Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), diện mạo nông thôn của huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã có bước phát triển vượt bậc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, cơ sở hạ tầng từng bước hoàn thiện...
Chợ Tân Đồng được đầu tư đáp ứng nhu cầu giao lưu, trao đổi hàng hóa cho người dân địa phương.
Thời điểm cuối năm 2010, toàn huyện có 9 xã đạt tiêu chí thủy lợi, 10 xã đạt tiêu chí về giáo dục, 10 xã đạt tiêu chí y tế, 7 xã đạt tiêu chí văn hóa, 6 xã đạt tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, 21 xã đạt tiêu chí an ninh trật tự được giữ vững, các tiêu chí còn lại các xã đều chưa đạt.
Bà Triệu Thị Bích Liệu - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Với xuất phát điểm rất thấp, nguồn lực đầu tư hạn chế, Trấn Yên đối mặt với khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động, đời sống chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp nên huyện chú trọng tập trung công tác tuyên truyền sâu rộng, tạo sự đồng thuận, giúp nhân dân hiểu và cộng đồng trách nhiệm cùng cấp ủy, chính quyền. Hơn thế, lộ trình thực hiện XDNTM được huyện xác định rõ, với phương châm lựa chọn các tiêu chí dễ làm và cần ít kinh phí thực hiện trước. Trước tiên, huyện đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Trong 4 năm (2011 - 2014) đã có 98 lớp đào tạo nghề cho hơn 2.856 lao động. Hướng đi này đã giúp Trấn Yên phần nào nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 28% năm 2014, hơn 80% lao động có việc làm thường xuyên, hàng năm còn tổ chức gần 500 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân…”.
|
Đến nay, huyện Trấn Yên có 3 xã được công nhận xã nông thôn mới, chiếm 14,3%; 15 xã đạt từ 10 tiêu chí, chiếm 71,4%; 3 xã đạt 5 - 9 tiêu chí, chiếm 14,3%. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện; thu nhập bình quân năm 2014 đạt 21,54 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 16,63%, số hộ có nhà kiên cố và khang trang ngày càng tăng. |
Cùng với công tác đào tạo nghề, Trấn Yên tăng cường chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế; ban hành các văn bản hướng dẫn về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất. Đặc biệt, công tác dồn điền, đổi thửa được chỉ đạo quyết liệt và đã hoàn thành hơn 6.482ha, tạo điều kiện cho huyện đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Bên cạnh đó, Trấn Yên tập trung chỉ đạo chuyển đổi mạnh mẽ sản xuất theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn gắn liền với chế biến, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có thế mạnh trên địa bàn như: Trồng dâu tằm ở Việt Thành, trồng rừng và chế biến gỗ rừng trồng ở Hưng Thịnh, chế biến tiêu thụ chè ở Bảo Hưng…
Qua đây, các mô hình đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong sản xuất, định hình vững chắc được một số vùng sản xuất tập trung gắn với chế biến. Vì vậy, đến hết năm 2014, diện tích mở rộng và tập trung đầu tư, thâm canh nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng sản xuất hàng hóa tăng đáng kể. Cụ thể, tổng diện tích tre Bát độ trên 2.000ha, sản lượng khai thác 18.500 tấn; trồng thay thế 337ha chè già cỗi bằng các giống chè chất lượng cao, duy trì ổn định trên 2.000ha, sản lượng đạt trên 16.000 tấn… Đóng góp vào thành công trong XDNTM là vai trò quan trọng của chủ thể người dân tích cực hưởng ứng, đóng góp công sức, vật chất, tiền của cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt chương trình XDNTM.
Điển hình như: ông Nguyễn Trọng Khôi - Bí thư Chi bộ thôn 8 xã Việt Thành đã vận động nhân dân bê tông hóa 1,2km đường giao thông nông thôn; ông Triệu Phú Tiên dân tộc Dao - thôn Đồng Song, xã Kiên Thành vận động nhân dân phát triển diện tích trồng tre măng Bát Độ, góp phần xóa đói giảm nghèo; ông Nguyễn Văn Thắng - thôn Quyết Thắng xã Y Can thường xuyên có trên 200 con lợn…
Đến thời điểm này, Trấn Yên đã có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đây là động lực để huyện quyết tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành chương trình XDNTM như kế hoạch đặt ra. Ngoài ra, toàn huyện đã kiên cố hóa đường liên xã, trục xã 41km, mở mới và kiên cố hóa đường liên thôn, nội thôn, ngõ xóm được 306km; xây dựng mới 1 chợ nông thôn; đầu tư nâng cấp sửa chữa 24 công trình, kiên cố hóa 21,1km kênh mương, nâng cấp 1 công trình đê quai chống lũ…
Với sự cố gắng của các cấp, ngành, hiện nay diện mạo nông thôn đổi thay rõ rệt, hạ tầng được đầu tư, chất lượng sống của người dân được nâng lên. Tuy nhiên, theo đồng chí Đinh Đăng Luận - Bí thư Huyện ủy nhận định, giai đoạn tới sẽ còn nhiều khó khăn khi mà mức độ đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng còn thấp, nhất là một số cơ sở hạ tầng thiết yếu; nguồn lực huy động chưa được nhiều; sự vào cuộc của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa tích cực. Để phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện có 7/21 xã hoàn thành 19 chỉ tiêu XDNTM, các xã còn lại đạt từ 10 tiêu chí trở lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 4%/năm… cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, triển khai và thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình, nguồn vốn, chính sách hỗ trợ; chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đề án nông thôn mới theo các tiêu chí được sửa đổi và điều kiện thực tế địa phương để xác định đúng, chính xác hướng đi.
