Phát triển thương mại - dịch vụ là một trong những lĩnh vực mũi nhọn của thị xã Nghĩa Lộ, do đó, trong những năm qua, thị xã Nghĩa Lộ đã tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá tiềm năng của thị xã, từng bước xây dựng thương hiệu “Du lịch Mường Lò”, đồng thời quan tâm, nâng cấp, mở rộng chợ Mường Lò gắn với du lịch, coi đây là giải pháp quan trọng lồng ghép trong tiến trình xây dựng thị xã văn hóa du lịch vào năm 2020.
Người dân tới mua sắm tại chợ Mường Lò.
Đánh thức chợ Mường Lò
Chợ Mường Lò - nơi buôn bán sầm uất, điểm
hoạt động thương mại - dịch vụ lớn nhất của thị xã Nghĩa Lộ. Chợ kinh doanh đủ
các mặt hàng như: đồ gia dụng, vải, quần áo thổ cẩm dân tộc Thái, Khơ Mú,
Mông, Tày và trang sức. Xác định chợ phát triển sẽ thúc đẩy hoạt động thương
mại - dịch vụ của thị xã phát triển nên trong những năm qua, Nghĩa Lộ đã có nhiều
chính sách thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh về
thủ tục vay vốn, thủ tục hành chính… Đến nay, chợ Mường Lò đã có gần 400 hộ
kinh doanh, trung bình mỗi năm đóng góp cho ngân sách Nhà nước trên 500 triệu
đồng, giải quyết việc làm ổn định cho trên 1.000 lao động địa phương và lao
động vãng lai. Chợ Mường Lò phát triển cũng thu hút một lượng lớn khách du lịch
đến tham quan và mua sắm, bình quân mỗi tháng từ 300 - 500 khách du lịch trong
và ngoài nước.
Ông Nguyễn Thanh Long - Giám đốc Công ty
TNHH Quản lý, khai thác và kinh doanh chợ Mường Lò cho biết: “Thị xã xác định
chợ Mường Lò là trung tâm thương mại phục vụ việc trao đổi, mua bán của nhân
dân 4 huyện, thị phía Tây của tỉnh nhằm khai thác có hiệu quả thế mạnh của địa
phương về bản sắc văn hóa, ẩm thực và phát triển kinh tế. Hàng tháng, các hộ
kinh doanh ở đây đều thực hiện đóng góp đầy đủ ngân sách cho Nhà nước và tham
gia đầy đủ các hoạt động do địa phương phát động”.
Là một tiểu thương buôn hàng sắt, vật
liệu xây dựng tổng hợp tại chợ Mường Lò, chị Đỗ Thị Dung - chủ cửa hàng Sơn
Dung cho biết: “Trong thời gian kinh doanh ở đây tôi thường được chính quyền
địa phương, ban quản lý chợ tạo điều kiện rất tốt. Nhờ vậy mà hoạt động kinh
doanh của gia đình cũng ổn định hơn. Mỗi quý tôi đóng góp cho ngân sách Nhà
nước 75 triệu đồng tính theo giá trị hóa đơn bán ra”.
Cửa hàng sắt, vật
liệu xây dựng Sơn Dung mỗi quý đóng góp cho ngân sách Nhà nước 75 triệu đồng.
... Đến hoạt động du lịch
Cùng với việc quan tâm, nâng cấp mở rộng
chợ Mường Lò để thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển, những năm qua, thị xã
Nghĩa Lộ cũng tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá tiềm năng,
thế mạnh của thị xã như: tổ chức các hội chợ thương mại, hội chợ kích cầu hàng tiêu
dùng, hệ thống nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ được đầu
tư nâng cấp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách và nhân dân. Công tác
quản lý thị trường, kiểm tra kiểm soát giá cả, chất lượng các mặt hàng thiết
yếu được đẩy mạnh, xử lý kịp thời và dứt điểm những vi phạm nhằm đảm bảo môi
trường kinh doanh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Thị xã đã
từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Mường Lò, thông qua hình thức phát triển
du lịch cộng đồng tại 2 xã Nghĩa An và Nghĩa Lợi.
Đến năm 2015, Nghĩa Lộ có 25 doanh nghiệp,
1.210 hộ kinh doanh thương mại, 42 cơ sở hoạt động dịch vụ lưu trú, 182 cơ sở
hoạt động lĩnh vực ăn uống, 24 hộ hoạt động du lịch cộng đồng. Ngành du lịch
của thị xã bước đầu đã có những chuyển biến tích cực. Nếu như năm 2012, thị xã
chỉ đón và phục vụ 30 nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến thăm thì năm 2014,
con số này đã là 55 nghìn lượt. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của việc
hoàn thiện các hệ thống nhà hàng, khách sạn và các mô hình du lịch cộng đồng.
