Thị xã Nghĩa Lộ có diện tích tự nhiện trên 30,2 km2, gần 8.000 hộ sinh sống, trong đó trên 70% dân cư sinh sống bằng nghề nông nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Song, Nghĩa Lộ cũng có nhiều tiềm năng phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) với những ngành nghề kinh doanh có thế mạnh như: sản xuất gạch, mộc, gia công cơ khí, mỹ nghệ, thảm hạt, dệt may thổ cẩm... đã và đang có bước phát triển mạnh mẽ.
Sản phẩm nước tinh khiết Nalovy của Công ty TNHH Xây dựng - Cấp thoát nước Nghĩa Lộ được vận chuyển đến người tiêu dùng.
Những năm qua, Đảng bộ thị xã căn cứ tình
hình thực tế của địa phương và mục tiêu xây dựng thị xã văn hóa - du lịch, tập
trung đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng công nghiệp sạch gắn với bảo vệ
môi trường sinh thái; tạo sản phẩm chất lượng cao; phát triển ngành nghề khu
vực nông thôn, TTCN truyền thống gắn với phục vụ phát triển du lịch. Đồng thời,
đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện về mặt bằng, tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ
khoa học công nghệ, khuyến công, xử lý ô nhiễm môi trường, đào tạo nghề, thực
hiện tốt các chính sách khuyến công, chính sách thuế...
Đánh giá kết quả CN - TTCN trên địa bàn 5
năm gần đây của thị xã cho thấy, đã có sự chuyển biến khá tích cực. Hiện nay,
Nghĩa Lộ có 505 cơ sở CN - TTCN với trên 1.500 lao động, tổng vốn đầu tư đạt trên
180 tỷ đồng. Trong đó, có 5 công ty cổ phần, 4 công ty TNHH, 7 doanh nghiệp tư nhân,
1 HTX và 488 hộ kinh doanh cá thể. Với CN - TTCN ngoài quốc doanh gồm: chế biến
lương thực thực phẩm - đồ uống có 285 cơ sở với 473 lao động, vốn kinh doanh 37
tỷ đồng; dệt, may có 43 cơ sở với 129 lao động, vốn kinh doanh trên 6,4 tỷ
đồng; khai thác - sản xuất vật liệu xây dựng có 25 cơ sở với 202 lao động, vốn
kinh doanh trên 72 tỷ đồng; chế biến nông - lâm sản với 105 cơ sở, thu
hút 415 lao động, vốn kinh doanh gần 20 tỷ đồng… CN - TTCN quốc doanh có 2 đơn
vị gồm Công ty TNHH Xây dựng - Cấp thoát nước Nghĩa Lộ với 31 lao động, vốn
kinh doanh 11 tỷ đồng; điện thương phẩm của Công ty TNHH Nghĩa Văn, có 85 lao
động, vốn kinh doanh trên 8,3 tỷ đồng.
Hiện nay mức thu nhập bình quân của mỗi lao
động nhóm CN - TTCN đạt từ 4,5 triệu đồng đến 7 triệu đồng/người/ tháng. Trung
bình hàng năm, thị xã thực hiện 15 chương trình khuyến công với kinh phí gần
700 triệu đồng. Do được đầu tư nhiều máy móc thiết bị mới, đổi mới công nghệ
góp phần nâng cao chất lượng một số sản phẩm, bởi vậy giá trị sản xuất CN - TTCN
hàng năm đều tăng. Năm 2011 (giá cố định 94) đạt 50 tỷ 281 triệu đồng; năm 2014
đạt trên 61 tỷ đồng và năm 2015 ước đạt đạt trên 62 tỷ đồng. Thị xã phấn đấu
năm 2020 giá trị sản xuất CN - TTCN đạt 135 tỷ đồng.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, CN -
TTCN của thị xã vẫn còn một số hạn chế như: Tốc độ tăng trưởng trên lĩnh vực CN
- TTCN còn chậm; thị xã không có nguồn đất để quy hoạch xây dựng khu công
nghiệp; không có doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư tại địa bàn; chưa có biện
pháp quản lý cụ thể nên còn để xảy ra tình trạng sản xuất, khai thác tài nguyên
khoáng sản lãng phí; năng lực sản xuất của các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ; công
tác tiêu thụ và quảng bá sản phẩm còn nhiều hạn chế; điều kiện hạ tầng xã hội
còn kém...
