Theo thông tin của Bảo tàng tỉnh Yên Bái, Bảo tàng vừa phát hiện bãi đá khắc cổ nằm rải rác trên địa bàn thôn Tà Ghênh, Mí Háng cách trụ sở xã Lao Chải (Mù Cang Chải) 3 km về hướng Nam có tọa độ từ khoảng 21o 49’4’’B, 103 độ 59’49’’Đ (ảnh).
Các khối phiến đá sa thạch khắc cổ nằm rải
rác, cách nhau từ 20 mét đến 10 km, có khối chìm, khối nổi trên sườn dốc cách
các khe suối nhỏ khoảng 100 - 200 mét. Các nhà nghiên cứu xác định theo trục
dọc 1 km chiều Đông - Tây của sườn đông dãy núi thoải, theo dòng suối nhỏ Mí
Háng đã phát hiện khoảng 20 khối đá tảng, đá phiến có dạng hình tháp, hình trái
núi, hình con rùa, hình mặt phẳng nghiêng, trên đó chạm khắc nhiều hình nhưng
nổi bật là hình ruộng bậc thang và đã chọn 6 khối đá có hình khắc tiêu biểu có thể
tích từ 2 đến 50 mét khối đá liền khối còn nguyên vẹn để nghiên cứu.
Cận cảnh bề mặt phiến đá sa thạch
khắc cổ.
Theo nhận định ban đầu của các nhà chuyên
môn, đây không phải là ký hiệu cột mốc, không phải là họa địa đồ mà chỉ có thể
là bản thông điệp thiết kế ruộng bậc thang của người xưa hoặc họa lại tác phẩm
ruộng bậc thang trên đá của người bản địa.
Từ thực tế có thể thấy, các bức họa khắc
trên đá giống ruộng bậc thang hiện tại của đồng bào Mông đang canh tác và mở
rộng. Việc nghiên cứu phát hiện bãi đá khắc cổ tri thức bản địa đã mở ra tiềm
năng nghiên cứu mở rộng. Đây sẽ là cơ sở để các nhà hoạch định, quy hoạch phát
triển du lịch khám phá, qua đó nâng tầm giá trị Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang
Mù Cang Chải.
1211 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Theo thông tin của Bảo tàng tỉnh Yên Bái, Bảo tàng vừa phát hiện bãi đá khắc cổ nằm rải rác trên địa bàn thôn Tà Ghênh, Mí Háng cách trụ sở xã Lao Chải (Mù Cang Chải) 3 km về hướng Nam có tọa độ từ khoảng 21o 49’4’’B, 103 độ 59’49’’Đ (ảnh).
.ExternalClass86D85F4377284F128866568D6BC0076A .shape {
}
Các khối phiến đá sa thạch khắc cổ nằm rải
rác, cách nhau từ 20 mét đến 10 km, có khối chìm, khối nổi trên sườn dốc cách
các khe suối nhỏ khoảng 100 - 200 mét. Các nhà nghiên cứu xác định theo trục
dọc 1 km chiều Đông - Tây của sườn đông dãy núi thoải, theo dòng suối nhỏ Mí
Háng đã phát hiện khoảng 20 khối đá tảng, đá phiến có dạng hình tháp, hình trái
núi, hình con rùa, hình mặt phẳng nghiêng, trên đó chạm khắc nhiều hình nhưng
nổi bật là hình ruộng bậc thang và đã chọn 6 khối đá có hình khắc tiêu biểu có thể
tích từ 2 đến 50 mét khối đá liền khối còn nguyên vẹn để nghiên cứu.
Cận cảnh bề mặt phiến đá sa thạch
khắc cổ.
Theo nhận định ban đầu của các nhà chuyên
môn, đây không phải là ký hiệu cột mốc, không phải là họa địa đồ mà chỉ có thể
là bản thông điệp thiết kế ruộng bậc thang của người xưa hoặc họa lại tác phẩm
ruộng bậc thang trên đá của người bản địa.
Từ thực tế có thể thấy, các bức họa khắc
trên đá giống ruộng bậc thang hiện tại của đồng bào Mông đang canh tác và mở
rộng. Việc nghiên cứu phát hiện bãi đá khắc cổ tri thức bản địa đã mở ra tiềm
năng nghiên cứu mở rộng. Đây sẽ là cơ sở để các nhà hoạch định, quy hoạch phát
triển du lịch khám phá, qua đó nâng tầm giá trị Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang
Mù Cang Chải.