Với điều kiện tương đối thuận lợi, nguồn nước dồi dào, thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu đã phát huy lợi thế, đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản, tăng thu nhập, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Nhiều hộ nông dân ở xã Hát Lừu đã tận dụng nguồn nước để nuôi trồng thủy sản.
Ông Lò Văn Phương, bản Hát 1 từng là cán bộ
huyện, đi nhiều và tham quan học hỏi khá nhiều mô hình phát triển kinh tế của
các địa phương. Ông cũng tìm đọc các tài liệu để áp dụng vào thực tế, thành công
có mà thất bại cũng nhiều. Nhận thấy tiềm năng về nguồn nước tương đối dồi dào,
sẵn có một số diện tích lúa ven suối năng suất thấp, ông đã mạnh dạn chuyển đổi
hơn 300m2 diện tích ruộng năng suất kém sang nuôi cá. Lúc đầu, ông chỉ thả xen
canh một số loại cá thuần chủng như: Trắm cỏ, chép, trôi. Sau 1 năm nuôi thử
nghiệm cho hiệu quả tương đối tốt, cá đạt trọng lượng trên 1kg, ngoài việc cải
thiện nhu cầu sinh hoạt của gia đình, ông cũng bán ra thị trường gần 1 tạ cá,
thu lãi gần 10 triệu đồng. Khi về nghỉ hưu, ông Phương tiếp tục vận động con
cháu và bà con dân bản tập trung khai thác tiềm năng về nguồn nước để nuôi
trồng thủy sản.
Thấy hiệu quả rõ rệt, nhiều hộ dân trong xã
đã mạnh dạn chuyển đổi, mở rộng diện tích ao nuôi để phát triển nuôi trồng thủy
sản. Điển hình như gia đình ông Lò Văn Hương, bản Lừu 1, nhận thấy hiệu quả của
việc nuôi trồng thủy sản đã mạnh dạn mở rộng và chuyển đổi những chân ruộng
trũng, năng suất kém sang nuôi cá. Từ hơn 500m2 ao ban đầu, đến nay, gia đình
ông Hương đã có 1.500m2 ao. Gia đình ông Lò Văn Cù, bản Lừu 1, cũng có 2.000m2
ao. Gia đình ông Lò Văn Păn là một trong những hộ có diện tích ao lớn nhất, nhì
xã với gần 3.000m2. Bình quân mỗi năm, gia đình ông Păn cũng xuất bán ra thị
trường 3 - 4 tạ cá, thu về trên 200 triệu đồng.
Là xã vùng cao, Hát Lừu có 743 hộ với trên
3.400 nhân khẩu, 100% đồng bào dân tộc Thái sinh sống tại 5 thôn, bản. Đời sống
người dân nơi đây vẫn tương đối khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, trên 49%. Trong
lộ trình xây dựng nông thôn mới, Hát Lừu đang tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi đa dạng ngành nghề với mục tiêu giảm nghèo
nhanh và bền vững, phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 5% số hộ nghèo. Tập trung khai
thác thế mạnh của địa phương là sẵn có nguồn nước tự nhiên tương đối dồi dào,
xã đang vận động nhân dân đẩy mạnh việc chuyển đổi những diện tích canh tác lúa
vùng trũng ven suối, năng suất kém sang nuôi trồng thuỷ sản để tăng thu nhập
cho nhân dân.
Từ một vài hộ nuôi thử nghiệm ban đầu, đến
nay, phong trào nuôi cá đã phát triển rộng khắp ra toàn xã, trong đó, tập trung
nhiều nhất là bản Hát 1, bản Lừu 1 và thôn Vũng Tàu. Tổng diện tích nuôi trồng
thủy sản của xã trên 9ha, sản lượng bình quân đạt trên 18 tấn và dự kiến năm
2015, sản lượng cá sẽ đạt khoảng 19 tấn.
Theo ông Lò Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã, đầu
ra của sản phẩm tương đối thuận lợi. Để thúc đẩy và khuyến khích nuôi trồng
thủy sản trong nhân dân, Hát Lừu đã xây dựng phương án thành lập hợp tác xã cá
sạch để trình UBND huyện phê duyệt. Chỉ nay mai, khi hợp tác xã đi vào hoạt
động, Hát Lừu sẽ là địa phương duy nhất của Trạm Tấu cung cấp nguồn cá sạch cho
huyện, đồng thời tạo điều kiện để người dân yên tâm mở rộng diện tích ao nuôi
và đầu tư cho việc nuôi trồng thủy sản.