Từ đó thị xã đưa ra nhiều giải pháp để thực
hiện chương trình dài hơi về phát triển CN - TTCN giai đoạn 2016 - 2020 và tầm
nhìn 2025 như: Tăng cường sản xuất gia công cơ khí; chế biến nông, lâm sản; chế
biến lương thực, thực phẩm chất lượng cao; nâng công xuất sản phẩm Công ty TNHH
Xây dựng - Cấp thoát nước Nghĩa Lộ từ 3.500m3/ngày, đêm lên 7.000m3/ngày,
đêm; xây dựng nhà máy xử lý rác thải và sản xuất phân vi sinh của Công ty Môi
trường đô thị; đưa cơ sở sản xuất rượu công nghiệp của Công ty Cổ phần Đầu tư
thương mại vào hoạt động cuối năm 2015; xây dựng Nhà máy sản xuất bia của Công
ty Cổ phần Bia Hà Nội tại bản Cang Nà, phường Trung Tâm.
Thị xã cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp về cơ chế chính sách, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, nỗ lực
tìm kiếm mặt bằng để đầu tư cụm công nghiệp với đầy đủ các yếu tố như: giao
thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, hệ thống xử lý nước thải… Huy động tối
đa các nguồn lực đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư và các thành phần kinh tế theo
hướng liên tỉnh, liên vùng gắn với cải cách thủ tục hành chính theo hướng nhanh
gọn, không phiền hà cho doanh nghiệp.
Định hướng phát triển CN - TTCN theo hướng
sản xuất sạch, không gây ô nhiễm môi trường, đang là vấn đề đặt ra đối với các
công ty, doanh nghiệp của thị xã Nghĩa Lộ hiện nay. Cùng với đó là các chương
trình đạo tạo nghề dài hạn và ngắn hạn cho người dân. Mục tiêu, giảm tỷ trọng
sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ, nhằm tạo
việc làm cho lao động nông thôn. Đây là bài toán vừa cấp bách vừa lâu dài để
thị xã Nghĩa Lộ đẩy mạnh phát triển CN - TTCN của địa phương, đáp ứng yêu cầu
CNH - HĐH theo tiến trình hội nhập các nước trong khu vực và quốc tế.
1525 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Thị xã Nghĩa Lộ có diện tích tự nhiện trên 30,2 km2, gần 8.000 hộ sinh sống, trong đó trên 70% dân cư sinh sống bằng nghề nông nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Song, Nghĩa Lộ cũng có nhiều tiềm năng phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) với những ngành nghề kinh doanh có thế mạnh như: sản xuất gạch, mộc, gia công cơ khí, mỹ nghệ, thảm hạt, dệt may thổ cẩm... đã và đang có bước phát triển mạnh mẽ.
Những năm qua, Đảng bộ thị xã căn cứ tình
hình thực tế của địa phương và mục tiêu xây dựng thị xã văn hóa - du lịch, tập
trung đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng công nghiệp sạch gắn với bảo vệ
môi trường sinh thái; tạo sản phẩm chất lượng cao; phát triển ngành nghề khu
vực nông thôn, TTCN truyền thống gắn với phục vụ phát triển du lịch. Đồng thời,
đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện về mặt bằng, tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ
khoa học công nghệ, khuyến công, xử lý ô nhiễm môi trường, đào tạo nghề, thực
hiện tốt các chính sách khuyến công, chính sách thuế...
Đánh giá kết quả CN - TTCN trên địa bàn 5
năm gần đây của thị xã cho thấy, đã có sự chuyển biến khá tích cực. Hiện nay,
Nghĩa Lộ có 505 cơ sở CN - TTCN với trên 1.500 lao động, tổng vốn đầu tư đạt trên
180 tỷ đồng. Trong đó, có 5 công ty cổ phần, 4 công ty TNHH, 7 doanh nghiệp tư nhân,
1 HTX và 488 hộ kinh doanh cá thể. Với CN - TTCN ngoài quốc doanh gồm: chế biến
lương thực thực phẩm - đồ uống có 285 cơ sở với 473 lao động, vốn kinh doanh 37
tỷ đồng; dệt, may có 43 cơ sở với 129 lao động, vốn kinh doanh trên 6,4 tỷ
đồng; khai thác - sản xuất vật liệu xây dựng có 25 cơ sở với 202 lao động, vốn
kinh doanh trên 72 tỷ đồng; chế biến nông - lâm sản với 105 cơ sở, thu
hút 415 lao động, vốn kinh doanh gần 20 tỷ đồng… CN - TTCN quốc doanh có 2 đơn
vị gồm Công ty TNHH Xây dựng - Cấp thoát nước Nghĩa Lộ với 31 lao động, vốn
kinh doanh 11 tỷ đồng; điện thương phẩm của Công ty TNHH Nghĩa Văn, có 85 lao
động, vốn kinh doanh trên 8,3 tỷ đồng.
