Dự án “Hỗ trợ Y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng” (gọi tắt là Dự án) vay vốn WB có tổng mức đầu tư 155 triệu USD, được triển khai trong 6 năm (2013 - 2019) tại 13 tỉnh gồm: Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình.
Bảo hiểm xã hội thành phố Yên Bái, xử lý hồ sơ, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho nhân dân. (Ảnh: Hồng Duyên)
Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái có cuộc trao đổi với ông Lường Văn Hom - Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Ban quản lý Dự án tỉnh Yên Bái xung quanh vấn đề này.
P.V: Xin ông cho biết mục tiêu và ý nghĩa Dự án?
Ông Lường Văn Hom: Dự án được triển khai tại 13 tỉnh với mục tiêu dài hạn là hỗ trợ thực hiện các chiến lược y tế quốc gia, nhằm cải thiện tiếp cận của người dân tại các tỉnh thuộc Dự án tới các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thiết yếu, phù hợp với các chiến lược và chính sách của quốc gia về phát triển hệ thống y tế; chống quá tải và triển khai chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân thông qua nâng cao năng lực cung ứng các dịch vụ y tế có chất lượng tại tuyến tỉnh và tuyến huyện; tăng cường khả năng tiếp cận tới các dịch vụ này của người dân, nhất là những nhóm đối tượng có điều kiện kinh tế khó khăn trong khu vực Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, tập trung tăng cường năng lực hệ thống cung cấp dịch vụ y tế tại tuyến tỉnh, huyện để nâng cao chất lượng dịch vụ tại 5 nhóm chuyên khoa: ung bướu, tim mạch, sản, nhi và chấn thương; mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT cho đối tượng người cận nghèo.
Với một tỉnh nghèo như Yên Bái, điều kiện kinh tế còn rất khó khăn, cơ sở vật chất nhiều thiếu thốn, tham gia vào Dự án sẽ có thêm nguồn lực để đầu tư trang thiết bị y tế, kỹ thuật chuyên môn cao, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân; tăng tỷ lệ người dân thuộc diện cận nghèo tham gia BHYT. Đồng thời, tạo điều kiện cho nhân dân có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao, hỗ trợ người bệnh thuộc diện nghèo, cận nghèo có chi phí khám chữa bệnh cao. Dự án còn góp phần cải thiện hệ thống y tế trong tỉnh, nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, giảm tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên.
P.V: Dự án được triển khai trên địa bàn tỉnh từ cuối năm 2014, đến nay, đem lại hiệu quả như thế nào thưa ông?
Ông Lường Văn Hom: Dự án có rất nhiều hạng mục và trước hết là đối với hỗ trợ trang thiết bị y tế và cải tạo cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ phục vụ chuyển giao kỹ thuật, Dự án đã thực hiện 2 gói mua sắm trang thiết bị cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ... với tổng kinh phí là 2.075.800 nghìn đồng. Đối với nguồn nhân lực, tăng cường năng lực quản lý, đào tạo chuyển giao kỹ thuật, chỉ đạo tuyến và ký hợp đồng đào tạo chuyển giao kỹ thuật; xây dựng mô hình trung tâm đột quỵ và áp dụng tiêu chuẩn chất lượng chăm sóc đột quỵ; xây dựng kế hoạch và đề án cải tiến chất lượng. Mặt khác, đối với các bệnh viện, Dự án đang tiến hành rà soát, phát hiện vấn đề, lựa chọn vấn đề ưu tiên để tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện đề án cải tiến chất lượng.
Về đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, chúng tôi đã ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật năm 2015 giữa các đơn vị thực hiện Dự án với các bệnh viện hạt nhân trung ương; tổ chức ký hợp đồng đào tạo, chuyển giao kỹ thuật năm 2015, Ban quản lý Dự án tỉnh, ký hợp đồng đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến huyện với 2 bệnh viện tuyến tỉnh; 2 bệnh viện tuyến tỉnh ký hợp đồng đào tạo chuyển giao với các bệnh viện truyến huyện. Ngoài ra, năm 2014, cử 63 cán bộ cán bộ tham gia các khóa đào tạo do các bệnh viện hạt nhân trung ương tổ chức. Qua 6 tháng triển khai Dự án, tổng giá trị giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi và vốn đối ứng trên 3,6 tỷ đồng.
