Phát huy nội lực, khai thác lợi thế, tranh thủ ngoại lực, các nghị quyết của Đảng bộ huyện Văn Yên về phát triển kinh tế đã đi vào chiều sâu, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, mang lại hiệu quả cao.
Đồng chí Trần Thế Hùng (người thứ 5, trái sang) - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Văn Yên cùng lãnh đạo các phòng, ban của huyện kiểm tra chất lượng mô hình gieo cấy giống lúa mới tại thôn Khe Cạn, xã Đông An. (Ảnh: Quang Hùng)
Nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã ghi thêm dấu ấn với những bước tiến mới của Đảng bộ huyện Văn Yên. Sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ, sự chung sức đồng lòng của nhân dân, sự kết hợp hài hòa các yếu tố tạo thành sức mạnh thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ.
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Sức mạnh của lòng dân là sức mạnh vô địch và là sức mạnh trời biển. Có niềm tin của nhân dân là có tất cả. Yêu thương dân, trọng dân, vì dân và chăm lo cho dân là có được niềm tin của nhân dân và khơi nguồn sức mạnh từ nhân dân. Các thế hệ lãnh đạo huyện Văn Yên trong suốt 50 năm qua, đều khắc sâu và thấm nhuần tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi nhiệm kỳ đại hội đi qua, thêm một lần nhìn lại quá trình thực hiện, xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, để Đảng bộ huyện có thêm kinh nghiệm quý báu trong việc lãnh đạo hoàn thành thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.
Đảng bộ huyện Văn Yên xác định, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức “vừa hồng vừa chuyên”, giỏi chuyên môn, vững vàng bản lĩnh, nêu cao ý thức trách nhiệm với công việc, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân chính là yếu tố xuyên suốt, quan trọng, gắn kết chặt chẽ nhân dân với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Trực tiếp nhất, gần dân nhất, đội ngũ cán bộ cấp xã đã được quan tâm, chú trọng đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt. Đến nay, có 88,3% số cán bộ, công chức và 77,3% số cán bộ Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các xã, thị trấn có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra.
Trong nhiệm kỳ, toàn Đảng bộ đã đào tạo được 505 lượt cán bộ, công chức từ trung cấp, cao cấp, đại học và thạc sỹ về chính trị và chuyên môn, trong đó 181 cán bộ, công chức được đào tạo trình độ chuyên môn đại học, 15 đồng chí đào tạo trình độ thạc sỹ; 39 đồng chí được đào tạo cao cấp, cử nhân chính trị, 270 đồng chí được đào tạo về trung cấp chính trị...
Để tiếp tục không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng Nghị quyết số 04 - NQ/HU, ngày 01/4/2011 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong sinh hoạt chi bộ, đã thực sự nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ chuyển biến tích cực với việc quán triệt chủ trương, bàn biện pháp giải quyết những vấn đề cụ thể, trọng tâm ở cơ sở, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình.
Kết quả, tỷ lệ tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh bình quân hàng năm đạt trên 86%; số đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, bình quân đạt 88,7%. Nhiệm kỳ qua, Đảng bộ đã kết nạp 1.351 đảng viên mới, đạt 133,3% so với mục tiêu Nghị quyết và chất lượng đảng viên, đảng viên tuổi trẻ, đảng viên nữ, đảng viên người dân tộc thiểu số, đảng viên có trình độ chuyên môn và lý luận chính trị đều tăng cao so với đầu nhiệm kỳ.
Đồng chí Trần Thế Hùng - Bí thư Huyện ủy Văn Yên và lãnh đạo huyện trao đổi với nhân dân xã Tân Hợp về việc triển khai làm đường giao thông nông thôn.
Thiết thực, cụ thể, công tác dân vận đã vận động nhân dân chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và Quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Dân vận khéo"... Các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận... của cấp ủy ban hành đều phù hợp, sát, đúng với tình hình thực tiễn của địa phương. Những vấn đề nảy sinh được chỉ đạo giải quyết một cách kịp thời và dứt điểm ngay từ cơ sở. Hoạt động của HĐND, UBND, UBMT Tổ quốc và các đoàn thể các cấp được đổi mới và luôn phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo.
