Sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, người dân ở huyện vùng cao Trạm Tấu đã có những chuyển biến tích cực trong cách nghĩ, cách làm, phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Lãnh đạo huyện Trạm Tấu và Trung tâm Giống cây trồng tỉnh kiểm tra mô hình trình diễn giống lúa lai 3 dòng tại xã Xà Hồ.
Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành,
huyện Trạm Tấu đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt và phổ biến các nội dung
Nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức
cho người dân. Huyện đã chủ động xây dựng Đề án phát triển kinh tế - xã hội
theo nội dung Nghị quyết 30a của Chính phủ; thành lập Ban chỉ đạo thực hiện
nghị quyết các cấp.
Trong 5 năm, với tổng kinh phí hỗ trợ trên
37 tỷ đồng, huyện đã thực hiện hỗ trợ công tác giao khoán, bảo vệ 1.474 ha rừng
với tổng số tiền trên 6,5 tỷ đồng; quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
trên 1,3 tỷ đồng; khai hoang và cải tạo trên 100ha ruộng bậc thang cho 950 lượt
hộ với kinh phí trên 1 tỷ đồng; cùng với đó là hỗ trợ xuất khẩu lao động, hỗ
trợ chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật tư, phân bón... Bên cạnh đó, Trạm
Tấu cũng được hỗ trợ kinh phí để thực hiện các chính sách giáo dục, đào tạo,
dạy nghề nâng cao kiến thức, tay nghề cho người lao động. Trong 5 năm, từ nguồn
vốn của chương trình giảm nghèo, huyện đã được đầu tư xây dựng, sửa chữa 33
công trình với tổng nguồn vốn trên 128 tỷ đồng. Trong đó, có 1 công trình
trường học; 8 công trình đường giao thông liên thôn; 17 công trình thủy lợi; 6
công trình nước sinh hoạt…
Nhờ thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn hỗ
trợ của Nhà nước, kinh tế - xã hội của huyện Trạm Tấu đã có những bước phát
triển quan trọng. Sản xuất nông nghiệp đã chuyển dần từ tự cung, tự cấp sang
sản xuất hàng hóa. Sản lượng lương thực từ 11.005 tấn năm 2011 tăng lên trên
19.000 tấn năm 2014; diện tích rừng được nhân dân bảo vệ và chăm sóc tốt; đàn gia
súc phát triển ổn định, chuyển từ thả rông sang hình thức chăn nuôi bán chăn
thả, nhân dân đã tích cực làm chuồng trại và trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc;
người dân đã biết áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nông, lâm nghiệp; việc
chuyển đổi diện tích lúa nước kém hiệu quả sang trồng ngô đồi đã mang lại hiệu
quả kinh tế cao cho người dân. Kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn từng bước
được đổi mới, đời sống của người dân được nâng cao.
Đến nay, 100% các xã có đường ô tô đến
trung tâm xã; 100% trường phổ thông dân tộc bán trú được xây dựng kiên cố… Hầu
hết người dân trên địa bàn huyện đã có đất để sản xuất, phong trào xây dựng kho
thóc khuyến học được nhân rộng, các chính sách an sinh xã hội được thực hiện
tốt góp phần nâng cao chất lượng dân trí, chất lượng cuộc sống cho người dân.
Ngoài ra, huyện còn được tăng cường 10 trí
thức trẻ tình nguyện về làm phó chủ tịch UBND xã tại 10 xã khó khăn đã góp phần
nâng cao năng lực cán bộ cơ sở, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn đề ra.
Với việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã góp phần quan trọng trong
công tác xóa đói, giảm nghèo của huyện, trong giai đoạn 2009 - 2014 bình quân
mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 6,5%; năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 49,5%.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Nghị
quyết 30a trên địa bàn Trạm Tấu cũng gặp không ít khó khăn do công tác xây dựng
và triển khai kế hoạch của các xã còn chậm, chưa cụ thể, khoa học. Đời sống của
nhân dân tuy đã được cải thiện song vẫn còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo có giảm
song vẫn chiếm tỷ lệ cao và chưa thực sự bền vững; một số chính sách hỗ trợ sản
xuất, tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân khó thực hiện do mức hỗ trợ
thấp. Tiến độ thực hiện một số chương trình còn chậm, nhất là trong xây dựng cơ
bản; việc lồng ghép các chương trình hỗ trợ giảm nghèo còn chồng chéo dẫn đến
hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí các tập đoàn, tổng công ty Nhà
nước cam kết giúp đỡ huyện theo chủ trương của Chính phủ còn rất hạn chế, gây
khó khăn cho việc triển khai thực hiện các đề án của chương trình.
Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm
nghèo bền vững trong giai đoạn 2015 - 2020, đặc biệt là việc triển khai thực
hiện Nghị quyết 30a, huyện Trạm Tấu sẽ tiếp tục kiện toàn ban chỉ đạo từ huyện
đến cơ sở; giao trách nhiệm cụ thể cho cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể trong
việc triển khai Nghị quyết; tiếp tục rà soát các nguồn lực để lồng ghép, xác định
nhu cầu đầu tư theo thứ tự ưu tiên các công trình trọng điểm; tiếp tục thực
hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí và chất
lượng nguồn nhân lực, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả và
chủ động đề xuất nhu cầu đầu tư với các tập đoàn, tổng công ty được phân công
giúp đỡ huyện, từ nguồn vốn 30a góp phần đưa huyện Trạm Tấu hoàn thành mục tiêu
giảm nghèo bền vững vào năm 2020.