P.V: Tính đến ngày 20/6/2015, số người cận nghèo tham gia BHYT mới chỉ đạt 28,6%. Vậy, để đạt được mục tiêu hết năm 2015 đạt trên 50% cần có giải pháp cụ thể như thế nào?
Ông Lường Văn Hom: Trước hết, phải khẳng định rằng, kết quả tác động của Dự án thực sự có ý nghĩa đối với người cận nghèo trong việc mua BHYT nói riêng và chăm sóc sức khỏe nói chung. Tuy nhiên, cho đến hiện tại số người cận nghèo được dự án hỗ trợ mua BHYT mới đạt 4.336/15.168 người, tương đương 28,6% và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc người cận nghèo không tham gia BHYT là do người dân chưa nhận thức về ý nghĩa của việc tham gia BHYT; hầu hết các đối tượng không có nghề nghiệp ổn định, nên thường xuyên lưu động mưu sinh ở nhiều địa phương khác; một số người còn mang tư tưởng trông chờ ỷ lại; sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền và phối hợp liên ngành, đoàn thể trong việc tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân tham gia BHYT tại một số địa phương, thực sự chưa cao, nhất là vùng nông thôn.
Để phấn đấu đạt tỷ lệ trên 50% người cận nghèo được hỗ trợ tham gia BHYT, trong 6 tháng cuối năm 2015, cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia BHYT thông qua việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến BHYT và tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn cho tuyến huyện, xã theo nội dung hoạt động của Dự án… để người dân nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc tham gia BHYT. Tranh thủ mọi nguồn lực hỗ trợ 10% giá trị thẻ BHYT còn lại cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt. Trong thời gian tới, ngành y tế cũng đang tranh thủ sự hỗ trợ của Dự án EU với số tiền dự kiến gần 250 triệu đồng cho hoạt động này và phấn đấu hỗ trợ cho khoảng 7.000 thẻ BHYT. Tăng cường triển khai các hoạt động Dự án (hợp phần BHYT) đảm bảo đúng tiến độ và đạt hiệu quả.
P.V: Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án, có những thuận lợi và khó khăn gì? Những giải pháp cụ thể, để nâng cao hiệu quả Dự án?
Ông Lường Văn Hom: Được sự quan tâm chỉ đạo và cam kết thực hiện Dự án của UBND tỉnh với Ban quản lý Dự án trung ương, sự phối hợp giữa các ngành từ tỉnh đến huyện nên các hoạt động triển khai được thuận lợi... Tuy nhiên, Dự án còn gặp nhiều khó khăn trong hỗ trợ mở rộng bao phủ BHYT; hoạt động hỗ trợ đối tượng thuộc hộ cận nghèo mua thẻ BHXH, Nhà nước hỗ trợ 70%, Dự án hỗ trợ 20% còn người dân phải đóng 10%. Mặc dù đã tổ chức tuyên truyền vận động, nhưng số tham gia mua thẻ BHYT còn thấp. Đội ngũ cán bộ y tế tại các bệnh viện huyện thiếu, nhất là cán bộ có trình độ đại học trở lên. Thời gian đào tạo các khóa chuyên môn tại các bệnh viện trung ương, do các bệnh viện trung ương tổ chức nên gây khó khăn cho các bệnh viện trong tỉnh khi cử cán bộ tham gia các khoa đào tạo.
Để nâng cao hiệu quả của Dự án, trong thời gian tới chúng tôi cần tiếp tục rà soát, đánh giá năng lực chuyên môn của cán bộ của các bệnh viện thực hiện Dự án; xác định các nhu cầu người bệnh và khả năng triển khai thực hiện của từng bệnh viện với từng kỹ thuật cụ thể; triển khai đào tạo cho các bệnh viện ngoài Dự án; tăng cường công tác kiểm tra giám sát của Ban quản lý Dự án đối với các bệnh viện, đơn vị thực hiện Dự án; tăng cường chỉ đạo các bệnh viện triển khai ngay các kỹ thuật được chuyển giao và đưa vào sử dụng các trang thiết bị y tế được đầu tư để phục vụ người bệnh; tăng cường xây dựng và sử dụng các quy trình quản lý trong công tác quản lý bệnh viện.
