Thực hiện chương trình Dự án Ngân hàng bò theo Trung ương Hội chữ thập Đỏ Việt Nam phát động, năm 2014 thành phố được nhận hỗ trợ nguồn kinh phí để trao 8 bò giống cho hộ hội viên Chữ thập đỏ thuộc diện hộ nghèo. Đến nay, qua triển khai chương trình đã thực sự tiếp thêm động lực cho hộ hội viên nghèo, vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật chăn nuôi, tại một số hội cơ sở các hộ được hưởng lợi từ dự án đã không duy trì được nguồn lực hỗ trợ, hiệu quả đem lại từ Dự án chưa cao, chưa phát huy được mục tiêu đề án đề ra.
Chị Nguyễn Thanh Xuân, phường Nam Cường chăm sóc con bò nái của gia đình trong thời gian sắp sinh bê con
Hộ gia đình ông Đặng Văn Chính tổ dân phố cầu Đền, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái được biết đến là một hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn của phường, tuổi cao sức khỏe yếu, thu nhập thấp, điều kiện kinh tế gia đình hết sức khó khăn. Nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện để gia đình ông Chính có tư liệu sản xuất vươn lên thoát nghèo, năm 2015, sau khi xét đề nghị từ cơ sở Hội Chữ thập đỏ phường, Hội chữ thập đỏ thành phố đã triển khai hỗ trợ số tiền 10 triệu đồng, cùng với vay mượn thêm gia đình ông Chính đã mua được một con bò giống sinh sản. Được nhận nguồn vốn hỗ trợ mua Bò giống từ chương trình “Dự án Ngân hàng bò” đã tiếp thêm động lực cho gia đình ông nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Ông Chính chia sẻ: “Từ khi nhận hỗ trợ từ dự án “Ngân hàng bò” được nuôi một con bò, gia đình tôi rất phấn khởi và tích cực chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển kinh tế gia đình. Đặc biệt sau thời gian nuôi con bò đã sinh ra một con bê, gia đình tôi đã chuyển giao cho một hộ nghèo như tôi. Và sau khi nuôi bò, kinh tế gia đình phát triển khá hơn trước và gia đình tôi đã được thoát nghèo. Chúng tôi mong muốn các cấp Hội tiếp tục phát triển thêm “Ngân hàng bò” này để nuôi chuyển giao trao cho hộ nghèo khác, cả cộng đồng có liên kết giúp đỡ chia sẻ cho hộ nghèo phát triển kinh tế vươn lên làm kinh tế khá giả như gia đình tôi.
Ý nghĩa nhân văn từ chương trình Dự án, là từ con bò giống sau khi nuôi nếu đẻ lứa đầu là bê cái thì hộ hưởng lợi sẽ được tiếp tục nuôi dưỡng, chăm sóc bê con thêm 6 tháng tuổi, sau đó chuyển giao con bê này cho hộ nghèo khác nuôi. Sau khi trao lứa bê đầu tiên, hộ hưởng lợi được hoàn toàn sở hữu bò giống. Và cứ tiếp tục theo chu trình như vậy, số lượng bò giống sẽ gia tăng, đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều gia đình nghèo trong địa phương được trợ giúp. Từ con bò giống 9 tháng tuổi sau gần 3 năm nuôi dưỡng, chăm sóc Bò đã sinh sản được 1 con bê. Theo quy định của dự án gia đình ông Chính nuôi con Bê được 6 tháng tuổi và trao cho một hộ nghèo khác trong phường. Hộ nghèo được nhận chuyển giao con Bò giống từ gia dình ông Chính là chị Nguyễn Thanh Xuân, tổ dân phố Cường Bắc. Gia đình Chị Xuân lại có một điều kiện hoàn cảnh khác, con trai lớn đang là trụ cột của gia đình mất do tai nạn lao động mất năm18 tuổi, con trai thứ hai còn bé. Tinh thần và sức khỏe của chị Xuân rất suy sụp. Trước đó, hai vợ chồng sức khỏe yếu và không có việc làm ổn định, chỉ đi làm thuê, làm mướn, có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, điều kiện hoàn cảnh hết sức khó khăn. Trong lúc khó khăn hoạn nạn như vậy, được nhận chuyển giao bò giống từ chương trình Dự án Ngân Hàng bò do Hội chữ thập đỏ thành phố trao đã tiếp thêm động lực cho chị nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Chị Nguyễn Thanh Xuân bày tỏ: “gia đình tôi xin đựơc cảm ơn các cấp, các ngành và chương trình Dự án đã quan tâm, cho gia đình tôi một con bò giống. Gia đình tôi rất là khó khăn, gia đình tôi đã mong muốn có một con bò để chăn dắt. Đến nay đựơc trao nhận con bò đã tiếp thêm động lực cho gia đình tôi vựot lên hoàn cảnh để chăm sóc tốt con bò để bò sinh sản, sớm trao cho hộ nghèo khác. Và gia đình cũng có điều kiện phát triển thêm thành một đàn bò chăm dắt, làm cho kinh tế gia đình khấm khá hơn.