Việc thực hiện Chỉ thị số 03 - CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã tạo chuyển biến trong nhận thức tới hành động một cách cụ thể, hiệu quả của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Sau bốn năm thực hiện Chỉ thị số 03, cấp cơ sở đã biểu dương, khen thưởng 107 tập thể, 310 cá nhân; cấp huyện biểu dương, khen thưởng 31 tập thể, 71 cá nhân; có 5 cá nhân, 4 tập thể được cấp tỉnh biểu dương, khen thưởng và 1 cá nhân được trung ương tuyên dương, khen thưởng.
Qua kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, Ban Thường vụ Huyện ủy xác định 11 việc cần tập trung sửa chữa, khắc phục và đã hoàn thành 11 việc; cấp ủy cơ sở, tập thể lãnh đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị xác định 823 việc cần tập trung sửa chữa, khắc phục và đã hoàn thành 766 việc, còn lại 57 việc chuyển sang nhiệm vụ thường xuyên. Ý nghĩa quan trọng nhất, chính là từ những đổi thay tích cực trong phong cách, lề lối làm việc đã giúp nâng cao ý thức trách nhiệm với công việc, thẳng thắn nhận khuyết điểm và quyết tâm khắc phục của mỗi cá nhân, tập thể, cấp ủy Đảng, làm cho nhân dân ngày càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Mỗi người dân ấm no và hạnh phúc, mỗi địa phương giàu mạnh và phát triển là mục tiêu phấn đấu, là quyết tâm không ngừng của Đảng bộ huyện Văn Yên. Nghị quyết đúng đắn, kế hoạch chu đáo, trách nhiệm rõ ràng, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ một cách toàn diện với phương châm “vì dân”. Kinh tế phát triển sẽ tạo cơ sở vững chắc, thuận lợi cho sự phát triển của các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội và quốc phòng - an ninh. Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế, đặc biệt chú trọng đến các xã vùng cao đặc biệt khó khăn. Phát huy nội lực, khai thác lợi thế, tranh thủ ngoại lực, các nghị quyết của Đảng bộ huyện về phát triển kinh tế đã đi vào chiều sâu, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, mang lại hiệu quả cao.
Văn Yên đã giữ vững, mở rộng và hình thành thêm một số vùng sản xuất chuyên canh có quy mô lớn về diện tích và sản phẩm gắn với chế biến, nổi bật là vùng lúa năng suất, chất lượng cao 1.000ha ở Đại Phác, An Thịnh, Yên Phú, Đông Cuông, Yên Hợp, Xuân Ái; hơn 5.000ha sắn công nghiệp được quy hoạch phát triển hợp lý tại các xã: Mậu Đông, Đông Cuông, Quang Minh, An Bình, Đông An theo hướng thâm canh bền vững trên đất dốc; phát triển vùng quế 23.000ha gắn với xây dựng chỉ dẫn địa lý quế Văn Yên; phát huy kinh tế đồi rừng, đẩy mạnh trồng rừng, tạo vùng sản xuất lớn về nguyên liệu chế biến tinh dầu quế và chế biến gỗ. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch tiếp tục có bước chuyển biến quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2010 - 2015 là 14%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra, cao hơn 1,27% so với nhiệm kỳ trước; thu nhập bình quân đầu người đạt 24,2 triệu đồng/năm, tăng 2,2 lần so với năm 2010. Đời sống nhân dân càng ngày càng cải thiện và nâng cao rõ nét.
