Những năm qua, nhờ khai thác thế mạnh đất rừng, nhiều thanh niên ở xã An Lạc, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã bắt tay vào trồng rừng. Các mô hình này không chỉ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc mà còn góp phần giải quyết việc làm, giúp thanh niên cũng như người dân trong xã nâng cao thu nhập.
Nhờ trồng cây tre măng mai, gia đình anh Phùng Viết Hiền (xã An Lạc, huyện Lục Yên) đã có thu nhập ổn định.
Để mục sở thị rừng trồng ở An Lạc, Bí thư
Đoàn xã Vi Văn Huân dẫn tôi đến thôn 7 xem các mô hình trang trại của
đoàn viên thanh niên. Dọc hai bên đường, bạt ngàn những rừng keo đã đến chu kỳ
khai thác. Chàng thanh niên tôi gặp là Phùng Kim Tiến, sinh năm 1984. Tiến sinh
ra trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 2009, Tiến lập gia đình rồi ra ở
riêng, tài sản là hơn 3 sào ruộng nhưng cũng chỉ đủ ăn. Nhiều lúc, Tiến cũng định
đi làm thuê kiếm tiền chăm lo đời sống cho vợ con. Nhưng nhìn lại trong làng,
đám thanh niên cùng trang lứa đều rời quê phiêu tán tứ phương. Người làm công
nhân cho các doanh nghiệp, người làm phụ hồ nhưng cuối cùng cũng chỉ đủ chi
tiêu cho bản thân mình, mỗi lần về, tiền dành dụm cho gia đình cũng chẳng được
mấy đồng. Vả lại Tiến nghĩ, đồng đất quê mình đấy, sao mình không tận dụng thế
mạnh đất đai rộng lớn để lập nghiệp. Nghĩ là làm, năm 2009, Tiến bắt tay vào
trồng 3ha bồ đề.
Nhờ chịu khó học hỏi kỹ thuật chăm sóc và
trồng rừng nên rừng bồ đề của Tiến lên xanh tốt. Năm 2014, Tiến khai thác toàn
bộ diện tích bán được 220 triệu đồng. Số tiền này đủ để hai vợ chồng trang trải
cuộc sống hàng ngày. Không dừng lại ở đó, anh tiếp tục bỏ vốn trồng rừng bằng
các giống cây có giá trị kinh tế cao như keo lai.
Chỉ tay vào những cánh rừng mới trồng, anh
khoe: "Cây rừng của em bằng rừng 2 năm tuổi của người khác". Tiến
bảo: "Trồng rừng tuy lâu cho thu hoạch nhưng rất nhàn, không tốn nhiều
nhân lực, chỉ vất vả lúc trồng. Quan trọng nhất phải tuân thủ đúng kỹ thuật từ
cuốc hố, bón phân, khoảng cách giữa các cây, đặc biệt là phải phát quang cỏ
gianh thì đất mới tốt, cây mới phát triển nhanh. Chỉ 5 năm nữa, toàn bộ diện
tích keo này sẽ đem về cho gia đình em vài trăm triệu đồng. Nhờ trồng rừng mà cuộc
sống của gia đình em đã khá hơn trước rất nhiều, có tiền đầu tư cho con cái đi
học".
Rời nhà Phùng Kim Tiến, chúng tôi đến thăm
mô hình trồng măng mai của gia đình anh Phùng Viết Hiền. Trò chuyện với Hiền
được biết, trên diện tích đất đồi 4ha của gia đình trước đây, Hiền đã thử
nghiệm rất nhiều cây trồng nhưng đều thất bại. Mới đầu, Hiền bắt tay vào trồng
lạc và đậu tương nhưng đều không hiệu quả, rồi chuyển sang trồng sắn. Kể ra
những năm giá sắn lên cao cũng cho thu nhập khá nhưng khi đó, đường đi lại khó khăn
nên hay bị thương lái ép giá. Năm 2011, thấy ở nhiều nơi người ta trồng cây
măng mai cho giá trị kinh tế cao, Hiền đã mày mò học tập kinh nghiệm và trồng
thử trên 1.000 gốc măng. Đến nay, gia đình anh đã trồng được trên 2.000 gốc.
Sau 3 năm, những gốc tre đầu tiên của gia
đình anh đã cho thu nhập. Vụ măng vừa qua, gia đình anh đã thu được trên 10 tấn
măng tươi bán với giá 5.000 đồng/kg thu về gần 50 triệu đồng. Từ 2 bàn tay
trắng, gia đình anh mua sắm được đồ dùng, phương tiện đi lại như: Xe máy, ti
vi, tủ lạnh. Anh Hiền cho biết: "Lúc trước, kinh tế gia đình gặp nhiều khó
khăn. Từ khi trồng cây tre măng mai cuộc sống gia đình đã thay đổi nhiều, tới
đây, gia đình sẽ tiếp tục mở rộng trồng cây măng mai vì cho giá trị kinh tế cao
lại dễ trồng".
Nói chuyện thanh niên bám rừng lập nghiệp,
ông Lương Văn Ngụy - Chủ tịch UBND xã An Lạc cho biết: "Xã có 668 nóc nhà
với trên 2.704 nhân khẩu. Ruộng nước ít, tính ra mỗi khẩu cũng chỉ có 200m2
ruộng nước nên cũng chỉ đủ ăn là khá. Vì vậy, nhiều năm qua, hàng nghìn héc-ta
đất rừng trên địa bàn đã lần lượt được thanh niên và bà con trong xã trồng keo,
bạch đàn, quế, măng tre. Nhờ phát triển kinh tế hộ gia đình nên xây dựng được
phong trào Đoàn phát triển".