1587 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Với điều kiện tương đối thuận lợi, nguồn nước dồi dào, thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu đã phát huy lợi thế, đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản, tăng thu nhập, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Ông Lò Văn Phương, bản Hát 1 từng là cán bộ
huyện, đi nhiều và tham quan học hỏi khá nhiều mô hình phát triển kinh tế của
các địa phương. Ông cũng tìm đọc các tài liệu để áp dụng vào thực tế, thành công
có mà thất bại cũng nhiều. Nhận thấy tiềm năng về nguồn nước tương đối dồi dào,
sẵn có một số diện tích lúa ven suối năng suất thấp, ông đã mạnh dạn chuyển đổi
hơn 300m2 diện tích ruộng năng suất kém sang nuôi cá. Lúc đầu, ông chỉ thả xen
canh một số loại cá thuần chủng như: Trắm cỏ, chép, trôi. Sau 1 năm nuôi thử
nghiệm cho hiệu quả tương đối tốt, cá đạt trọng lượng trên 1kg, ngoài việc cải
thiện nhu cầu sinh hoạt của gia đình, ông cũng bán ra thị trường gần 1 tạ cá,
thu lãi gần 10 triệu đồng. Khi về nghỉ hưu, ông Phương tiếp tục vận động con
cháu và bà con dân bản tập trung khai thác tiềm năng về nguồn nước để nuôi
trồng thủy sản.
Thấy hiệu quả rõ rệt, nhiều hộ dân trong xã
đã mạnh dạn chuyển đổi, mở rộng diện tích ao nuôi để phát triển nuôi trồng thủy
sản. Điển hình như gia đình ông Lò Văn Hương, bản Lừu 1, nhận thấy hiệu quả của
việc nuôi trồng thủy sản đã mạnh dạn mở rộng và chuyển đổi những chân ruộng
trũng, năng suất kém sang nuôi cá. Từ hơn 500m2 ao ban đầu, đến nay, gia đình
ông Hương đã có 1.500m2 ao. Gia đình ông Lò Văn Cù, bản Lừu 1, cũng có 2.000m2
ao. Gia đình ông Lò Văn Păn là một trong những hộ có diện tích ao lớn nhất, nhì
xã với gần 3.000m2. Bình quân mỗi năm, gia đình ông Păn cũng xuất bán ra thị
trường 3 - 4 tạ cá, thu về trên 200 triệu đồng.
Là xã vùng cao, Hát Lừu có 743 hộ với trên
3.400 nhân khẩu, 100% đồng bào dân tộc Thái sinh sống tại 5 thôn, bản. Đời sống
người dân nơi đây vẫn tương đối khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, trên 49%. Trong
lộ trình xây dựng nông thôn mới, Hát Lừu đang tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi đa dạng ngành nghề với mục tiêu giảm nghèo
nhanh và bền vững, phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 5% số hộ nghèo. Tập trung khai
thác thế mạnh của địa phương là sẵn có nguồn nước tự nhiên tương đối dồi dào,
xã đang vận động nhân dân đẩy mạnh việc chuyển đổi những diện tích canh tác lúa
vùng trũng ven suối, năng suất kém sang nuôi trồng thuỷ sản để tăng thu nhập
cho nhân dân.
Từ một vài hộ nuôi thử nghiệm ban đầu, đến
nay, phong trào nuôi cá đã phát triển rộng khắp ra toàn xã, trong đó, tập trung
nhiều nhất là bản Hát 1, bản Lừu 1 và thôn Vũng Tàu. Tổng diện tích nuôi trồng
thủy sản của xã trên 9ha, sản lượng bình quân đạt trên 18 tấn và dự kiến năm
2015, sản lượng cá sẽ đạt khoảng 19 tấn.
Theo ông Lò Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã, đầu
ra của sản phẩm tương đối thuận lợi. Để thúc đẩy và khuyến khích nuôi trồng
thủy sản trong nhân dân, Hát Lừu đã xây dựng phương án thành lập hợp tác xã cá
sạch để trình UBND huyện phê duyệt. Chỉ nay mai, khi hợp tác xã đi vào hoạt
động, Hát Lừu sẽ là địa phương duy nhất của Trạm Tấu cung cấp nguồn cá sạch cho
huyện, đồng thời tạo điều kiện để người dân yên tâm mở rộng diện tích ao nuôi
và đầu tư cho việc nuôi trồng thủy sản.