Luôn gắn bó chặt chẽ với nhân dân, mọi hoạt động của Đảng đều xuất phát vì lợi ích của nhân dân, đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, được nhân dân tin tưởng và ủng hộ, Đảng bộ huyện Văn Yên xác định, đó chính là cội nguồn sức mạnh của mọi thắng lợi và thành công. Sâu rộng và sôi động từ vùng thấp đến vùng cao, ở nơi thuận lợi cũng như ở nơi khó khăn, phong trào xây dựng nông thôn mới có sự đồng thuận, nêu cao tinh thần trách nhiệm của cả hệ thống chính trị cùng toàn thể nhân dân. Vừa là chủ thể vừa được trực tiếp hưởng lợi, nhân dân tích cực chung tay thực hiện. Diện mạo của nông thôn các xã trong huyện bước đầu đổi thay và có nhiều khởi sắc khi thực hiện tốt phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm".
Cùng với sự tham gia của nhân dân, 5 năm qua, toàn huyện đã nâng cấp, sửa chữa, làm mới 90,6km đường đến trung tâm các xã; mở rộng, mở mới đường liên thôn đạt cấp A miền núi 384,9km; kiên cố hóa kênh mương nội đồng 11,4km, nâng tổng số kênh mương được kiên cố hóa lên 336,6km, cơ bản bảo đảm đủ nước tưới cho hơn 2.700ha lúa nước hai vụ. Một minh chứng rõ ràng hơn nữa cho niềm tin của nhân dân với Đảng bộ, chính quyền huyện là an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội bảo đảm giữ vững.
Công tác dân tộc, tôn giáo trên địa bàn luôn ổn định. Giải quyết triệt để, kịp thời các vướng mắc nảy sinh của nhân dân ngay ở cơ sở, huyện không để xảy ra “điểm nóng”. Nhân dân nhiệt tình tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” cùng với việc được giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh, đã góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân cũng như xây dựng khu vực phòng thủ huyện ngày càng vững chắc. Đồng bào lương, giáo và các dân tộc luôn đoàn kết, thi đua lao động và sản xuất, giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng quê hương Văn Yên ngày càng giàu đẹp.
Nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã ghi thêm dấu ấn với những bước tiến mới của Đảng bộ huyện Văn Yên. Sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ, sự chung sức đồng lòng của nhân dân, sự kết hợp hài hòa các yếu tố tạo thành sức mạnh thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ. Thắng lợi đó, thành công đó, bắt nguồn từ niềm tin sắt son của nhân dân đối với Đảng, đồng thời quay trở lại phục vụ chính cuộc sống của nhân dân. Lợi ích của dân càng cao, sức mạnh của dân càng lớn. Bài học kinh nghiệm về niềm tin của nhân dân, về sức mạnh của lòng dân luôn vẹn nguyên giá trị trong mọi hoàn cảnh, mọi giai đoạn cách mạng.
Nhiệm kỳ mới mở ra những cơ hội đan xen thách thức, Đảng bộ huyện Văn Yên tiếp tục vững bước với ý chí, tinh thần và quyết tâm mới. Khi sức mạnh niềm tin của nhân dân đã được khơi nguồn và lòng dân đồng thuận thì dòng chảy mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng sẽ tạo nên những thắng lợi tiếp nối thành công cho “miền đất nhớ” Văn Yên nổi tiếng với hương quế ngọt ngào bay xa và gạo Chiêm Hương thắm đượm tình người... Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua địa phận huyện Văn Yên cùng với nút giao thông được mở đã, đang và sẽ thêm vào dòng chảy ấy một nguồn năng lượng mới, tự tin, năng động, sáng tạo của thời kỳ hội nhập và phát triển.
Khu trung tâm huyện Văn Yên. (Ảnh: Quang Tuấn)
Mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ 2015 – 2020
Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng; phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở ngày càng vững mạnh. Đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa làm nền tảng. Khai thác có hiệu quả lợi thế của tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường củng cố, xây dựng quốc phòng - an ninh vững mạnh, xây dựng huyện Văn Yên trở thành huyện phát triển bền vững của tỉnh Yên Bái.