Theo chương trình hỗ trợ từ Dự án, Hội Chữ thập đỏ phường Nam Cường đã làn tốt công tác rà soát và đề nghị hỗ trợ đúng đối tượng. Đồng thời tuyên truyên, vận động các hộ hội viên được nhận hỗ trợ tích cực chăm sóc, nuôi dưỡng để bò giống sinh sản ra những chú bê con để chuyển giao cho người khác. Đến nay, qua hơn 3 năm triển khai chương trình đã thực sự mang lại hiệu quả nhất định, góp phần thiết thực vào việc triển khai chính sách an sinh xã hội tại địa phương, tạo sinh kế thoát nghèo cho hộ hội viên nghèo.
Ông Nguyễn Đức Hải - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Nam Cường khẳng định: Với tinh thần chỉ đạo của Hội Chữ thập đỏ thành phố và mục tiêu Dự án hội viên cũng đã làm tốt việc chuyển giao con bê sinh sản đầu tiên cho hội viên nghèo khác. Hiện nay, một con bò đựoc chuyển giao đã mang bê con và dự kiến trao cho hộ nghèo khác vào năm 2018. Có thể khẳng định dự án “Ngân hàng bò” được triển khai tại địa phưong đã đem lại tinh thần với người dân đặc biệt là hội viên nghèo. Đây cũng là sự chia sẻ, động viên rất lớn của cộng đồng với sự nỗ lực vựơt khó vươn lên của những hội viên nghèo.
Thực hiện chương trình Dự án Ngân hàng bò theo Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam phát động, từ năm 2014 thành phố được nhận hỗ trợ nguồn kinh phí để trao 8 bò giống cho hộ hội viên nghèo. Đến nay, qua triển khai chương trình đã thực sự tiếp thêm động lực cho hộ hội viên nghèo, vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật chăn nuôi, điều kiện hoàn cảnh gặp rủi do hoạn nạn không có khả năng duy trì. Vì vậy, có hộ gia đình được nhận nguồn hỗ trợ còn để bò giống bị chết hoặc tai nạn thương tích trong nuôi dưỡng, phải đề nghị chuyển đổi sang chăn nuôi gia câm, song hiệu quả đem lại chưa cao, như tại xã, Văn Tiến, Âu Lâu cả 3 hộ được nhận hỗ trợ đều không duy trì được theo mục tiêu của dự án. Ông Vũ Ngọc Tiến, thôn Phú Nhuận, xã Âu Lâu bày tỏ: Nhận đựơc nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng bò, gia đình tôi đã đầu tư để mua đựoc con bò giống tốt. Và cũng cố gắng nuôi, nhưng do còn thiếu kỹ thuật chăm sóc, trong chăn nuôi con bò của gia đình đã bị chết do ăn nhiều sắn cao sản. Gia đình tôi mong muốn các cấp trên giúp đỡ cho vốn từ con bò đã bị chết để gia đình đầu tư chăn nuôi phát triển lại.
