Ngày 1/8/2015, huyện Mù Cang Chải tổ chức hội nghị tổng kết dự án giảm nghèo giai đoạn 2010 - 2015 và triển khai phương hướng nhiệm vụ đến năm 2018. Dự và chỉ đạo hội nghị về phía tỉnh có ông Nguyễn Thành Giang - Phó Giám đốc ban quản lý dự án giảm nghèo tỉnh Yên Bái, về phía huyện có đồng chí Vũ Đình Lợi - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, đồng chí Vũ Tiến Đức - Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban quản lý dự án giảm nghèo huyện, lãnh đạo HĐND, UBND huyện, các thành viên ban quản lý dự án huyện và các ban phát triển xã của các xã nằm trong dự án.
Đồng chí Vũ Tiến Đức - Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động của dự án
Với đặc thù là một huyện vùng cao, trình độ dân trí còn hạn chế đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên trong 5 năm qua dự án giảm nghèo giai đoạn II huyện Mù Cang Chải đã biết kế thừa những kết quả đã đạt được của Dự án Giảm nghèo giai đoạn I trên địa bàn 13 xã của huyện. Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2, từ năm 2010 - 2015 đã chọn ra 09 xã để thực hiện đó là các xã: Nậm Có, Nậm Khắt; La Pán Tẩn; Dế Xu Phình; Chế Cu Nha; Mồ Dề; Chế Tạo; Lao Chải; Khao Mang, với tổng số 4 hợp phần chính là phát triển kinh tế huyện, ngân sách phát triển xã, tăng cường năng lực và truyền thông và dự án tham gia quản lý, giám sát đánh giá theo dõi các hợp phần. Trong đó riêng hợp phần 2 và 3 có 9 tiểu hợp phần. Với mục tiêu cụ thể của dự án là “Nâng cao mức sống của người hưởng lợi từ các xã nằm trong dự án thông qua việc tiếp cận cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tăng cường năng lực, thể chế của chính quyền cơ sở và năng lực sản xuất của cộng đồng, địa phương, tạo sự liên kết giữa thị trường với người trực tiếp kinh doanh cho người dân nhất là hộ nghèo ở các xã nằm trong Dự án”. Với nhiều hoạt động đa dạng được triển khai và lồng ghép chặt chẽ với nhau như cải thiện cơ sở hạ tầng từ huyện đến cơ sở; hỗ trợ phát triển sản xuất; phát triển thị trường; đào tạo nâng cao năng lực cán bộ các cấp từ huyện đến xã, thôn xóm và người dân đã trở thành một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến sinh kế của người dân và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, tăng thu nhập cho người nghèo. Nhất là vai trò làm chủ đầu tư của cấp xã và tăng cường sự tham gia của cộng đồng người dân trong quá trình tổ chức thực hiện là một trong những nguyên tắc thực hiện của Dự án, đảm bảo được tính minh bạch, công khai, dân chủ. Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 nhờ có sự vào cuộc sâu rộng của các cấp, sự quan tâm của địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, có tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Sau 5 năm tổ chức thực hiện đã đầu tư 1.035 hoạt động lớn nhỏ với tổng mức đầu tư là 123 tỷ 988,3 triệu đồng (trong đó vốn WB là 104 tỷ 790 triệu đồng, vốn đối ứng là 10 tỷ 517,3 triệu đồng, vốn dân góp là 8 tỷ 680,6, triệu đồng). Tập trung vào cải thiện cơ sở hạ tầng thôn bản, hỗ trợ sản xuất, hoạt động tăng cường năng lực, qua việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt và các công trình công cộng; hỗ trợ chăn nuôi, trồng trọt và sản xuất dịch vụ; tham gia các khóa tập huấn, thăm quan học hỏi kinh nghiệm và phân cấp quản lý 1.009/1.035 hoạt động cho cấp xã làm chủ đầu tư. Trong đó các hoạt động cải thiện cơ sở hạ tầng: là 299 công trình tiểu dự án (TDA), trong đó có 25 công trình do huyện làm chủ đầu tư, 264 công trình cấp xã làm chủ đầu tư) cải thiện cơ sở hạ tầng là: 13 công trình cấp nước tập trung đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho trên 552 hộ dân của các xã nằm trong dự án; 61 công trình thủy lợi trực tiếp cung ứng nước tưới tiêu cho hơn 900 ha lúa và hoa màu với 2.493 hộ được hưởng lợi; 131 công trình đường giao thông có tổng chiều dài là 226,1km cho các thôn bản và đường vào khu sản xuất, 1.726m ngầm tràn, cầu cống qua suối; 01 nhà sinh hoạt cộng đồng với 101m2 cho người dân của 9 xã trong dự án được hưởng lợi.