Hiện nay mức thu nhập bình quân của mỗi lao
động nhóm CN - TTCN đạt từ 4,5 triệu đồng đến 7 triệu đồng/người/ tháng. Trung
bình hàng năm, thị xã thực hiện 15 chương trình khuyến công với kinh phí gần
700 triệu đồng. Do được đầu tư nhiều máy móc thiết bị mới, đổi mới công nghệ
góp phần nâng cao chất lượng một số sản phẩm, bởi vậy giá trị sản xuất CN - TTCN
hàng năm đều tăng. Năm 2011 (giá cố định 94) đạt 50 tỷ 281 triệu đồng; năm 2014
đạt trên 61 tỷ đồng và năm 2015 ước đạt đạt trên 62 tỷ đồng. Thị xã phấn đấu
năm 2020 giá trị sản xuất CN - TTCN đạt 135 tỷ đồng.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, CN -
TTCN của thị xã vẫn còn một số hạn chế như: Tốc độ tăng trưởng trên lĩnh vực CN
- TTCN còn chậm; thị xã không có nguồn đất để quy hoạch xây dựng khu công
nghiệp; không có doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư tại địa bàn; chưa có biện
pháp quản lý cụ thể nên còn để xảy ra tình trạng sản xuất, khai thác tài nguyên
khoáng sản lãng phí; năng lực sản xuất của các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ; công
tác tiêu thụ và quảng bá sản phẩm còn nhiều hạn chế; điều kiện hạ tầng xã hội
còn kém...
Từ đó thị xã đưa ra nhiều giải pháp để thực
hiện chương trình dài hơi về phát triển CN - TTCN giai đoạn 2016 - 2020 và tầm
nhìn 2025 như: Tăng cường sản xuất gia công cơ khí; chế biến nông, lâm sản; chế
biến lương thực, thực phẩm chất lượng cao; nâng công xuất sản phẩm Công ty TNHH
Xây dựng - Cấp thoát nước Nghĩa Lộ từ 3.500m3/ngày, đêm lên 7.000m3/ngày,
đêm; xây dựng nhà máy xử lý rác thải và sản xuất phân vi sinh của Công ty Môi
trường đô thị; đưa cơ sở sản xuất rượu công nghiệp của Công ty Cổ phần Đầu tư
thương mại vào hoạt động cuối năm 2015; xây dựng Nhà máy sản xuất bia của Công
ty Cổ phần Bia Hà Nội tại bản Cang Nà, phường Trung Tâm.
Thị xã cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp về cơ chế chính sách, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, nỗ lực
tìm kiếm mặt bằng để đầu tư cụm công nghiệp với đầy đủ các yếu tố như: giao
thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, hệ thống xử lý nước thải… Huy động tối
đa các nguồn lực đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư và các thành phần kinh tế theo
hướng liên tỉnh, liên vùng gắn với cải cách thủ tục hành chính theo hướng nhanh
gọn, không phiền hà cho doanh nghiệp.
Định hướng phát triển CN - TTCN theo hướng
sản xuất sạch, không gây ô nhiễm môi trường, đang là vấn đề đặt ra đối với các
công ty, doanh nghiệp của thị xã Nghĩa Lộ hiện nay. Cùng với đó là các chương
trình đạo tạo nghề dài hạn và ngắn hạn cho người dân. Mục tiêu, giảm tỷ trọng
sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ, nhằm tạo
việc làm cho lao động nông thôn. Đây là bài toán vừa cấp bách vừa lâu dài để
thị xã Nghĩa Lộ đẩy mạnh phát triển CN - TTCN của địa phương, đáp ứng yêu cầu
CNH - HĐH theo tiến trình hội nhập các nước trong khu vực và quốc tế.