Đến nay, sau hơn 3 năm triển khai Dự án “Ngân Hàng bò” tại thành phố mới có thêm một hộ nghèo tại phường Nam Cường được nhận bò giống. Không thể phủ nhận ý nghĩa nhân văn từ chương trình Dự án mang lại cho những hộ nghèo, nhưng để Dự án triển khai có hiệu quả thì việc bình xét lựa chọn hộ nghèo có đủ điều kiện và đủ nguồn lực để có thể phát triển duy trì tốt nguồn vốn được hỗ trợ, thì ngoài sự nỗ lực của các hộ được hưởng lợi từ chương trình dự án thì việc đánh giá cụ thể chương trình dự án và có sự quan tâm hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho hộ nhận hỗ trợ nuôi bò giống sinh sản để chuyển giao cho hộ nghèo khác là rất cần thiết, qua đó, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
2148 lượt xem
Theo Trang TTĐT thành phố Yên Bái
Thực hiện chương trình Dự án Ngân hàng bò theo Trung ương Hội chữ thập Đỏ Việt Nam phát động, năm 2014 thành phố được nhận hỗ trợ nguồn kinh phí để trao 8 bò giống cho hộ hội viên Chữ thập đỏ thuộc diện hộ nghèo. Đến nay, qua triển khai chương trình đã thực sự tiếp thêm động lực cho hộ hội viên nghèo, vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật chăn nuôi, tại một số hội cơ sở các hộ được hưởng lợi từ dự án đã không duy trì được nguồn lực hỗ trợ, hiệu quả đem lại từ Dự án chưa cao, chưa phát huy được mục tiêu đề án đề ra.Hộ gia đình ông Đặng Văn Chính tổ dân phố cầu Đền, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái được biết đến là một hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn của phường, tuổi cao sức khỏe yếu, thu nhập thấp, điều kiện kinh tế gia đình hết sức khó khăn. Nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện để gia đình ông Chính có tư liệu sản xuất vươn lên thoát nghèo, năm 2015, sau khi xét đề nghị từ cơ sở Hội Chữ thập đỏ phường, Hội chữ thập đỏ thành phố đã triển khai hỗ trợ số tiền 10 triệu đồng, cùng với vay mượn thêm gia đình ông Chính đã mua được một con bò giống sinh sản. Được nhận nguồn vốn hỗ trợ mua Bò giống từ chương trình “Dự án Ngân hàng bò” đã tiếp thêm động lực cho gia đình ông nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Ông Chính chia sẻ: “Từ khi nhận hỗ trợ từ dự án “Ngân hàng bò” được nuôi một con bò, gia đình tôi rất phấn khởi và tích cực chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển kinh tế gia đình. Đặc biệt sau thời gian nuôi con bò đã sinh ra một con bê, gia đình tôi đã chuyển giao cho một hộ nghèo như tôi. Và sau khi nuôi bò, kinh tế gia đình phát triển khá hơn trước và gia đình tôi đã được thoát nghèo. Chúng tôi mong muốn các cấp Hội tiếp tục phát triển thêm “Ngân hàng bò” này để nuôi chuyển giao trao cho hộ nghèo khác, cả cộng đồng có liên kết giúp đỡ chia sẻ cho hộ nghèo phát triển kinh tế vươn lên làm kinh tế khá giả như gia đình tôi.
Ý nghĩa nhân văn từ chương trình Dự án, là từ con bò giống sau khi nuôi nếu đẻ lứa đầu là bê cái thì hộ hưởng lợi sẽ được tiếp tục nuôi dưỡng, chăm sóc bê con thêm 6 tháng tuổi, sau đó chuyển giao con bê này cho hộ nghèo khác nuôi. Sau khi trao lứa bê đầu tiên, hộ hưởng lợi được hoàn toàn sở hữu bò giống. Và cứ tiếp tục theo chu trình như vậy, số lượng bò giống sẽ gia tăng, đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều gia đình nghèo trong địa phương được trợ giúp. Từ con bò giống 9 tháng tuổi sau gần 3 năm nuôi dưỡng, chăm sóc Bò đã sinh sản được 1 con bê. Theo quy định của dự án gia đình ông Chính nuôi con Bê được 6 tháng tuổi và trao cho một hộ nghèo khác trong phường. Hộ nghèo được nhận chuyển giao con Bò giống từ gia dình ông Chính là chị Nguyễn Thanh Xuân, tổ dân phố Cường Bắc. Gia đình Chị Xuân lại có một điều kiện hoàn cảnh khác, con trai lớn đang là trụ cột của gia đình mất do tai nạn lao động mất năm18 tuổi, con trai thứ hai còn bé. Tinh thần và sức khỏe của chị Xuân rất suy sụp. Trước đó, hai vợ chồng sức khỏe yếu và không có việc làm ổn định, chỉ đi làm thuê, làm mướn, có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, điều kiện hoàn cảnh hết sức khó khăn. Trong lúc khó khăn hoạn nạn như vậy, được nhận chuyển giao bò giống từ chương trình Dự án Ngân Hàng bò do Hội chữ thập đỏ thành phố trao đã tiếp thêm động lực cho chị nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Chị Nguyễn Thanh Xuân bày tỏ: “gia đình tôi xin đựơc cảm ơn các cấp, các ngành và chương trình Dự án đã quan tâm, cho gia đình tôi một con bò giống. Gia đình tôi rất là khó khăn, gia đình tôi đã mong muốn có một con bò để chăn dắt. Đến nay đựơc trao nhận con bò đã tiếp thêm động lực cho gia đình tôi vựot lên hoàn cảnh để chăm sóc tốt con bò để bò sinh sản, sớm trao cho hộ nghèo khác. Và gia đình cũng có điều kiện phát triển thêm thành một đàn bò chăm dắt, làm cho kinh tế gia đình khấm khá hơn.