1174 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, người dân ở huyện vùng cao Trạm Tấu đã có những chuyển biến tích cực trong cách nghĩ, cách làm, phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành,
huyện Trạm Tấu đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt và phổ biến các nội dung
Nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức
cho người dân. Huyện đã chủ động xây dựng Đề án phát triển kinh tế - xã hội
theo nội dung Nghị quyết 30a của Chính phủ; thành lập Ban chỉ đạo thực hiện
nghị quyết các cấp.
Trong 5 năm, với tổng kinh phí hỗ trợ trên
37 tỷ đồng, huyện đã thực hiện hỗ trợ công tác giao khoán, bảo vệ 1.474 ha rừng
với tổng số tiền trên 6,5 tỷ đồng; quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
trên 1,3 tỷ đồng; khai hoang và cải tạo trên 100ha ruộng bậc thang cho 950 lượt
hộ với kinh phí trên 1 tỷ đồng; cùng với đó là hỗ trợ xuất khẩu lao động, hỗ
trợ chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật tư, phân bón... Bên cạnh đó, Trạm
Tấu cũng được hỗ trợ kinh phí để thực hiện các chính sách giáo dục, đào tạo,
dạy nghề nâng cao kiến thức, tay nghề cho người lao động. Trong 5 năm, từ nguồn
vốn của chương trình giảm nghèo, huyện đã được đầu tư xây dựng, sửa chữa 33
công trình với tổng nguồn vốn trên 128 tỷ đồng. Trong đó, có 1 công trình
trường học; 8 công trình đường giao thông liên thôn; 17 công trình thủy lợi; 6
công trình nước sinh hoạt…
Nhờ thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn hỗ
trợ của Nhà nước, kinh tế - xã hội của huyện Trạm Tấu đã có những bước phát
triển quan trọng. Sản xuất nông nghiệp đã chuyển dần từ tự cung, tự cấp sang
sản xuất hàng hóa. Sản lượng lương thực từ 11.005 tấn năm 2011 tăng lên trên
19.000 tấn năm 2014; diện tích rừng được nhân dân bảo vệ và chăm sóc tốt; đàn gia
súc phát triển ổn định, chuyển từ thả rông sang hình thức chăn nuôi bán chăn
thả, nhân dân đã tích cực làm chuồng trại và trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc;
người dân đã biết áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nông, lâm nghiệp; việc
chuyển đổi diện tích lúa nước kém hiệu quả sang trồng ngô đồi đã mang lại hiệu
quả kinh tế cao cho người dân. Kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn từng bước
được đổi mới, đời sống của người dân được nâng cao.
Đến nay, 100% các xã có đường ô tô đến
trung tâm xã; 100% trường phổ thông dân tộc bán trú được xây dựng kiên cố… Hầu
hết người dân trên địa bàn huyện đã có đất để sản xuất, phong trào xây dựng kho
thóc khuyến học được nhân rộng, các chính sách an sinh xã hội được thực hiện
tốt góp phần nâng cao chất lượng dân trí, chất lượng cuộc sống cho người dân.
Ngoài ra, huyện còn được tăng cường 10 trí
thức trẻ tình nguyện về làm phó chủ tịch UBND xã tại 10 xã khó khăn đã góp phần
nâng cao năng lực cán bộ cơ sở, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn đề ra.
Với việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã góp phần quan trọng trong
công tác xóa đói, giảm nghèo của huyện, trong giai đoạn 2009 - 2014 bình quân
mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 6,5%; năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 49,5%.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Nghị
quyết 30a trên địa bàn Trạm Tấu cũng gặp không ít khó khăn do công tác xây dựng
và triển khai kế hoạch của các xã còn chậm, chưa cụ thể, khoa học. Đời sống của
nhân dân tuy đã được cải thiện song vẫn còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo có giảm
song vẫn chiếm tỷ lệ cao và chưa thực sự bền vững; một số chính sách hỗ trợ sản
xuất, tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân khó thực hiện do mức hỗ trợ
thấp. Tiến độ thực hiện một số chương trình còn chậm, nhất là trong xây dựng cơ
bản; việc lồng ghép các chương trình hỗ trợ giảm nghèo còn chồng chéo dẫn đến
hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí các tập đoàn, tổng công ty Nhà
nước cam kết giúp đỡ huyện theo chủ trương của Chính phủ còn rất hạn chế, gây
khó khăn cho việc triển khai thực hiện các đề án của chương trình.
Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm
nghèo bền vững trong giai đoạn 2015 - 2020, đặc biệt là việc triển khai thực
hiện Nghị quyết 30a, huyện Trạm Tấu sẽ tiếp tục kiện toàn ban chỉ đạo từ huyện
đến cơ sở; giao trách nhiệm cụ thể cho cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể trong
việc triển khai Nghị quyết; tiếp tục rà soát các nguồn lực để lồng ghép, xác định
nhu cầu đầu tư theo thứ tự ưu tiên các công trình trọng điểm; tiếp tục thực
hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí và chất
lượng nguồn nhân lực, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả và
chủ động đề xuất nhu cầu đầu tư với các tập đoàn, tổng công ty được phân công
giúp đỡ huyện, từ nguồn vốn 30a góp phần đưa huyện Trạm Tấu hoàn thành mục tiêu
giảm nghèo bền vững vào năm 2020.