Giai đoạn 2010 - 2015, nông nghiệp Lục Yên đã có bước chuyển mạnh mẽ từ một nền nông nghiệp sản xuất mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Đây chính là cơ sở vững chắc để Lục Yên hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát huy tối đa hiệu quả kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện.
Măng mai Lâm Thượng đang là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân.
Chúng tôi đến Lâm Thượng vào những ngày tháng 7, nơi cây măng mai được trồng với diện tích lớn và đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho nhân dân xã. Trước đây, măng chỉ được tiêu thụ tại địa phương với diện tích không nhiều, vài năm trở lại đây măng mai Lâm Thượng đã được nhiều người biết đến, nhiều thương lái đến tận nơi đặt mua, đồng thời hướng dẫn người dân sơ chế đảm bảo chất lượng tốt nhất. Toàn xã hiện có gần 500 ha măng mai, tập trung chủ yếu ở Bản Khéo, Nặm Chắn và Nặm Chọ với tổng sản lượng hàng năm khoảng 1.000 tấn măng tươi. Thời điểm này, các tiểu thương trong tỉnh và một số tỉnh lân cận đã bắt đầu đến Lâm Thượng đặt mua tại nhà dân với giá từ 100 - 120 nghìn đồng/kg măng khô.
Năm 2014, các hộ dân trồng măng ở Lâm Thượng thu về trên 5 tỷ đồng. Bản Khéo, xã Lâm Thượng có 74 hộ dân thì cả 74 hộ đều trồng măng, hộ nhiều có cả nghìn gốc măng mai, hộ ít cũng vài trăm gốc. Đã 9 năm gắn bó với cây măng mai, gia đình anh Trần Văn Trị - bản Khéo hiện có 1.000 gốc măng mai, mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng.
Theo anh Trị, trước đây người dân làm măng chỉ để phục vụ nhu cầu gia đình, nhưng trong vài năm trở lại đây sản phẩm măng mai trong bản đã trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Theo thống kê của xã Lâm Thượng, hiện nay có khoảng 200 hộ dân trong xã trồng măng mai, chiếm 20% số hộ, hầu hết những hộ làm măng mai chỉ sau vài năm kinh tế đã có chuyển biến tích cực, nhiều hộ thoát nghèo và làm giàu.
Thành công của vùng măng mai Lâm Thượng là kết quả minh chứng rõ nét cho chủ trương phát triển nông nghiệp hàng hóa thành vùng chuyên canh theo thế mạnh của mỗi địa phương. Bằng việc tập trung đầu tư cho các loại cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa chủ lực như: Lúa, lạc, cam, chè, tre măng và trồng rừng sản xuất, lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện có bước phát triển khá toàn diện và chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị canh tác.
Từ việc sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, Lục Yên đã hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh tập trung, điển hình như: Vùng trọng điểm sản xuất lúa 1.000ha; vùng ngô trên 5.200ha; vùng sản xuất lạc 1.000ha; vùng trồng cam, quýt trên 300 ha; vùng măng mai 500 ha… Tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh qua chính sách phát triển chăn nuôi quy mô tập trung, huyện còn khuyến khích người dân xây dựng được 133 trang trại chăn nuôi tập trung; duy trì 310 ha mặt nước ao, hồ phục vụ nuôi trồng thủy sản với sản lượng năm 2014 đạt 1.610 tấn.
Cùng với kết quả trên, việc đầu tư thâm canh, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào thực tiễn được người dân đặc biệt chú trọng để tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Điển hình như nhiều hộ dân tại vùng sản xuất chè trên địa bàn huyện đã áp dụng tiêu chuẩn VietGap, không chỉ nâng giá trị sản phẩm tăng gấp 1,4 lần so với sản xuất đại trà mà còn góp phần hướng tới nền nông nghiệp sạch và bền vững, tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Huyện cũng chủ động tạo mối liên kết gắn bó 4 nhà: Nhà nông - nhà nước - doanh nghiệp - nhà khoa học để mở rộng thị trường, hình thành chuỗi sản phẩm có giá trị, từ khâu trồng, chăm sóc đến thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, mang đến những sản phẩm sạch, có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng và tăng thu nhập cho người sản xuất. Ông Hoàng Văn Số - Trưởng Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Lục Yên cho biết: “Trong giai đoạn 2010 - 2015, sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa đã góp phần gia tăng giá trị kinh tế và giúp ngành nông, lâm nghiệp giữ vai trò nền tảng đối với sự phát triển của huyện, với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá”.
