Năm 2015, mặc dù vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức của nền kinh tế, nhưng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong tìm kiếm thị trường xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm vẫn đạt mốc hơn 30 triệu USD. Tuy nhiên, để cán đích 60 triệu USD trong năm 2015, cần nhiều giải pháp tổng thể, trong bối cảnh các mặt hàng nông sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Trong 6 tháng đầu năm, mặt hàng may mặc đạt 15 ngàn sản phẩm, bằng 30,1% kế hoạch.
Bước sang năm 2015, sự hồi phục chậm của nền kinh tế tiếp tục ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Sở Công thương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để duy trì, cũng như đẩy mạnh giá trị xuất khẩu hàng hóa của địa phương. Trong đó, tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại và thương mại điện tử để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ trong và ngoài nước, nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm, xây dựng website thương mại điện tử... giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trên địa bàn. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu đạt mức tăng trưởng khá, hết tháng 6 giá trị xuất khẩu của tỉnh ước đạt trên 30 triệu USD bằng 50,1% so với kế hoạch, tăng 13,2% so với cùng kỳ.
Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn vẫn tập trung vào nhóm các mặt hàng khoáng sản như: bột đá Cacbonnat Can xi, đá block; nhóm các sản phẩm nông lâm sản như: bột sắn, tinh dầu quế, gỗ xẻ thanh, ván ép, đũa gỗ, giấy vàng mã, sứ điện. Trong đó, mặt hàng khoáng sản đạt trên 16,2 triệu USD chiếm tỷ trọng 54% kim ngạch xuất khẩu; tinh bột sắn ước đạt 7,5 triệu USD chiếm 25%, các sản phẩm từ gỗ ước đạt trên 1,5 triệu USD chiếm 5,2%.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu đạt mức tăng trưởng khá, tuy nhiên, nhiều mặt hàng được coi là thế mạnh của tỉnh nhất là nhóm mặt hàng nông lâm sản như chè, quế lại chưa đóng góp nhiều vào hoạt động xuất khẩu, đạt giá trị xuất khẩu thấp so với kế hoạch dự báo. Vẫn biết trong các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông lâm sản, việc tăng hay giảm giá trị xuất khẩu; mở rộng hay bị thu hẹp thị trường vốn không có gì lạ. Bởi thực tế, các mặt hàng này phần lớn đều chịu sự chi phối của thị trường Trung Quốc, “đỏng đảnh” như thời tiết. Tuy nhiên, nếu không có sự điều chỉnh kịp thời thì hàng nông sản còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi tham gia thị trường xuất khẩu liên tiếp gặp những rào cản kỹ thuật từ phía các đối tác về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Minh chứng rõ nhất là sản phẩm chè. Hiện nay rất ít các doanh nghiệp đầu tư cho nông dân trồng chè về giống, kỹ thuật canh tác, thu hái, bảo quản chè búp tươi và kiểm soát hệ thống bảo vệ thực vật, dẫn tới nguyên liệu quá xấu và không thể kiểm soát được số lượng, chất lượng để chủ động cung ứng cho khách hàng, nhất là không kiểm soát được dư lượng hóa chất tồn dư trong sản phẩm. Hệ quả là thời gian qua, nhiều lô hàng xuất khẩu đã bị trả lại, gây thiệt hại lớn về kinh tế và uy tín cho cả ngành chè. Hay các doanh nghiệp xuất khẩu quế cũng gặp không ít khó khăn thu mua nguyên liệu.
Bà Trần Thị Thơ - Phó giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất - Xuất nhập khẩu Phú Cường cho biết: “Thị trường xuất khẩu vỏ quế vẫn ổn định, tuy nhiên các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu. Do giá quế trong dân đẩy lên cao dẫn đến doanh nghiệp không thể thu mua quế. Từ đầu năm tới nay, doanh nghiệp mới thu mua được 70 tấn vỏ quế”. Bên cạnh thị trường bị thu hẹp thì nhiều doanh nghiệp cho rằng thủ tục xuất nhập khẩu ngày càng khó.
Ông Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc Công ty cổ phần Yên Thành cho biết: “Công ty chuyên xuất khẩu nông lâm sản (măng, thực phẩm khác và gỗ rừng trồng). Trước đây, thời gian chuẩn bị thủ tục xuất khẩu một lô hàng là một ngày thì nay tăng lên hai ngày. Nguyên nhân là từ tháng 2 tới nay, phải có giấy phép kiểm dịch thực vật đối với các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dù chi phí phát sinh để làm thủ tục này không nhiều nhưng Công ty phải điều thêm một nhân viên đi lo thủ tục kiểm dịch thực vật. Trong khi các đối tác của Công ty ở Nhật và Đài Loan đều không cần giấy phép này".
Trước những khó khăn trên, để hoàn thành mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 60 triệu USD, thời gian tới Sở Công thương, các doanh nghiệp cần triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là những mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Trong đó, tập trung chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng nhóm sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng của nhóm sản phẩm chế biến, chế tạo; ưu tiên phát triển công nghiệp áp dụng công nghệ cao để tăng nguồn hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, có sức cạnh tranh và giá trị tăng cao; tích cực đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, kết hợp với đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm.
Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch xúc tiến thương mại, phát triển thương mại điện tử, tập trung hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu; xây dựng thương hiệu, giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu mới. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời, cần chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết với nông dân trồng các loại nông sản theo quy trình quốc tế.