1631 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Những năm qua, nhờ khai thác thế mạnh đất rừng, nhiều thanh niên ở xã An Lạc, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã bắt tay vào trồng rừng. Các mô hình này không chỉ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc mà còn góp phần giải quyết việc làm, giúp thanh niên cũng như người dân trong xã nâng cao thu nhập.
Để mục sở thị rừng trồng ở An Lạc, Bí thư
Đoàn xã Vi Văn Huân dẫn tôi đến thôn 7 xem các mô hình trang trại của
đoàn viên thanh niên. Dọc hai bên đường, bạt ngàn những rừng keo đã đến chu kỳ
khai thác. Chàng thanh niên tôi gặp là Phùng Kim Tiến, sinh năm 1984. Tiến sinh
ra trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 2009, Tiến lập gia đình rồi ra ở
riêng, tài sản là hơn 3 sào ruộng nhưng cũng chỉ đủ ăn. Nhiều lúc, Tiến cũng định
đi làm thuê kiếm tiền chăm lo đời sống cho vợ con. Nhưng nhìn lại trong làng,
đám thanh niên cùng trang lứa đều rời quê phiêu tán tứ phương. Người làm công
nhân cho các doanh nghiệp, người làm phụ hồ nhưng cuối cùng cũng chỉ đủ chi
tiêu cho bản thân mình, mỗi lần về, tiền dành dụm cho gia đình cũng chẳng được
mấy đồng. Vả lại Tiến nghĩ, đồng đất quê mình đấy, sao mình không tận dụng thế
mạnh đất đai rộng lớn để lập nghiệp. Nghĩ là làm, năm 2009, Tiến bắt tay vào
trồng 3ha bồ đề.
Nhờ chịu khó học hỏi kỹ thuật chăm sóc và
trồng rừng nên rừng bồ đề của Tiến lên xanh tốt. Năm 2014, Tiến khai thác toàn
bộ diện tích bán được 220 triệu đồng. Số tiền này đủ để hai vợ chồng trang trải
cuộc sống hàng ngày. Không dừng lại ở đó, anh tiếp tục bỏ vốn trồng rừng bằng
các giống cây có giá trị kinh tế cao như keo lai.
Chỉ tay vào những cánh rừng mới trồng, anh
khoe: "Cây rừng của em bằng rừng 2 năm tuổi của người khác". Tiến
bảo: "Trồng rừng tuy lâu cho thu hoạch nhưng rất nhàn, không tốn nhiều
nhân lực, chỉ vất vả lúc trồng. Quan trọng nhất phải tuân thủ đúng kỹ thuật từ
cuốc hố, bón phân, khoảng cách giữa các cây, đặc biệt là phải phát quang cỏ
gianh thì đất mới tốt, cây mới phát triển nhanh. Chỉ 5 năm nữa, toàn bộ diện
tích keo này sẽ đem về cho gia đình em vài trăm triệu đồng. Nhờ trồng rừng mà cuộc
sống của gia đình em đã khá hơn trước rất nhiều, có tiền đầu tư cho con cái đi
học".
Rời nhà Phùng Kim Tiến, chúng tôi đến thăm
mô hình trồng măng mai của gia đình anh Phùng Viết Hiền. Trò chuyện với Hiền
được biết, trên diện tích đất đồi 4ha của gia đình trước đây, Hiền đã thử
nghiệm rất nhiều cây trồng nhưng đều thất bại. Mới đầu, Hiền bắt tay vào trồng
lạc và đậu tương nhưng đều không hiệu quả, rồi chuyển sang trồng sắn. Kể ra
những năm giá sắn lên cao cũng cho thu nhập khá nhưng khi đó, đường đi lại khó khăn
nên hay bị thương lái ép giá. Năm 2011, thấy ở nhiều nơi người ta trồng cây
măng mai cho giá trị kinh tế cao, Hiền đã mày mò học tập kinh nghiệm và trồng
thử trên 1.000 gốc măng. Đến nay, gia đình anh đã trồng được trên 2.000 gốc.
Sau 3 năm, những gốc tre đầu tiên của gia
đình anh đã cho thu nhập. Vụ măng vừa qua, gia đình anh đã thu được trên 10 tấn
măng tươi bán với giá 5.000 đồng/kg thu về gần 50 triệu đồng. Từ 2 bàn tay
trắng, gia đình anh mua sắm được đồ dùng, phương tiện đi lại như: Xe máy, ti
vi, tủ lạnh. Anh Hiền cho biết: "Lúc trước, kinh tế gia đình gặp nhiều khó
khăn. Từ khi trồng cây tre măng mai cuộc sống gia đình đã thay đổi nhiều, tới
đây, gia đình sẽ tiếp tục mở rộng trồng cây măng mai vì cho giá trị kinh tế cao
lại dễ trồng".
Nói chuyện thanh niên bám rừng lập nghiệp,
ông Lương Văn Ngụy - Chủ tịch UBND xã An Lạc cho biết: "Xã có 668 nóc nhà
với trên 2.704 nhân khẩu. Ruộng nước ít, tính ra mỗi khẩu cũng chỉ có 200m2
ruộng nước nên cũng chỉ đủ ăn là khá. Vì vậy, nhiều năm qua, hàng nghìn héc-ta
đất rừng trên địa bàn đã lần lượt được thanh niên và bà con trong xã trồng keo,
bạch đàn, quế, măng tre. Nhờ phát triển kinh tế hộ gia đình nên xây dựng được
phong trào Đoàn phát triển".