1337 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Dự án “Hỗ trợ Y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng” (gọi tắt là Dự án) vay vốn WB có tổng mức đầu tư 155 triệu USD, được triển khai trong 6 năm (2013 - 2019) tại 13 tỉnh gồm: Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình. Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái có cuộc trao đổi với ông Lường Văn Hom - Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Ban quản lý Dự án tỉnh Yên Bái xung quanh vấn đề này.
P.V: Xin ông cho biết mục tiêu và ý nghĩa Dự án?
Ông Lường Văn Hom: Dự án được triển khai tại 13 tỉnh với mục tiêu dài hạn là hỗ trợ thực hiện các chiến lược y tế quốc gia, nhằm cải thiện tiếp cận của người dân tại các tỉnh thuộc Dự án tới các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thiết yếu, phù hợp với các chiến lược và chính sách của quốc gia về phát triển hệ thống y tế; chống quá tải và triển khai chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân thông qua nâng cao năng lực cung ứng các dịch vụ y tế có chất lượng tại tuyến tỉnh và tuyến huyện; tăng cường khả năng tiếp cận tới các dịch vụ này của người dân, nhất là những nhóm đối tượng có điều kiện kinh tế khó khăn trong khu vực Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, tập trung tăng cường năng lực hệ thống cung cấp dịch vụ y tế tại tuyến tỉnh, huyện để nâng cao chất lượng dịch vụ tại 5 nhóm chuyên khoa: ung bướu, tim mạch, sản, nhi và chấn thương; mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT cho đối tượng người cận nghèo.
Với một tỉnh nghèo như Yên Bái, điều kiện kinh tế còn rất khó khăn, cơ sở vật chất nhiều thiếu thốn, tham gia vào Dự án sẽ có thêm nguồn lực để đầu tư trang thiết bị y tế, kỹ thuật chuyên môn cao, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân; tăng tỷ lệ người dân thuộc diện cận nghèo tham gia BHYT. Đồng thời, tạo điều kiện cho nhân dân có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao, hỗ trợ người bệnh thuộc diện nghèo, cận nghèo có chi phí khám chữa bệnh cao. Dự án còn góp phần cải thiện hệ thống y tế trong tỉnh, nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, giảm tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên.
P.V: Dự án được triển khai trên địa bàn tỉnh từ cuối năm 2014, đến nay, đem lại hiệu quả như thế nào thưa ông?
Ông Lường Văn Hom: Dự án có rất nhiều hạng mục và trước hết là đối với hỗ trợ trang thiết bị y tế và cải tạo cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ phục vụ chuyển giao kỹ thuật, Dự án đã thực hiện 2 gói mua sắm trang thiết bị cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ... với tổng kinh phí là 2.075.800 nghìn đồng. Đối với nguồn nhân lực, tăng cường năng lực quản lý, đào tạo chuyển giao kỹ thuật, chỉ đạo tuyến và ký hợp đồng đào tạo chuyển giao kỹ thuật; xây dựng mô hình trung tâm đột quỵ và áp dụng tiêu chuẩn chất lượng chăm sóc đột quỵ; xây dựng kế hoạch và đề án cải tiến chất lượng. Mặt khác, đối với các bệnh viện, Dự án đang tiến hành rà soát, phát hiện vấn đề, lựa chọn vấn đề ưu tiên để tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện đề án cải tiến chất lượng.
Về đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, chúng tôi đã ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật năm 2015 giữa các đơn vị thực hiện Dự án với các bệnh viện hạt nhân trung ương; tổ chức ký hợp đồng đào tạo, chuyển giao kỹ thuật năm 2015, Ban quản lý Dự án tỉnh, ký hợp đồng đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến huyện với 2 bệnh viện tuyến tỉnh; 2 bệnh viện tuyến tỉnh ký hợp đồng đào tạo chuyển giao với các bệnh viện truyến huyện. Ngoài ra, năm 2014, cử 63 cán bộ cán bộ tham gia các khóa đào tạo do các bệnh viện hạt nhân trung ương tổ chức. Qua 6 tháng triển khai Dự án, tổng giá trị giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi và vốn đối ứng trên 3,6 tỷ đồng.