Những nhiệm vụ trọng tâm
1. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nông - lâm nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích; bảo đảm ổn định an ninh lương thực; đưa chăn nuôi chiếm tỷ trọng 38% tổng giá trị ngành sản xuất nông nghiệp.
2. Tập trung thu hút đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh tại Cụm công nghiệp phía tây cầu Mậu A, Yên Hợp và Đông An; ưu tiên những doanh nghiệp có thiết bị công nghệ cao, chế biến “sâu” các sản phẩm nông, lâm sản đạt đến sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị sản phẩm; tạo nhiều việc làm mới cho người lao động.
3. Làm tốt công tác quy hoạch và tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thị trấn Mậu A, tiến tới xây dựng thị trấn Mậu A thành đô thị loại IV. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, nhất là vùng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
4. Tập trung khai thác triệt để lợi thế về giao thông, đặc biệt đối với tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai để phát triển dịch vụ, nhất là dịch vụ nhà hàng, khách sạn, thu hút du khách đến thăm quan, chiêm bái tại các di tích lịch sử văn hóa như: đền Đông Cuông (xã Đông Cuông), đền Nhược Sơn (xã Châu Quế Hạ), đền Trạng (xã Yên Thái), đền Đại An (xã An Thịnh)... và du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên xã Nà Hẩu, suối nước nóng làng Ngõa (xã Phong Dụ Thượng), thác Lâm An (xã Ngòi A).
5. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo lồng ghép các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và sự đóng góp của các tổ chức xã hội, cá nhân, tạo nguồn lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã vùng cao đặc biệt khó khăn.
6. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác giáo dục và đào tạo, lấy chất lượng giáo dục làm "cốt lõi". Thường xuyên rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường lớp, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu dạy và học, nhất là ở vùng cao.
7. Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nhất là công khai hóa thủ tục hành chính để phục vụ nhân dân và thúc đẩy các thành phần kinh tế - xã hội phát triển.
8. Tiếp tục nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm nêu gương, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị; tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi công vụ và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động nhằm chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn; tạo điều kiện để thu hút, sử dụng lao động trí thức trẻ, cán bộ khoa học kỹ thuật về công tác tại huyện và cơ sở nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tất cả các lĩnh vực. |
1322 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Phát huy nội lực, khai thác lợi thế, tranh thủ ngoại lực, các nghị quyết của Đảng bộ huyện Văn Yên về phát triển kinh tế đã đi vào chiều sâu, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, mang lại hiệu quả cao.
Nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã ghi thêm dấu ấn với những bước tiến mới của Đảng bộ huyện Văn Yên. Sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ, sự chung sức đồng lòng của nhân dân, sự kết hợp hài hòa các yếu tố tạo thành sức mạnh thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ.
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Sức mạnh của lòng dân là sức mạnh vô địch và là sức mạnh trời biển. Có niềm tin của nhân dân là có tất cả. Yêu thương dân, trọng dân, vì dân và chăm lo cho dân là có được niềm tin của nhân dân và khơi nguồn sức mạnh từ nhân dân. Các thế hệ lãnh đạo huyện Văn Yên trong suốt 50 năm qua, đều khắc sâu và thấm nhuần tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi nhiệm kỳ đại hội đi qua, thêm một lần nhìn lại quá trình thực hiện, xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, để Đảng bộ huyện có thêm kinh nghiệm quý báu trong việc lãnh đạo hoàn thành thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.
Đảng bộ huyện Văn Yên xác định, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức “vừa hồng vừa chuyên”, giỏi chuyên môn, vững vàng bản lĩnh, nêu cao ý thức trách nhiệm với công việc, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân chính là yếu tố xuyên suốt, quan trọng, gắn kết chặt chẽ nhân dân với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Trực tiếp nhất, gần dân nhất, đội ngũ cán bộ cấp xã đã được quan tâm, chú trọng đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt. Đến nay, có 88,3% số cán bộ, công chức và 77,3% số cán bộ Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các xã, thị trấn có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra.
