CTTĐT - Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Bình người dân các xã vùng lòng hồ Thác Bà đang có nhu cầu phát triển nuôi cá trên hồ với hai hình thức nuôi trong lồng và nuôi cá quây lưới tại những eo ngách trên mặt nước. Mô hình này được đánh giá cao nhờ mức độ đầu tư ít, thị trường tiêu thụ cá thương phẩm lớn và tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động.
Mô hình nuôi cá lồng của gia đình anh Lê Văn Thư, thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình
Qua thống kê, trên địa bàn huyện Yên Bình hiện có trên 363 lồng của các hộ, nhóm hộ nuôi trong lồng tập trung ở các xã như xã Vĩnh Kiên (70 lồng), xã Vũ Linh (49 lồng), xã Mông Sơn (45 lồng), Thị trấn Yên Bình (60 lồng), xã Hán Đà (26 lồng), Thị trấn Thác Bà (42 lồng) và khoảng 70 ha mặt nước được quây bằng lưới để nuôi cá tập trung ở các xã Mông Sơn, Bảo Ái, Thịnh Hưng, Hán Đà, Thị trấn Yên Bình…
Với số vốn ban đầu bỏ ra ít, giống cá nuôi khá đa dạng từ các nheo, cá tầm và nhiều loại cá khác, cá ít bệnh và tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong hồ Thác Bà đã mang lại hiệu quả ban đầu. Thăm hộ gia đình anh Lê Văn Thư ở thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, một trong những hộ điển hình nuôi các lồng trên hồ Thác Bà hơn 10 năm qua, chúng tôi đã nhận thấy rõ hiệu quả của việc phát triển mô hình này. Anh Thư cho biết: “Gia đình tôi hiện có 12 lồng cá, sau khi trừ mọi chi phí thì trung bình mỗi lồng cho thu nhập từ 35 đến 40 triệu đồng trong một năm”. Từ năm 2013, gia đình anh Thư còn được huyện hỗ trợ theo dự án nuôi cá Nheo đặc sản, theo đó bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế so với nuôi một số loại cá khác do cá ít bệnh và mang lại giá trị kinh tế lại cao.
Mô hình nuôi cá quây lưới trên eo ngách hồ Thác Bà của gia đình ông Trần Văn Thịnh, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình
Cũng là một trong những hộ được hỗ trợ nuôi cá trên hồ, nhưng gia đình ông Trần Văn Thịnh lại tổ chức nuôi cá bằng hình thức quây lưới tại eo ngách từ năm 2014. Với diện tích 5 ha mặt nước và những kiến thức được Trung tâm thủy sản tập huấn trực tiếp về quây lưới, chăm sóc cá và hỗ trợ tiền mua con giống, chỉ sau một năm thả nuôi vụ cá đầu tiên này gia đình ông Thịnh đã được thu về khoảng 200 triệu đồng. Ông Trần Văn Thịnh, thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình cho biết: “Gia đình tôi đầu tư nguyên tiền con giống, tiền mua lưới quây cộng với một số chi phí khác hết khoảng 100 triệu. Vừa rồi gia đình tôi bán nguyên cá rô phi với cá chép được hơn 2 tấn, cho thu về khoảng 80 triệu đồng. Bây giờ gia đình đang chuyển sang bán cá trắm. Với số lượng thả ban đầu là 3500 con, dự kiến cho thu hoạch khoảng 2 tấn, với giá bán 60 nghìn đồng/kg sẽ cho gia đình thu nhập khoảng 200 triệu”.