1212 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), diện mạo nông thôn của huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã có bước phát triển vượt bậc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, cơ sở hạ tầng từng bước hoàn thiện... Thời điểm cuối năm 2010, toàn huyện có 9 xã đạt tiêu chí thủy lợi, 10 xã đạt tiêu chí về giáo dục, 10 xã đạt tiêu chí y tế, 7 xã đạt tiêu chí văn hóa, 6 xã đạt tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, 21 xã đạt tiêu chí an ninh trật tự được giữ vững, các tiêu chí còn lại các xã đều chưa đạt.
Bà Triệu Thị Bích Liệu - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Với xuất phát điểm rất thấp, nguồn lực đầu tư hạn chế, Trấn Yên đối mặt với khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động, đời sống chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp nên huyện chú trọng tập trung công tác tuyên truyền sâu rộng, tạo sự đồng thuận, giúp nhân dân hiểu và cộng đồng trách nhiệm cùng cấp ủy, chính quyền. Hơn thế, lộ trình thực hiện XDNTM được huyện xác định rõ, với phương châm lựa chọn các tiêu chí dễ làm và cần ít kinh phí thực hiện trước. Trước tiên, huyện đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Trong 4 năm (2011 - 2014) đã có 98 lớp đào tạo nghề cho hơn 2.856 lao động. Hướng đi này đã giúp Trấn Yên phần nào nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 28% năm 2014, hơn 80% lao động có việc làm thường xuyên, hàng năm còn tổ chức gần 500 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân…”.
Đến nay, huyện Trấn Yên có 3 xã được công nhận xã nông thôn mới, chiếm 14,3%; 15 xã đạt từ 10 tiêu chí, chiếm 71,4%; 3 xã đạt 5 - 9 tiêu chí, chiếm 14,3%. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện; thu nhập bình quân năm 2014 đạt 21,54 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 16,63%, số hộ có nhà kiên cố và khang trang ngày càng tăng.
Cùng với công tác đào tạo nghề, Trấn Yên tăng cường chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế; ban hành các văn bản hướng dẫn về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất. Đặc biệt, công tác dồn điền, đổi thửa được chỉ đạo quyết liệt và đã hoàn thành hơn 6.482ha, tạo điều kiện cho huyện đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Bên cạnh đó, Trấn Yên tập trung chỉ đạo chuyển đổi mạnh mẽ sản xuất theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn gắn liền với chế biến, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có thế mạnh trên địa bàn như: Trồng dâu tằm ở Việt Thành, trồng rừng và chế biến gỗ rừng trồng ở Hưng Thịnh, chế biến tiêu thụ chè ở Bảo Hưng…
Qua đây, các mô hình đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong sản xuất, định hình vững chắc được một số vùng sản xuất tập trung gắn với chế biến. Vì vậy, đến hết năm 2014, diện tích mở rộng và tập trung đầu tư, thâm canh nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng sản xuất hàng hóa tăng đáng kể. Cụ thể, tổng diện tích tre Bát độ trên 2.000ha, sản lượng khai thác 18.500 tấn; trồng thay thế 337ha chè già cỗi bằng các giống chè chất lượng cao, duy trì ổn định trên 2.000ha, sản lượng đạt trên 16.000 tấn… Đóng góp vào thành công trong XDNTM là vai trò quan trọng của chủ thể người dân tích cực hưởng ứng, đóng góp công sức, vật chất, tiền của cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt chương trình XDNTM.
Điển hình như: ông Nguyễn Trọng Khôi - Bí thư Chi bộ thôn 8 xã Việt Thành đã vận động nhân dân bê tông hóa 1,2km đường giao thông nông thôn; ông Triệu Phú Tiên dân tộc Dao - thôn Đồng Song, xã Kiên Thành vận động nhân dân phát triển diện tích trồng tre măng Bát Độ, góp phần xóa đói giảm nghèo; ông Nguyễn Văn Thắng - thôn Quyết Thắng xã Y Can thường xuyên có trên 200 con lợn…
Đến thời điểm này, Trấn Yên đã có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đây là động lực để huyện quyết tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành chương trình XDNTM như kế hoạch đặt ra. Ngoài ra, toàn huyện đã kiên cố hóa đường liên xã, trục xã 41km, mở mới và kiên cố hóa đường liên thôn, nội thôn, ngõ xóm được 306km; xây dựng mới 1 chợ nông thôn; đầu tư nâng cấp sửa chữa 24 công trình, kiên cố hóa 21,1km kênh mương, nâng cấp 1 công trình đê quai chống lũ…
Với sự cố gắng của các cấp, ngành, hiện nay diện mạo nông thôn đổi thay rõ rệt, hạ tầng được đầu tư, chất lượng sống của người dân được nâng lên. Tuy nhiên, theo đồng chí Đinh Đăng Luận - Bí thư Huyện ủy nhận định, giai đoạn tới sẽ còn nhiều khó khăn khi mà mức độ đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng còn thấp, nhất là một số cơ sở hạ tầng thiết yếu; nguồn lực huy động chưa được nhiều; sự vào cuộc của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa tích cực. Để phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện có 7/21 xã hoàn thành 19 chỉ tiêu XDNTM, các xã còn lại đạt từ 10 tiêu chí trở lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 4%/năm… cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, triển khai và thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình, nguồn vốn, chính sách hỗ trợ; chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đề án nông thôn mới theo các tiêu chí được sửa đổi và điều kiện thực tế địa phương để xác định đúng, chính xác hướng đi.