P.V: Tính đến ngày 20/6/2015, số người cận nghèo tham gia BHYT mới chỉ đạt 28,6%. Vậy, để đạt được mục tiêu hết năm 2015 đạt trên 50% cần có giải pháp cụ thể như thế nào?
Ông Lường Văn Hom: Trước hết, phải khẳng định rằng, kết quả tác động của Dự án thực sự có ý nghĩa đối với người cận nghèo trong việc mua BHYT nói riêng và chăm sóc sức khỏe nói chung. Tuy nhiên, cho đến hiện tại số người cận nghèo được dự án hỗ trợ mua BHYT mới đạt 4.336/15.168 người, tương đương 28,6% và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc người cận nghèo không tham gia BHYT là do người dân chưa nhận thức về ý nghĩa của việc tham gia BHYT; hầu hết các đối tượng không có nghề nghiệp ổn định, nên thường xuyên lưu động mưu sinh ở nhiều địa phương khác; một số người còn mang tư tưởng trông chờ ỷ lại; sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền và phối hợp liên ngành, đoàn thể trong việc tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân tham gia BHYT tại một số địa phương, thực sự chưa cao, nhất là vùng nông thôn.
Để phấn đấu đạt tỷ lệ trên 50% người cận nghèo được hỗ trợ tham gia BHYT, trong 6 tháng cuối năm 2015, cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia BHYT thông qua việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến BHYT và tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn cho tuyến huyện, xã theo nội dung hoạt động của Dự án… để người dân nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc tham gia BHYT. Tranh thủ mọi nguồn lực hỗ trợ 10% giá trị thẻ BHYT còn lại cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt. Trong thời gian tới, ngành y tế cũng đang tranh thủ sự hỗ trợ của Dự án EU với số tiền dự kiến gần 250 triệu đồng cho hoạt động này và phấn đấu hỗ trợ cho khoảng 7.000 thẻ BHYT. Tăng cường triển khai các hoạt động Dự án (hợp phần BHYT) đảm bảo đúng tiến độ và đạt hiệu quả.
P.V: Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án, có những thuận lợi và khó khăn gì? Những giải pháp cụ thể, để nâng cao hiệu quả Dự án?
Ông Lường Văn Hom: Được sự quan tâm chỉ đạo và cam kết thực hiện Dự án của UBND tỉnh với Ban quản lý Dự án trung ương, sự phối hợp giữa các ngành từ tỉnh đến huyện nên các hoạt động triển khai được thuận lợi... Tuy nhiên, Dự án còn gặp nhiều khó khăn trong hỗ trợ mở rộng bao phủ BHYT; hoạt động hỗ trợ đối tượng thuộc hộ cận nghèo mua thẻ BHXH, Nhà nước hỗ trợ 70%, Dự án hỗ trợ 20% còn người dân phải đóng 10%. Mặc dù đã tổ chức tuyên truyền vận động, nhưng số tham gia mua thẻ BHYT còn thấp. Đội ngũ cán bộ y tế tại các bệnh viện huyện thiếu, nhất là cán bộ có trình độ đại học trở lên. Thời gian đào tạo các khóa chuyên môn tại các bệnh viện trung ương, do các bệnh viện trung ương tổ chức nên gây khó khăn cho các bệnh viện trong tỉnh khi cử cán bộ tham gia các khoa đào tạo.
Để nâng cao hiệu quả của Dự án, trong thời gian tới chúng tôi cần tiếp tục rà soát, đánh giá năng lực chuyên môn của cán bộ của các bệnh viện thực hiện Dự án; xác định các nhu cầu người bệnh và khả năng triển khai thực hiện của từng bệnh viện với từng kỹ thuật cụ thể; triển khai đào tạo cho các bệnh viện ngoài Dự án; tăng cường công tác kiểm tra giám sát của Ban quản lý Dự án đối với các bệnh viện, đơn vị thực hiện Dự án; tăng cường chỉ đạo các bệnh viện triển khai ngay các kỹ thuật được chuyển giao và đưa vào sử dụng các trang thiết bị y tế được đầu tư để phục vụ người bệnh; tăng cường xây dựng và sử dụng các quy trình quản lý trong công tác quản lý bệnh viện.