Như vậy việc phát triển nuôi cá lồng và cá quây lưới trên eo ngách hồ Thác Bà cho năng suất trung bình khoảng 2 đến 2,5 tấn/ha. Cả hai hình thức nuôi cá trên được huyện Yên Bình triển khai hỗ trợ người dân cho thấy hiệu quả rõ rệt với chi phí ban đầu hợp lý, tận dụng được diện tích mặt nước hồ, tạo được việc làm và thu nhập ổn định cho người chăn nuôi. Thêm vào đó cá nuôi trong môi trường nước sạch nên thị trường cho cá thương phẩm đều được tiêu thụ hầu hết về Hà Nội. Đây là tín hiệu vui cho người dân vùng lòng hồ Thác Bà trong khai thác tiềm năng mặt nước. Chị Nguyễn Thị Ngà - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Bình cho biết: “Trước đây bà con nuôi cá trắm cỏ thường hay bị dịch bệnh, đầu ra sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Qua tìm hiểu, chúng tôi đã khuyến cáo bà con chuyển sang nuôi cá heo ở trong lồng. Hiện nay đã mang lại hiệu quả gấp 1,5 đến 2 lần so với nuôi cá trắm, tình hình dịch bệnh được khống chế, hầu như là không có dịch bệnh trên đàn cá nheo. Đồng thời người dân cũng tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trên hồ để phục vụ cho lồng cá của mình”.
Hiện tại đễ hỗ trợ người dân nuôi cá trên hồ Thác Bà, huyện Yên Bình đang triển khai một số chính sách theo Nghị quyết 13 của HĐND tỉnh. Trong năm 2015 này sẽ tiến hành thẩm định 19 hộ, nhóm hộ nuôi cá tại một số xã thực hiện hỗ trợ 42 ha nuôi cá quây lưới, đóng mới 24 lồng cá và áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh, nâng mật độ cá trên 1m2 mặt nước từ 0,5 đến 0,8 con để tăng được hiệu quả. Tuy nhiên, tỉnh cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến chính sách hỗ trợ cho người dân để nhân rộng mô hình này ra các xã và người dân vùng lòng hồ Thác Bà, trong đó tập trung vào đầu tư con giống, lưới quây trên các eo ngách và kết nối được với thị trường tiêu thụ, có như vậy mới giúp cho bà con phát triển nghề nuôi cá một cách bền vững.
1514 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Bình người dân các xã vùng lòng hồ Thác Bà đang có nhu cầu phát triển nuôi cá trên hồ với hai hình thức nuôi trong lồng và nuôi cá quây lưới tại những eo ngách trên mặt nước. Mô hình này được đánh giá cao nhờ mức độ đầu tư ít, thị trường tiêu thụ cá thương phẩm lớn và tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động.
Qua thống kê, trên địa bàn huyện Yên Bình hiện có trên 363 lồng của các hộ, nhóm hộ nuôi trong lồng tập trung ở các xã như xã Vĩnh Kiên (70 lồng), xã Vũ Linh (49 lồng), xã Mông Sơn (45 lồng), Thị trấn Yên Bình (60 lồng), xã Hán Đà (26 lồng), Thị trấn Thác Bà (42 lồng) và khoảng 70 ha mặt nước được quây bằng lưới để nuôi cá tập trung ở các xã Mông Sơn, Bảo Ái, Thịnh Hưng, Hán Đà, Thị trấn Yên Bình…
Với số vốn ban đầu bỏ ra ít, giống cá nuôi khá đa dạng từ các nheo, cá tầm và nhiều loại cá khác, cá ít bệnh và tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong hồ Thác Bà đã mang lại hiệu quả ban đầu. Thăm hộ gia đình anh Lê Văn Thư ở thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, một trong những hộ điển hình nuôi các lồng trên hồ Thác Bà hơn 10 năm qua, chúng tôi đã nhận thấy rõ hiệu quả của việc phát triển mô hình này. Anh Thư cho biết: “Gia đình tôi hiện có 12 lồng cá, sau khi trừ mọi chi phí thì trung bình mỗi lồng cho thu nhập từ 35 đến 40 triệu đồng trong một năm”. Từ năm 2013, gia đình anh Thư còn được huyện hỗ trợ theo dự án nuôi cá Nheo đặc sản, theo đó bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế so với nuôi một số loại cá khác do cá ít bệnh và mang lại giá trị kinh tế lại cao.