Trong nhiệm kỳ, toàn Đảng bộ đã đào tạo được 505 lượt cán bộ, công chức từ trung cấp, cao cấp, đại học và thạc sỹ về chính trị và chuyên môn, trong đó 181 cán bộ, công chức được đào tạo trình độ chuyên môn đại học, 15 đồng chí đào tạo trình độ thạc sỹ; 39 đồng chí được đào tạo cao cấp, cử nhân chính trị, 270 đồng chí được đào tạo về trung cấp chính trị...
Để tiếp tục không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng Nghị quyết số 04 - NQ/HU, ngày 01/4/2011 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong sinh hoạt chi bộ, đã thực sự nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ chuyển biến tích cực với việc quán triệt chủ trương, bàn biện pháp giải quyết những vấn đề cụ thể, trọng tâm ở cơ sở, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình.
Kết quả, tỷ lệ tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh bình quân hàng năm đạt trên 86%; số đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, bình quân đạt 88,7%. Nhiệm kỳ qua, Đảng bộ đã kết nạp 1.351 đảng viên mới, đạt 133,3% so với mục tiêu Nghị quyết và chất lượng đảng viên, đảng viên tuổi trẻ, đảng viên nữ, đảng viên người dân tộc thiểu số, đảng viên có trình độ chuyên môn và lý luận chính trị đều tăng cao so với đầu nhiệm kỳ.
Đồng chí Trần Thế Hùng - Bí thư Huyện ủy Văn Yên và lãnh đạo huyện trao đổi với nhân dân xã Tân Hợp về việc triển khai làm đường giao thông nông thôn.
Thiết thực, cụ thể, công tác dân vận đã vận động nhân dân chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và Quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Dân vận khéo"... Các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận... của cấp ủy ban hành đều phù hợp, sát, đúng với tình hình thực tiễn của địa phương. Những vấn đề nảy sinh được chỉ đạo giải quyết một cách kịp thời và dứt điểm ngay từ cơ sở. Hoạt động của HĐND, UBND, UBMT Tổ quốc và các đoàn thể các cấp được đổi mới và luôn phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo.
Việc thực hiện Chỉ thị số 03 - CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã tạo chuyển biến trong nhận thức tới hành động một cách cụ thể, hiệu quả của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Sau bốn năm thực hiện Chỉ thị số 03, cấp cơ sở đã biểu dương, khen thưởng 107 tập thể, 310 cá nhân; cấp huyện biểu dương, khen thưởng 31 tập thể, 71 cá nhân; có 5 cá nhân, 4 tập thể được cấp tỉnh biểu dương, khen thưởng và 1 cá nhân được trung ương tuyên dương, khen thưởng.
Qua kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, Ban Thường vụ Huyện ủy xác định 11 việc cần tập trung sửa chữa, khắc phục và đã hoàn thành 11 việc; cấp ủy cơ sở, tập thể lãnh đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị xác định 823 việc cần tập trung sửa chữa, khắc phục và đã hoàn thành 766 việc, còn lại 57 việc chuyển sang nhiệm vụ thường xuyên. Ý nghĩa quan trọng nhất, chính là từ những đổi thay tích cực trong phong cách, lề lối làm việc đã giúp nâng cao ý thức trách nhiệm với công việc, thẳng thắn nhận khuyết điểm và quyết tâm khắc phục của mỗi cá nhân, tập thể, cấp ủy Đảng, làm cho nhân dân ngày càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Mỗi người dân ấm no và hạnh phúc, mỗi địa phương giàu mạnh và phát triển là mục tiêu phấn đấu, là quyết tâm không ngừng của Đảng bộ huyện Văn Yên. Nghị quyết đúng đắn, kế hoạch chu đáo, trách nhiệm rõ ràng, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ một cách toàn diện với phương châm “vì dân”. Kinh tế phát triển sẽ tạo cơ sở vững chắc, thuận lợi cho sự phát triển của các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội và quốc phòng - an ninh. Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế, đặc biệt chú trọng đến các xã vùng cao đặc biệt khó khăn. Phát huy nội lực, khai thác lợi thế, tranh thủ ngoại lực, các nghị quyết của Đảng bộ huyện về phát triển kinh tế đã đi vào chiều sâu, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, mang lại hiệu quả cao.