Là một trong 13 hộ được UBND thị xã Nghĩa
Lộ hỗ trợ làm du lịch cộng đồng cuối năm 2014, hộ gia đình bà Hoàng Thị Loan -
thôn Xà Rèn, xã Nghĩa Lợi đã tu sửa lại nhà cửa, mua sắm trang thiết bị. Bà bắt
đầu đón khách du lịch từ đầu năm 2015. Qua 6 tháng làm du lịch, khách đến
rất hài lòng về văn hóa và ẩm thực ở đây. Thời gian tới bà tiếp tục hoàn thiện
cơ sở vật chất để phục vụ khách du lịch tốt nhất.
Giải pháp phát triển
Đến năm 2020, thị xã Nghĩa Lộ phấn đấu
doanh thu dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống đạt 15,1%/năm, tổng mức bán lẻ
hàng hóa tăng bình quân 17%/năm, đón và phục vụ 60.000 lượt khách du lịch trong
và ngoài nước... Để thực hiện được những mục tiêu này, hiện nay, ngoài việc đầu
tư nâng cấp chợ Mường Lò theo hướng văn minh, hiện đại góp phần giải quyết
nhiều việc làm, tăng thu nhập cho các tiểu thương, thúc đẩy giao thương hàng hóa
tại thị xã Nghĩa Lộ, tăng nguồn ngân sách cho Nhà nước, thị xã cũng đặc biệt
quan tâm đến quy hoạch mới khu vực thương mại, dịch vụ, du lịch phía đông bắc
thị xã (theo tuyến đường ven suối Thia, các điểm đấu nối đường tránh quốc lộ
32, khu vực đồi Pú Lo...); tiếp tục quy hoạch quỹ đất có lợi thế để thu hút
phát triển thương mại, dịch vụ; tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng mô
hình du lịch cộng đồng tại xã Nghĩa An, xã Nghĩa Lợi và một số đơn vị có lợi
thế; xây dựng thương hiệu du lịch Mường Lò theo hướng du lịch tìm hiểu bản sắc
văn hóa dân tộc, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái nông nghiệp..., liên
kết tạo các tour, tuyến du lịch với các xã thuộc huyện phía Tây của tỉnh và các
tỉnh lân cận, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở thương mại, đa dạng chủng
loại hàng hóa, khuyến khích và thu hút các nhà phân phối lớn đầu tư vào thị xã,
nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính, ngân hàng, tín dụng, bưu chính - viễn
thông, vận tải, văn hoá, y tế, giáo dục…
1760 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Phát triển thương mại - dịch vụ là một trong những lĩnh vực mũi nhọn của thị xã Nghĩa Lộ, do đó, trong những năm qua, thị xã Nghĩa Lộ đã tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá tiềm năng của thị xã, từng bước xây dựng thương hiệu “Du lịch Mường Lò”, đồng thời quan tâm, nâng cấp, mở rộng chợ Mường Lò gắn với du lịch, coi đây là giải pháp quan trọng lồng ghép trong tiến trình xây dựng thị xã văn hóa du lịch vào năm 2020.
Đánh thức chợ Mường Lò
Chợ Mường Lò - nơi buôn bán sầm uất, điểm
hoạt động thương mại - dịch vụ lớn nhất của thị xã Nghĩa Lộ. Chợ kinh doanh đủ
các mặt hàng như: đồ gia dụng, vải, quần áo thổ cẩm dân tộc Thái, Khơ Mú,
Mông, Tày và trang sức. Xác định chợ phát triển sẽ thúc đẩy hoạt động thương
mại - dịch vụ của thị xã phát triển nên trong những năm qua, Nghĩa Lộ đã có nhiều
chính sách thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh về
thủ tục vay vốn, thủ tục hành chính… Đến nay, chợ Mường Lò đã có gần 400 hộ
kinh doanh, trung bình mỗi năm đóng góp cho ngân sách Nhà nước trên 500 triệu
đồng, giải quyết việc làm ổn định cho trên 1.000 lao động địa phương và lao
động vãng lai. Chợ Mường Lò phát triển cũng thu hút một lượng lớn khách du lịch
đến tham quan và mua sắm, bình quân mỗi tháng từ 300 - 500 khách du lịch trong
và ngoài nước.
Ông Nguyễn Thanh Long - Giám đốc Công ty
TNHH Quản lý, khai thác và kinh doanh chợ Mường Lò cho biết: “Thị xã xác định
chợ Mường Lò là trung tâm thương mại phục vụ việc trao đổi, mua bán của nhân
dân 4 huyện, thị phía Tây của tỉnh nhằm khai thác có hiệu quả thế mạnh của địa
phương về bản sắc văn hóa, ẩm thực và phát triển kinh tế. Hàng tháng, các hộ
kinh doanh ở đây đều thực hiện đóng góp đầy đủ ngân sách cho Nhà nước và tham
gia đầy đủ các hoạt động do địa phương phát động”.
