưng của địa phương. Đến với Lâm Thượng - vùng đất cảnh quan thiên nhiên thơ mộng và kỳ vĩ tạo nên bởi địa hình núi đá vôi, người dân còn được tham gia các hoạt động trải nghiệm: leo núi, khám phá hang động, tắm suối mát; thưởng thức các đặc sản ẩm thực nổi tiếng như vịt bầu, cá bỗng... và cùng đón xem, cùng tham gia các hoạt động các trò chơi dân gian diễn ra trong lệ hội.
Việc tổ chức Ngày hội "Pay Tái” nhằm khơi dậy, giữ gìn giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Tày, Nùng của "vùng đất Ngọc" Lục Yên đồng thời giáo dục con người về lòng biết ơn, hiếu nghĩa với cha mẹ,tinh thần đoàn kết dân tộc, cổ vũ nhân dân tích cực tham gia, đóng góp các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước tại cộng đồng.