Văn Yên đã giữ vững, mở rộng và hình thành thêm một số vùng sản xuất chuyên canh có quy mô lớn về diện tích và sản phẩm gắn với chế biến, nổi bật là vùng lúa năng suất, chất lượng cao 1.000ha ở Đại Phác, An Thịnh, Yên Phú, Đông Cuông, Yên Hợp, Xuân Ái; hơn 5.000ha sắn công nghiệp được quy hoạch phát triển hợp lý tại các xã: Mậu Đông, Đông Cuông, Quang Minh, An Bình, Đông An theo hướng thâm canh bền vững trên đất dốc; phát triển vùng quế 23.000ha gắn với xây dựng chỉ dẫn địa lý quế Văn Yên; phát huy kinh tế đồi rừng, đẩy mạnh trồng rừng, tạo vùng sản xuất lớn về nguyên liệu chế biến tinh dầu quế và chế biến gỗ. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch tiếp tục có bước chuyển biến quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2010 - 2015 là 14%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra, cao hơn 1,27% so với nhiệm kỳ trước; thu nhập bình quân đầu người đạt 24,2 triệu đồng/năm, tăng 2,2 lần so với năm 2010. Đời sống nhân dân càng ngày càng cải thiện và nâng cao rõ nét.
Luôn gắn bó chặt chẽ với nhân dân, mọi hoạt động của Đảng đều xuất phát vì lợi ích của nhân dân, đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, được nhân dân tin tưởng và ủng hộ, Đảng bộ huyện Văn Yên xác định, đó chính là cội nguồn sức mạnh của mọi thắng lợi và thành công. Sâu rộng và sôi động từ vùng thấp đến vùng cao, ở nơi thuận lợi cũng như ở nơi khó khăn, phong trào xây dựng nông thôn mới có sự đồng thuận, nêu cao tinh thần trách nhiệm của cả hệ thống chính trị cùng toàn thể nhân dân. Vừa là chủ thể vừa được trực tiếp hưởng lợi, nhân dân tích cực chung tay thực hiện. Diện mạo của nông thôn các xã trong huyện bước đầu đổi thay và có nhiều khởi sắc khi thực hiện tốt phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm".
Cùng với sự tham gia của nhân dân, 5 năm qua, toàn huyện đã nâng cấp, sửa chữa, làm mới 90,6km đường đến trung tâm các xã; mở rộng, mở mới đường liên thôn đạt cấp A miền núi 384,9km; kiên cố hóa kênh mương nội đồng 11,4km, nâng tổng số kênh mương được kiên cố hóa lên 336,6km, cơ bản bảo đảm đủ nước tưới cho hơn 2.700ha lúa nước hai vụ. Một minh chứng rõ ràng hơn nữa cho niềm tin của nhân dân với Đảng bộ, chính quyền huyện là an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội bảo đảm giữ vững.
Công tác dân tộc, tôn giáo trên địa bàn luôn ổn định. Giải quyết triệt để, kịp thời các vướng mắc nảy sinh của nhân dân ngay ở cơ sở, huyện không để xảy ra “điểm nóng”. Nhân dân nhiệt tình tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” cùng với việc được giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh, đã góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân cũng như xây dựng khu vực phòng thủ huyện ngày càng vững chắc. Đồng bào lương, giáo và các dân tộc luôn đoàn kết, thi đua lao động và sản xuất, giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng quê hương Văn Yên ngày càng giàu đẹp.
Nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã ghi thêm dấu ấn với những bước tiến mới của Đảng bộ huyện Văn Yên. Sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ, sự chung sức đồng lòng của nhân dân, sự kết hợp hài hòa các yếu tố tạo thành sức mạnh thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ. Thắng lợi đó, thành công đó, bắt nguồn từ niềm tin sắt son của nhân dân đối với Đảng, đồng thời quay trở lại phục vụ chính cuộc sống của nhân dân. Lợi ích của dân càng cao, sức mạnh của dân càng lớn. Bài học kinh nghiệm về niềm tin của nhân dân, về sức mạnh của lòng dân luôn vẹn nguyên giá trị trong mọi hoàn cảnh, mọi giai đoạn cách mạng.
Nhiệm kỳ mới mở ra những cơ hội đan xen thách thức, Đảng bộ huyện Văn Yên tiếp tục vững bước với ý chí, tinh thần và quyết tâm mới. Khi sức mạnh niềm tin của nhân dân đã được khơi nguồn và lòng dân đồng thuận thì dòng chảy mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng sẽ tạo nên những thắng lợi tiếp nối thành công cho “miền đất nhớ” Văn Yên nổi tiếng với hương quế ngọt ngào bay xa và gạo Chiêm Hương thắm đượm tình người... Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua địa phận huyện Văn Yên cùng với nút giao thông được mở đã, đang và sẽ thêm vào dòng chảy ấy một nguồn năng lượng mới, tự tin, năng động, sáng tạo của thời kỳ hội nhập và phát triển.
Khu trung tâm huyện Văn Yên. (Ảnh: Quang Tuấn)
Mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ 2015 – 2020
Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng; phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở ngày càng vững mạnh. Đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa làm nền tảng. Khai thác có hiệu quả lợi thế của tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường củng cố, xây dựng quốc phòng - an ninh vững mạnh, xây dựng huyện Văn Yên trở thành huyện phát triển bền vững của tỉnh Yên Bái.
Những nhiệm vụ trọng tâm
1. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nông - lâm nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích; bảo đảm ổn định an ninh lương thực; đưa chăn nuôi chiếm tỷ trọng 38% tổng giá trị ngành sản xuất nông nghiệp.
2. Tập trung thu hút đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh tại Cụm công nghiệp phía tây cầu Mậu A, Yên Hợp và Đông An; ưu tiên những doanh nghiệp có thiết bị công nghệ cao, chế biến “sâu” các sản phẩm nông, lâm sản đạt đến sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị sản phẩm; tạo nhiều việc làm mới cho người lao động.
3. Làm tốt công tác quy hoạch và tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thị trấn Mậu A, tiến tới xây dựng thị trấn Mậu A thành đô thị loại IV. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, nhất là vùng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
4. Tập trung khai thác triệt để lợi thế về giao thông, đặc biệt đối với tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai để phát triển dịch vụ, nhất là dịch vụ nhà hàng, khách sạn, thu hút du khách đến thăm quan, chiêm bái tại các di tích lịch sử văn hóa như: đền Đông Cuông (xã Đông Cuông), đền Nhược Sơn (xã Châu Quế Hạ), đền Trạng (xã Yên Thái), đền Đại An (xã An Thịnh)... và du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên xã Nà Hẩu, suối nước nóng làng Ngõa (xã Phong Dụ Thượng), thác Lâm An (xã Ngòi A).
5. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo lồng ghép các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và sự đóng góp của các tổ chức xã hội, cá nhân, tạo nguồn lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã vùng cao đặc biệt khó khăn.
6. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác giáo dục và đào tạo, lấy chất lượng giáo dục làm "cốt lõi". Thường xuyên rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường lớp, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu dạy và học, nhất là ở vùng cao.
7. Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nhất là công khai hóa thủ tục hành chính để phục vụ nhân dân và thúc đẩy các thành phần kinh tế - xã hội phát triển.
8. Tiếp tục nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm nêu gương, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị; tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi công vụ và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động nhằm chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn; tạo điều kiện để thu hút, sử dụng lao động trí thức trẻ, cán bộ khoa học kỹ thuật về công tác tại huyện và cơ sở nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tất cả các lĩnh vực.