Là một tiểu thương buôn hàng sắt, vật
liệu xây dựng tổng hợp tại chợ Mường Lò, chị Đỗ Thị Dung - chủ cửa hàng Sơn
Dung cho biết: “Trong thời gian kinh doanh ở đây tôi thường được chính quyền
địa phương, ban quản lý chợ tạo điều kiện rất tốt. Nhờ vậy mà hoạt động kinh
doanh của gia đình cũng ổn định hơn. Mỗi quý tôi đóng góp cho ngân sách Nhà
nước 75 triệu đồng tính theo giá trị hóa đơn bán ra”.
Cửa hàng sắt, vật
liệu xây dựng Sơn Dung mỗi quý đóng góp cho ngân sách Nhà nước 75 triệu đồng.
... Đến hoạt động du lịch
Cùng với việc quan tâm, nâng cấp mở rộng
chợ Mường Lò để thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển, những năm qua, thị xã
Nghĩa Lộ cũng tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá tiềm năng,
thế mạnh của thị xã như: tổ chức các hội chợ thương mại, hội chợ kích cầu hàng tiêu
dùng, hệ thống nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ được đầu
tư nâng cấp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách và nhân dân. Công tác
quản lý thị trường, kiểm tra kiểm soát giá cả, chất lượng các mặt hàng thiết
yếu được đẩy mạnh, xử lý kịp thời và dứt điểm những vi phạm nhằm đảm bảo môi
trường kinh doanh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Thị xã đã
từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Mường Lò, thông qua hình thức phát triển
du lịch cộng đồng tại 2 xã Nghĩa An và Nghĩa Lợi.
Đến năm 2015, Nghĩa Lộ có 25 doanh nghiệp,
1.210 hộ kinh doanh thương mại, 42 cơ sở hoạt động dịch vụ lưu trú, 182 cơ sở
hoạt động lĩnh vực ăn uống, 24 hộ hoạt động du lịch cộng đồng. Ngành du lịch
của thị xã bước đầu đã có những chuyển biến tích cực. Nếu như năm 2012, thị xã
chỉ đón và phục vụ 30 nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến thăm thì năm 2014,
con số này đã là 55 nghìn lượt. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của việc
hoàn thiện các hệ thống nhà hàng, khách sạn và các mô hình du lịch cộng đồng.
Là một trong 13 hộ được UBND thị xã Nghĩa
Lộ hỗ trợ làm du lịch cộng đồng cuối năm 2014, hộ gia đình bà Hoàng Thị Loan -
thôn Xà Rèn, xã Nghĩa Lợi đã tu sửa lại nhà cửa, mua sắm trang thiết bị. Bà bắt
đầu đón khách du lịch từ đầu năm 2015. Qua 6 tháng làm du lịch, khách đến
rất hài lòng về văn hóa và ẩm thực ở đây. Thời gian tới bà tiếp tục hoàn thiện
cơ sở vật chất để phục vụ khách du lịch tốt nhất.
Giải pháp phát triển
Đến năm 2020, thị xã Nghĩa Lộ phấn đấu
doanh thu dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống đạt 15,1%/năm, tổng mức bán lẻ
hàng hóa tăng bình quân 17%/năm, đón và phục vụ 60.000 lượt khách du lịch trong
và ngoài nước... Để thực hiện được những mục tiêu này, hiện nay, ngoài việc đầu
tư nâng cấp chợ Mường Lò theo hướng văn minh, hiện đại góp phần giải quyết
nhiều việc làm, tăng thu nhập cho các tiểu thương, thúc đẩy giao thương hàng hóa
tại thị xã Nghĩa Lộ, tăng nguồn ngân sách cho Nhà nước, thị xã cũng đặc biệt
quan tâm đến quy hoạch mới khu vực thương mại, dịch vụ, du lịch phía đông bắc
thị xã (theo tuyến đường ven suối Thia, các điểm đấu nối đường tránh quốc lộ
32, khu vực đồi Pú Lo...); tiếp tục quy hoạch quỹ đất có lợi thế để thu hút
phát triển thương mại, dịch vụ; tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng mô
hình du lịch cộng đồng tại xã Nghĩa An, xã Nghĩa Lợi và một số đơn vị có lợi
thế; xây dựng thương hiệu du lịch Mường Lò theo hướng du lịch tìm hiểu bản sắc
văn hóa dân tộc, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái nông nghiệp..., liên
kết tạo các tour, tuyến du lịch với các xã thuộc huyện phía Tây của tỉnh và các
tỉnh lân cận, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở thương mại, đa dạng chủng
loại hàng hóa, khuyến khích và thu hút các nhà phân phối lớn đầu tư vào thị xã,
nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính, ngân hàng, tín dụng, bưu chính - viễn
thông, vận tải, văn hoá, y tế, giáo dục…