Với 499 hoạt động sinh kế khác nhau, trong đó có 1 hoạt động liên kết thị trường do huyện làm chủ đầu tư; 498 tiểu dự án sinh kế do xã làm chủ đầu tư, với 27 loại hình sinh kế khác nhau, trong đó chăn nuôi chiếm 85%; trồng trọt chiếm 8%; hoạt động xã hội 6% và các hoạt động thủ công mỹ nghệ 1%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn huyện xuống còn 56,55% năm 2014; Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 tăng lên 13 triệu đồng/người, gấp đôi so với năm 2010; Tạo việc làm cho ít nhất 2.500 lao động/năm và sau 5 năm đã tạo thêm việc làm ổn định cho 3.911 lao động trong toàn huyện; 100% số thôn bản, 70% phụ nữ trong độ tuổi lao động của các xã nằm trong Dự án được hưởng lợi; đến năm 2014, 80% hộ gia đình của toàn huyện được sử dụng nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn, diện tích ruộng được cấp nước tưới tiêu tặng lên 4.260 ha năm 2014. Ngoài ra còn có 96,5% các hộ nghèo được tham gia các Dự án cải thiện sinh kế, 100% cán bộ Dự án của huyện, xã thôn bản được tập huấn cải thiện kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Từ cách làm đến phương thức thực hiện của dự án từ huyện đến cơ sở đã tạo cho bộ mặt nông thôn mới của các xã nằm trong dự án được đổi thay. Người dân đã thực sự biết vận dụng nhiều cách làm hay đáp ứng với thực tiến để tham gia sản xuất, chăn nuôi như thành lập nhóm sở thích đạt hiệu quả như Chế Tạo, Mồ Dề, Khao Mang, Dế Xu Phình, Nậm Khắt, Lao Chải.
Tại hội nghị, đã nhiều ý kiến tham gia thảo luận tập trung vào bàn về một số giải pháp cho giai đoạn kéo dài của dự án, nhất là ở các tiểu hợp phần và sinh kế, cần kịp thời, đúng tiến độ…nhất là ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo ban quản lý dự án tỉnh và huyện ủy, đã đề nghị ban quản lý dự án huyện cần nhanh chóng kiện toàn lại ban phát triển xã, nhanh chóng đi vào hoạt động; cần nâng cao hoạt động giám sát để nâng cao chất lượng các tiểu hợp phần của dứ án; tăng cường đầu tư đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ của ban và cần có sự vào cuộc rộng rãi của các ngành để dự án đi vào hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương. Tại hội nghị Ban quản lý dự án huyện cũng đã tặng giấy khen cho 7 tập thể và 7 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động của dự án sau 5 năm./.
1107 lượt xem
(Theo Trang TTĐT Mù Cang Chải)
Ngày 1/8/2015, huyện Mù Cang Chải tổ chức hội nghị tổng kết dự án giảm nghèo giai đoạn 2010 - 2015 và triển khai phương hướng nhiệm vụ đến năm 2018. Dự và chỉ đạo hội nghị về phía tỉnh có ông Nguyễn Thành Giang - Phó Giám đốc ban quản lý dự án giảm nghèo tỉnh Yên Bái, về phía huyện có đồng chí Vũ Đình Lợi - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, đồng chí Vũ Tiến Đức - Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban quản lý dự án giảm nghèo huyện, lãnh đạo HĐND, UBND huyện, các thành viên ban quản lý dự án huyện và các ban phát triển xã của các xã nằm trong dự án.
Với đặc thù là một huyện vùng cao, trình độ dân trí còn hạn chế đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên trong 5 năm qua dự án giảm nghèo giai đoạn II huyện Mù Cang Chải đã biết kế thừa những kết quả đã đạt được của Dự án Giảm nghèo giai đoạn I trên địa bàn 13 xã của huyện. Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2, từ năm 2010 - 2015 đã chọn ra 09 xã để thực hiện đó là các xã: Nậm Có, Nậm Khắt; La Pán Tẩn; Dế Xu Phình; Chế Cu Nha; Mồ Dề; Chế Tạo; Lao Chải; Khao Mang, với tổng số 4 hợp phần chính là phát triển kinh tế huyện, ngân sách phát triển xã, tăng cường năng lực và truyền thông và dự án tham gia quản lý, giám sát đánh giá theo dõi các hợp phần. Trong đó riêng hợp phần 2 và 3 có 9 tiểu hợp phần. Với mục tiêu cụ thể của dự án là “Nâng cao mức sống của người hưởng lợi từ các xã nằm trong dự án thông qua việc tiếp cận cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tăng cường năng lực, thể chế của chính quyền cơ sở và năng lực sản xuất của cộng đồng, địa phương, tạo sự liên kết giữa thị trường với người trực tiếp kinh doanh cho người dân nhất là hộ nghèo ở các xã nằm trong Dự án”. Với nhiều hoạt động đa dạng được triển khai và lồng ghép chặt chẽ với nhau như cải thiện cơ sở hạ tầng từ huyện đến cơ sở; hỗ trợ phát triển sản xuất; phát triển thị trường; đào tạo nâng cao năng lực cán bộ các cấp từ huyện đến xã, thôn xóm và người dân đã trở thành một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến sinh kế của người dân và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, tăng thu nhập cho người nghèo. Nhất là vai trò làm chủ đầu tư của cấp xã và tăng cường sự tham gia của cộng đồng người dân trong quá trình tổ chức thực hiện là một trong những nguyên tắc thực hiện của Dự án, đảm bảo được tính minh bạch, công khai, dân chủ. Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 nhờ có sự vào cuộc sâu rộng của các cấp, sự quan tâm của địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, có tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Sau 5 năm tổ chức thực hiện đã đầu tư 1.035 hoạt động lớn nhỏ với tổng mức đầu tư là 123 tỷ 988,3 triệu đồng (trong đó vốn WB là 104 tỷ 790 triệu đồng, vốn đối ứng là 10 tỷ 517,3 triệu đồng, vốn dân góp là 8 tỷ 680,6, triệu đồng). Tập trung vào cải thiện cơ sở hạ tầng thôn bản, hỗ trợ sản xuất, hoạt động tăng cường năng lực, qua việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt và các công trình công cộng; hỗ trợ chăn nuôi, trồng trọt và sản xuất dịch vụ; tham gia các khóa tập huấn, thăm quan học hỏi kinh nghiệm và phân cấp quản lý 1.009/1.035 hoạt động cho cấp xã làm chủ đầu tư. Trong đó các hoạt động cải thiện cơ sở hạ tầng: là 299 công trình tiểu dự án (TDA), trong đó có 25 công trình do huyện làm chủ đầu tư, 264 công trình cấp xã làm chủ đầu tư) cải thiện cơ sở hạ tầng là: 13 công trình cấp nước tập trung đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho trên 552 hộ dân của các xã nằm trong dự án; 61 công trình thủy lợi trực tiếp cung ứng nước tưới tiêu cho hơn 900 ha lúa và hoa màu với 2.493 hộ được hưởng lợi; 131 công trình đường giao thông có tổng chiều dài là 226,1km cho các thôn bản và đường vào khu sản xuất, 1.726m ngầm tràn, cầu cống qua suối; 01 nhà sinh hoạt cộng đồng với 101m2 cho người dân của 9 xã trong dự án được hưởng lợi.
Với 499 hoạt động sinh kế khác nhau, trong đó có 1 hoạt động liên kết thị trường do huyện làm chủ đầu tư; 498 tiểu dự án sinh kế do xã làm chủ đầu tư, với 27 loại hình sinh kế khác nhau, trong đó chăn nuôi chiếm 85%; trồng trọt chiếm 8%; hoạt động xã hội 6% và các hoạt động thủ công mỹ nghệ 1%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn huyện xuống còn 56,55% năm 2014; Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 tăng lên 13 triệu đồng/người, gấp đôi so với năm 2010; Tạo việc làm cho ít nhất 2.500 lao động/năm và sau 5 năm đã tạo thêm việc làm ổn định cho 3.911 lao động trong toàn huyện; 100% số thôn bản, 70% phụ nữ trong độ tuổi lao động của các xã nằm trong Dự án được hưởng lợi; đến năm 2014, 80% hộ gia đình của toàn huyện được sử dụng nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn, diện tích ruộng được cấp nước tưới tiêu tặng lên 4.260 ha năm 2014. Ngoài ra còn có 96,5% các hộ nghèo được tham gia các Dự án cải thiện sinh kế, 100% cán bộ Dự án của huyện, xã thôn bản được tập huấn cải thiện kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Từ cách làm đến phương thức thực hiện của dự án từ huyện đến cơ sở đã tạo cho bộ mặt nông thôn mới của các xã nằm trong dự án được đổi thay. Người dân đã thực sự biết vận dụng nhiều cách làm hay đáp ứng với thực tiến để tham gia sản xuất, chăn nuôi như thành lập nhóm sở thích đạt hiệu quả như Chế Tạo, Mồ Dề, Khao Mang, Dế Xu Phình, Nậm Khắt, Lao Chải.
Tại hội nghị, đã nhiều ý kiến tham gia thảo luận tập trung vào bàn về một số giải pháp cho giai đoạn kéo dài của dự án, nhất là ở các tiểu hợp phần và sinh kế, cần kịp thời, đúng tiến độ…nhất là ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo ban quản lý dự án tỉnh và huyện ủy, đã đề nghị ban quản lý dự án huyện cần nhanh chóng kiện toàn lại ban phát triển xã, nhanh chóng đi vào hoạt động; cần nâng cao hoạt động giám sát để nâng cao chất lượng các tiểu hợp phần của dứ án; tăng cường đầu tư đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ của ban và cần có sự vào cuộc rộng rãi của các ngành để dự án đi vào hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương. Tại hội nghị Ban quản lý dự án huyện cũng đã tặng giấy khen cho 7 tập thể và 7 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động của dự án sau 5 năm./.