Theo chương trình hỗ trợ từ Dự án, Hội Chữ thập đỏ phường Nam Cường đã làn tốt công tác rà soát và đề nghị hỗ trợ đúng đối tượng. Đồng thời tuyên truyên, vận động các hộ hội viên được nhận hỗ trợ tích cực chăm sóc, nuôi dưỡng để bò giống sinh sản ra những chú bê con để chuyển giao cho người khác. Đến nay, qua hơn 3 năm triển khai chương trình đã thực sự mang lại hiệu quả nhất định, góp phần thiết thực vào việc triển khai chính sách an sinh xã hội tại địa phương, tạo sinh kế thoát nghèo cho hộ hội viên nghèo.
Ông Nguyễn Đức Hải - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Nam Cường khẳng định: Với tinh thần chỉ đạo của Hội Chữ thập đỏ thành phố và mục tiêu Dự án hội viên cũng đã làm tốt việc chuyển giao con bê sinh sản đầu tiên cho hội viên nghèo khác. Hiện nay, một con bò đựoc chuyển giao đã mang bê con và dự kiến trao cho hộ nghèo khác vào năm 2018. Có thể khẳng định dự án “Ngân hàng bò” được triển khai tại địa phưong đã đem lại tinh thần với người dân đặc biệt là hội viên nghèo. Đây cũng là sự chia sẻ, động viên rất lớn của cộng đồng với sự nỗ lực vựơt khó vươn lên của những hội viên nghèo.
Thực hiện chương trình Dự án Ngân hàng bò theo Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam phát động, từ năm 2014 thành phố được nhận hỗ trợ nguồn kinh phí để trao 8 bò giống cho hộ hội viên nghèo. Đến nay, qua triển khai chương trình đã thực sự tiếp thêm động lực cho hộ hội viên nghèo, vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật chăn nuôi, điều kiện hoàn cảnh gặp rủi do hoạn nạn không có khả năng duy trì. Vì vậy, có hộ gia đình được nhận nguồn hỗ trợ còn để bò giống bị chết hoặc tai nạn thương tích trong nuôi dưỡng, phải đề nghị chuyển đổi sang chăn nuôi gia câm, song hiệu quả đem lại chưa cao, như tại xã, Văn Tiến, Âu Lâu cả 3 hộ được nhận hỗ trợ đều không duy trì được theo mục tiêu của dự án. Ông Vũ Ngọc Tiến, thôn Phú Nhuận, xã Âu Lâu bày tỏ: Nhận đựơc nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng bò, gia đình tôi đã đầu tư để mua đựoc con bò giống tốt. Và cũng cố gắng nuôi, nhưng do còn thiếu kỹ thuật chăm sóc, trong chăn nuôi con bò của gia đình đã bị chết do ăn nhiều sắn cao sản. Gia đình tôi mong muốn các cấp trên giúp đỡ cho vốn từ con bò đã bị chết để gia đình đầu tư chăn nuôi phát triển lại.
Đến nay, sau hơn 3 năm triển khai Dự án “Ngân Hàng bò” tại thành phố mới có thêm một hộ nghèo tại phường Nam Cường được nhận bò giống. Không thể phủ nhận ý nghĩa nhân văn từ chương trình Dự án mang lại cho những hộ nghèo, nhưng để Dự án triển khai có hiệu quả thì việc bình xét lựa chọn hộ nghèo có đủ điều kiện và đủ nguồn lực để có thể phát triển duy trì tốt nguồn vốn được hỗ trợ, thì ngoài sự nỗ lực của các hộ được hưởng lợi từ chương trình dự án thì việc đánh giá cụ thể chương trình dự án và có sự quan tâm hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho hộ nhận hỗ trợ nuôi bò giống sinh sản để chuyển giao cho hộ nghèo khác là rất cần thiết, qua đó, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.