Mô hình nuôi cá quây lưới trên eo ngách hồ Thác Bà của gia đình ông Trần Văn Thịnh, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình
Cũng là một trong những hộ được hỗ trợ nuôi cá trên hồ, nhưng gia đình ông Trần Văn Thịnh lại tổ chức nuôi cá bằng hình thức quây lưới tại eo ngách từ năm 2014. Với diện tích 5 ha mặt nước và những kiến thức được Trung tâm thủy sản tập huấn trực tiếp về quây lưới, chăm sóc cá và hỗ trợ tiền mua con giống, chỉ sau một năm thả nuôi vụ cá đầu tiên này gia đình ông Thịnh đã được thu về khoảng 200 triệu đồng. Ông Trần Văn Thịnh, thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình cho biết: “Gia đình tôi đầu tư nguyên tiền con giống, tiền mua lưới quây cộng với một số chi phí khác hết khoảng 100 triệu. Vừa rồi gia đình tôi bán nguyên cá rô phi với cá chép được hơn 2 tấn, cho thu về khoảng 80 triệu đồng. Bây giờ gia đình đang chuyển sang bán cá trắm. Với số lượng thả ban đầu là 3500 con, dự kiến cho thu hoạch khoảng 2 tấn, với giá bán 60 nghìn đồng/kg sẽ cho gia đình thu nhập khoảng 200 triệu”.
Như vậy việc phát triển nuôi cá lồng và cá quây lưới trên eo ngách hồ Thác Bà cho năng suất trung bình khoảng 2 đến 2,5 tấn/ha. Cả hai hình thức nuôi cá trên được huyện Yên Bình triển khai hỗ trợ người dân cho thấy hiệu quả rõ rệt với chi phí ban đầu hợp lý, tận dụng được diện tích mặt nước hồ, tạo được việc làm và thu nhập ổn định cho người chăn nuôi. Thêm vào đó cá nuôi trong môi trường nước sạch nên thị trường cho cá thương phẩm đều được tiêu thụ hầu hết về Hà Nội. Đây là tín hiệu vui cho người dân vùng lòng hồ Thác Bà trong khai thác tiềm năng mặt nước. Chị Nguyễn Thị Ngà - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Bình cho biết: “Trước đây bà con nuôi cá trắm cỏ thường hay bị dịch bệnh, đầu ra sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Qua tìm hiểu, chúng tôi đã khuyến cáo bà con chuyển sang nuôi cá heo ở trong lồng. Hiện nay đã mang lại hiệu quả gấp 1,5 đến 2 lần so với nuôi cá trắm, tình hình dịch bệnh được khống chế, hầu như là không có dịch bệnh trên đàn cá nheo. Đồng thời người dân cũng tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trên hồ để phục vụ cho lồng cá của mình”.
Hiện tại đễ hỗ trợ người dân nuôi cá trên hồ Thác Bà, huyện Yên Bình đang triển khai một số chính sách theo Nghị quyết 13 của HĐND tỉnh. Trong năm 2015 này sẽ tiến hành thẩm định 19 hộ, nhóm hộ nuôi cá tại một số xã thực hiện hỗ trợ 42 ha nuôi cá quây lưới, đóng mới 24 lồng cá và áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh, nâng mật độ cá trên 1m2 mặt nước từ 0,5 đến 0,8 con để tăng được hiệu quả. Tuy nhiên, tỉnh cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến chính sách hỗ trợ cho người dân để nhân rộng mô hình này ra các xã và người dân vùng lòng hồ Thác Bà, trong đó tập trung vào đầu tư con giống, lưới quây trên các eo ngách và kết nối được với thị trường tiêu thụ, có như vậy mới giúp cho bà con phát triển nghề nuôi cá một cách bền vững.