1751 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Năm 2015, mặc dù vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức của nền kinh tế, nhưng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong tìm kiếm thị trường xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm vẫn đạt mốc hơn 30 triệu USD. Tuy nhiên, để cán đích 60 triệu USD trong năm 2015, cần nhiều giải pháp tổng thể, trong bối cảnh các mặt hàng nông sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bước sang năm 2015, sự hồi phục chậm của nền kinh tế tiếp tục ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Sở Công thương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để duy trì, cũng như đẩy mạnh giá trị xuất khẩu hàng hóa của địa phương. Trong đó, tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại và thương mại điện tử để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ trong và ngoài nước, nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm, xây dựng website thương mại điện tử... giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trên địa bàn. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu đạt mức tăng trưởng khá, hết tháng 6 giá trị xuất khẩu của tỉnh ước đạt trên 30 triệu USD bằng 50,1% so với kế hoạch, tăng 13,2% so với cùng kỳ.
Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn vẫn tập trung vào nhóm các mặt hàng khoáng sản như: bột đá Cacbonnat Can xi, đá block; nhóm các sản phẩm nông lâm sản như: bột sắn, tinh dầu quế, gỗ xẻ thanh, ván ép, đũa gỗ, giấy vàng mã, sứ điện. Trong đó, mặt hàng khoáng sản đạt trên 16,2 triệu USD chiếm tỷ trọng 54% kim ngạch xuất khẩu; tinh bột sắn ước đạt 7,5 triệu USD chiếm 25%, các sản phẩm từ gỗ ước đạt trên 1,5 triệu USD chiếm 5,2%.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu đạt mức tăng trưởng khá, tuy nhiên, nhiều mặt hàng được coi là thế mạnh của tỉnh nhất là nhóm mặt hàng nông lâm sản như chè, quế lại chưa đóng góp nhiều vào hoạt động xuất khẩu, đạt giá trị xuất khẩu thấp so với kế hoạch dự báo. Vẫn biết trong các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông lâm sản, việc tăng hay giảm giá trị xuất khẩu; mở rộng hay bị thu hẹp thị trường vốn không có gì lạ. Bởi thực tế, các mặt hàng này phần lớn đều chịu sự chi phối của thị trường Trung Quốc, “đỏng đảnh” như thời tiết. Tuy nhiên, nếu không có sự điều chỉnh kịp thời thì hàng nông sản còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi tham gia thị trường xuất khẩu liên tiếp gặp những rào cản kỹ thuật từ phía các đối tác về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Minh chứng rõ nhất là sản phẩm chè. Hiện nay rất ít các doanh nghiệp đầu tư cho nông dân trồng chè về giống, kỹ thuật canh tác, thu hái, bảo quản chè búp tươi và kiểm soát hệ thống bảo vệ thực vật, dẫn tới nguyên liệu quá xấu và không thể kiểm soát được số lượng, chất lượng để chủ động cung ứng cho khách hàng, nhất là không kiểm soát được dư lượng hóa chất tồn dư trong sản phẩm. Hệ quả là thời gian qua, nhiều lô hàng xuất khẩu đã bị trả lại, gây thiệt hại lớn về kinh tế và uy tín cho cả ngành chè. Hay các doanh nghiệp xuất khẩu quế cũng gặp không ít khó khăn thu mua nguyên liệu.
Bà Trần Thị Thơ - Phó giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất - Xuất nhập khẩu Phú Cường cho biết: “Thị trường xuất khẩu vỏ quế vẫn ổn định, tuy nhiên các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu. Do giá quế trong dân đẩy lên cao dẫn đến doanh nghiệp không thể thu mua quế. Từ đầu năm tới nay, doanh nghiệp mới thu mua được 70 tấn vỏ quế”. Bên cạnh thị trường bị thu hẹp thì nhiều doanh nghiệp cho rằng thủ tục xuất nhập khẩu ngày càng khó.
Ông Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc Công ty cổ phần Yên Thành cho biết: “Công ty chuyên xuất khẩu nông lâm sản (măng, thực phẩm khác và gỗ rừng trồng). Trước đây, thời gian chuẩn bị thủ tục xuất khẩu một lô hàng là một ngày thì nay tăng lên hai ngày. Nguyên nhân là từ tháng 2 tới nay, phải có giấy phép kiểm dịch thực vật đối với các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dù chi phí phát sinh để làm thủ tục này không nhiều nhưng Công ty phải điều thêm một nhân viên đi lo thủ tục kiểm dịch thực vật. Trong khi các đối tác của Công ty ở Nhật và Đài Loan đều không cần giấy phép này".
Trước những khó khăn trên, để hoàn thành mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 60 triệu USD, thời gian tới Sở Công thương, các doanh nghiệp cần triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là những mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Trong đó, tập trung chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng nhóm sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng của nhóm sản phẩm chế biến, chế tạo; ưu tiên phát triển công nghiệp áp dụng công nghệ cao để tăng nguồn hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, có sức cạnh tranh và giá trị tăng cao; tích cực đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, kết hợp với đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm.
Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch xúc tiến thương mại, phát triển thương mại điện tử, tập trung hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu; xây dựng thương hiệu, giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu mới. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời, cần chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết với nông dân trồng các loại nông sản theo quy trình quốc tế.