Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Chính trị

Trả lời chất vấn của Bảo hiểm xã hội tỉnh tại Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVII

18/07/2015 08:14:34 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT – Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVII, các đại biểu HĐND tỉnh đã chất vấn lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Yên Bái xin đăng tải nội dung trả lời chất vấn của đồng chí Phạm Quốc Tuấn - Phó Gilám đốc BHXH tỉnh tại kỳ họp.

Đồng chí Phạm Quốc Tuấn - Phó Giám đốc BHXH tỉnh trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVII

Tại kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVII, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã nhận được kiến nghị của cử tri về việc “khi mua Bảo hiểm y tế tự nguyện, một số gia đình bị ép phải mua cả nhà. Đề nghị cho biết việc này có đúng không? Người dân muốn mua Bảo hiểm y tế ở nơi thuận lợi cho họ chữa bệnh thì có được giải quyết không? ”

Bảo hiểm xã hội trả lời như sau:

* Vấn đề thứ nhất cử tri hỏi “Khi mua Bảo hiểm y tế tự nguyện, một số gia đình bị ép phải mua cả nhà. Đề nghị cho biết việc này có đúng không?”

- Một trong những mục tiêu của Luật BHYT mới sửa đổi, bổ sung là tiến tới thực hiện BHYT toàn dân. Tại khoản 1, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế ngày 13/6/2014, có ghi: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”, như vậy theo quy định nêu trên thì kể từ ngày  Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế có hiệu lực thi hành từ  01/01/2015, thì bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm  bắt buộc áp dụng cho tất cả các đối tượng, không còn loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện như Luật BHYT cũ. Theo quy định tại Luật BHYT sửa đổi bổ sung có hiệu lực thực hiện từ 01/01/2015 các hộ gia đình không được nhà nước hỗ trợ thì phải tự mua BHYT.

- Tại khoản 7, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế, có ghi: Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là hộ gia đình) bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.”

            - Tại khoản 5, Điều 1 (Đối tượng tham gia BHYT) Thông tư liên tịch của Bộ Y tế - Bộ Tài chính số 41/2014/TTLT-BYT-BTC có ghi: Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, bao gồm:

            a) Toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này  người đã khai báo tạm vắng;

            b) Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này;

            Như ví dụ tại Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BHYT-BTC: “Gia đình ông B có 05 người có tên trong sổ hộ khẩu, trong đó  01 người hưởng lương hưu, 01 người là công chức; ngoài ra, có 01 người ở địa phương khác đến đăng ký tạm trú. Số người tham gia BHYT theo hộ gia đình ông B là 04 người. ”

            Như vậy: Theo các quy định nêu trên, thì khi tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm hộ gia đình thì toàn bộ các thành viên trong hộ gia đình đều phải tham gia BHYT (trừ thành viên trong hộ gia đình đã tham gia BHYT theo nhóm đối tượng khác và người đã khai báo tạm vắng)

- Tuy nhiên khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015 thì việc quy định như trên đã gây nhiều khó khăn, vướng mắc cho các hộ gia đình tham gia BHYT dẫn đến tình trạng số người tham gia BHYT ở các hộ gia đình bị giảm sút. Vấn đề trên đã được báo chí phản ánh và nhiều đại biểu Quốc hội nêu trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, trước tình hình đó ngày 09/02/2015 Bộ Y tế đã có Công văn số 933/BYT–BH hướng dẫn một số vướng mắc trong quá trình triển khai Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung.

Ngày 12/3/2015 Bảo  hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn số 777/BHXH-BT hướng dẫn một số nội dung về thu BHYT: “ Đối với hộ gia đình tham gia BHYT quy định tại Khoản 5, Điều 1 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC đã có người tham gia BHYT tự đóng 100% mức đóng, nếu sau ngày 01/01/2015 tiếp tục tham gia BHYT thì thực hiện cho cá nhân người đó hoặc theo hộ gia đình; những người còn lại trong hộ gia đình chưa tham gia BHYT, khi tham gia BHYT thì bắt buộc thực hiện theo hộ gia đình. Từ 01/01/2016 trở đi, toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú phải thực hiện BHYT theo hộ gia đình.”

Như vậy: Theo quy định nêu trên thì trong trường hợp hộ gia đình đã có người tham gia BHYT và tự đóng 100% mức đóng BHYT, nếu sau ngày 01/01/2015 khi thẻ BHYT hết hạn, tiếp tục tham gia BHYT thì vẫn được thực hiện tham gia BHYT cho riêng cá nhân người đó hoặc có thể tham gia BHYT theo hộ gia đình. Nhưng từ 01/01/2016 trở đi, toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú phải thực hiện tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Ngay sau khi nhận được công văn số 777/BHXH-BT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, BHXH tỉnh Yên Bái đã có công văn số 379/BHXH–PT ngày 25/03/2015 triển khai thực hiện tới cơ sở.

 Ngày 08/6/2015 BHXH Việt Nam tiếp tục có công văn số 2085/BHXH-BT về việc đơn giản thủ tục tham gia BHYT theo hộ gia đình; ngày 19/6/2015 BHXH tỉnh Yên Bái đã có công văn số 717/BHXH-CST triển khai đến BHXH cấp huyện đồng kính gửi UBND tỉnh, Ban văn hoá xã hội - HĐND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các ngành liên quan để báo cáo và phối hợp triển khai thực hiện.

* Vấn đề thứ hai cử tri hỏi: “Người dân muốn mua Bảo hiểm y tế ở nơi thuận lợi cho họ chữa bệnh thì có được giải quyết không? ”

            - Theo quy định tại khoản 2 điều 4 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính:

            Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT của các đối tượng trên địa bàn theo hộ gia đình do vậy người tham gia BHYT hộ gia đình sẽ thực hiện tham gia BHYT tại địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

- Theo các quy định tại điều 26 Luật BHYT; điều 6 Thông tư số 37/2014/TT-BYT  ngày 17/11/2014 của Bộ Y tế và khoản 2 điều 5 Quyết định số 1399/QĐ-BHXH ngày 22/12/2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Người tham gia BHYT được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương không phân biệt địa giới hành chính.

  Như vậy: Người tham gia BHYT theo hộ gia đình có thể lựa chọn một cơ sở y tế tuyến xã, tuyến huyện nơi thuận tiện nhất (gần nhất...) để đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu.

- Ngay từ quý 3 năm 2014 trước khi Luật BHYT sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành, BHXH Yên Bái đã chủ động phối hợp với Báo Yên Bái, Đài phát thanh truyền hình, Sở Y tế, các đoàn thể quần chúng và các cấp, các ngành có liên quan chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân có thêm thông tin, hiểu biết cần thiết về Luật và các chế độ chính sách mới về BHYT. Tuy nhiên do Luật mới có hiệu lực vài tháng, lại có không ít nội dung sửa đổi, bổ sung mới nên cũng còn có người chưa hiểu rõ về các chế độ chính sách mới được sửa đổi, bổ sung trong Luật BHYT mới. BHXH Yên Bái sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để mọi người nắm vững và thực hiện Luật BHYT mới sửa đổi, bổ sung được tốt hơn./.

 

1438 lượt xem
Ban Biên tập Cổng TTĐT

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h