Một số mục tiêu chủ yếu đến năm 2020
1. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (giá so sánh năm 2010) đạt 960 tỷ đồng; theo giá hiện hành đạt 1.440 tỷ đồng. 2. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) đạt 1.800 tỷ đồng. 3. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt: 54.000 tấn. 4. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt: 150 tỷ đồng. 5. 03 xã được công nhận xã nông thôn mới. 6. Lao động được tạo việc làm (bình quân hàng năm): 2.700 người. 7. Tỷ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế: 70,83% 9. Diện tích rừng trồng mới tập trung đạt: 2.000ha/năm. 10. Hàng năm 50% tổ chức cơ sở đảng trở lên đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh. |
1424 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Giai đoạn 2010 - 2015, nông nghiệp Lục Yên đã có bước chuyển mạnh mẽ từ một nền nông nghiệp sản xuất mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Đây chính là cơ sở vững chắc để Lục Yên hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát huy tối đa hiệu quả kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện. Chúng tôi đến Lâm Thượng vào những ngày tháng 7, nơi cây măng mai được trồng với diện tích lớn và đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho nhân dân xã. Trước đây, măng chỉ được tiêu thụ tại địa phương với diện tích không nhiều, vài năm trở lại đây măng mai Lâm Thượng đã được nhiều người biết đến, nhiều thương lái đến tận nơi đặt mua, đồng thời hướng dẫn người dân sơ chế đảm bảo chất lượng tốt nhất. Toàn xã hiện có gần 500 ha măng mai, tập trung chủ yếu ở Bản Khéo, Nặm Chắn và Nặm Chọ với tổng sản lượng hàng năm khoảng 1.000 tấn măng tươi. Thời điểm này, các tiểu thương trong tỉnh và một số tỉnh lân cận đã bắt đầu đến Lâm Thượng đặt mua tại nhà dân với giá từ 100 - 120 nghìn đồng/kg măng khô.
Năm 2014, các hộ dân trồng măng ở Lâm Thượng thu về trên 5 tỷ đồng. Bản Khéo, xã Lâm Thượng có 74 hộ dân thì cả 74 hộ đều trồng măng, hộ nhiều có cả nghìn gốc măng mai, hộ ít cũng vài trăm gốc. Đã 9 năm gắn bó với cây măng mai, gia đình anh Trần Văn Trị - bản Khéo hiện có 1.000 gốc măng mai, mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng.
Theo anh Trị, trước đây người dân làm măng chỉ để phục vụ nhu cầu gia đình, nhưng trong vài năm trở lại đây sản phẩm măng mai trong bản đã trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Theo thống kê của xã Lâm Thượng, hiện nay có khoảng 200 hộ dân trong xã trồng măng mai, chiếm 20% số hộ, hầu hết những hộ làm măng mai chỉ sau vài năm kinh tế đã có chuyển biến tích cực, nhiều hộ thoát nghèo và làm giàu.
Thành công của vùng măng mai Lâm Thượng là kết quả minh chứng rõ nét cho chủ trương phát triển nông nghiệp hàng hóa thành vùng chuyên canh theo thế mạnh của mỗi địa phương. Bằng việc tập trung đầu tư cho các loại cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa chủ lực như: Lúa, lạc, cam, chè, tre măng và trồng rừng sản xuất, lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện có bước phát triển khá toàn diện và chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị canh tác.
Từ việc sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, Lục Yên đã hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh tập trung, điển hình như: Vùng trọng điểm sản xuất lúa 1.000ha; vùng ngô trên 5.200ha; vùng sản xuất lạc 1.000ha; vùng trồng cam, quýt trên 300 ha; vùng măng mai 500 ha… Tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh qua chính sách phát triển chăn nuôi quy mô tập trung, huyện còn khuyến khích người dân xây dựng được 133 trang trại chăn nuôi tập trung; duy trì 310 ha mặt nước ao, hồ phục vụ nuôi trồng thủy sản với sản lượng năm 2014 đạt 1.610 tấn.
Cùng với kết quả trên, việc đầu tư thâm canh, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào thực tiễn được người dân đặc biệt chú trọng để tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Điển hình như nhiều hộ dân tại vùng sản xuất chè trên địa bàn huyện đã áp dụng tiêu chuẩn VietGap, không chỉ nâng giá trị sản phẩm tăng gấp 1,4 lần so với sản xuất đại trà mà còn góp phần hướng tới nền nông nghiệp sạch và bền vững, tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Huyện cũng chủ động tạo mối liên kết gắn bó 4 nhà: Nhà nông - nhà nước - doanh nghiệp - nhà khoa học để mở rộng thị trường, hình thành chuỗi sản phẩm có giá trị, từ khâu trồng, chăm sóc đến thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, mang đến những sản phẩm sạch, có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng và tăng thu nhập cho người sản xuất. Ông Hoàng Văn Số - Trưởng Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Lục Yên cho biết: “Trong giai đoạn 2010 - 2015, sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa đã góp phần gia tăng giá trị kinh tế và giúp ngành nông, lâm nghiệp giữ vai trò nền tảng đối với sự phát triển của huyện, với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá”.
Một số mục tiêu chủ yếu đến năm 2020
1. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (giá so sánh năm 2010) đạt 960 tỷ đồng; theo giá hiện hành đạt 1.440 tỷ đồng.2. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) đạt 1.800 tỷ đồng.3. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt: 54.000 tấn.4. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt: 150 tỷ đồng.5. 03 xã được công nhận xã nông thôn mới.6. Lao động được tạo việc làm (bình quân hàng năm): 2.700 người.7. Tỷ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế: 70,83% 9. Diện tích rừng trồng mới tập trung đạt: 2.000ha/năm.10. Hàng năm 50% tổ chức cơ sở đảng trở lên đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh.