5 năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện Mù Cang Chải có bước tăng trưởng vượt bậc, từng lĩnh vực đã gắn với thế mạnh của địa phương, trong đó kinh tế rừng và chăn nuôi đại gia súc đã góp phần ổn định cuộc sống cho nhân dân. Công tác chăm sóc, bảo vệ nguồn lợi, phát huy thế mạnh từ rừng góp phần làm thay đổi nhận thức của nhân dân, cải tạo tập quán du canh, du cư, phá rừng làm nương của đồng bào.
Đồng bào Mông xã Nậm Khắt thu hái sơn tra.
Toàn huyện trồng mới 3.740ha, đến nay tổng
diện tích rừng đạt gần 73.900ha, nâng độ che phủ của rừng lên 61%. Các địa
phương tích cực vận động nhân dân quản lý, khai thác có hiệu quả 1.700ha cây
sơn tra, chăm sóc 1.421ha cây thảo quả và 755,7ha chè mang lại nguồn thu hàng
chục tỷ đồng mỗi năm. Bước đầu các giải pháp và chính sách huyện đưa ra cho
thấy phù hợp, khuyến khích việc trồng cây sơn tra, cây thảo quả trong diện tích
rừng phòng hộ giúp người dân bảo vệ rừng và có thu nhập ổn định, gắn bó lâu dài
với rừng.
Nhận thấy lợi thế của huyện có 87,5% số hộ
làm nông nghiệp, có trên 80% diện tích tự nhiên là rừng và đất rừng nhưng việc
phát triển kinh tế hộ gắn với kinh tế đồi rừng chưa thực sự phát triển. Người
dân chưa có thu nhập đáng kể bằng nghề rừng, nhiều người coi nghề rừng và làm
rừng là nghề làm thêm, làm thuê lấy tiền từ các chương trình dự án, chưa gắn bó
với rừng. Khoản thu nhập từ sơn tra tương đối lớn nhưng chủ yếu từ cây mọc tự
nhiên, có sẵn đã mang lại thu nhập đáng kể cho người dân các xã có diện tích
tập trung như Nậm Khắt, Nậm Có, La Pán Tẩn, Lao Chải. Cây thảo quả được trồng
có diện tích lớn tập trung nhiều ở Cao Phạ, Nậm Có, Nậm Khắt, La Pán Tẩn và Chế
Tạo nhưng phát triển tràn lan, mang tính tự phát. Người dân làm theo kinh
nghiệm là chính, giá trị thực tế chưa cao, chưa kích thích được sản xuất ổn
định. Từ thực trạng đó, UBND huyện Mù Cang Chải đã phê duyệt Đề án “Quản lý cây
thảo quả, cây Sơn tra gắn với phát triển kinh tế đồi rừng huyện Mù Cang Chải
giai đoạn 2014 - 2020”.
Đề án khẳng định cây thảo quả và cây sơn
tra hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên và hiện trạng rừng của huyện, đảm
bảo cho việc phát triển của cây thảo quả, sơn tra nhằm phát huy tiềm năng lợi
thế kinh tế đồi rừng; giá trị mang lại góp phần quan trọng vào công cuộc xóa
đói giảm nghèo của huyện; kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái đơn giản, kinh phí
đầu tư trên một đơn vị diện tích không nhiều, thời gian cho thu hoạch nhiều năm
và được người dân tích cực hưởng ứng. Phân tích rõ những tồn tại, nhược điểm
trong quá trình phát triển cây thảo quả và cây sơn tra, huyện Mù Cang Chải đã
đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp đối với công tác quản lý quy hoạch, cơ chế chính
sách, về giống và kỹ thuật, sơ chế bảo quản và thị trường tiêu thụ.
Mục tiêu là quản lý tốt diện tích thảo quả
hiện có, không khuyến khích mở rộng thêm diện tích và nâng cao năng suất chất
lượng thảo quả. Với cây sơn tra sẽ mở rộng diện tích bởi đây là cây đa tác
dụng, vừa có giá trị kinh tế, vừa có thác dụng phòng hộ. Mục tiêu trồng phải
theo đúng quy hoạch 3 loại rừng, đảm bảo sự phù hợp giữa điều kiện tự nhiên và
đặc tính sinh thái của cây sơn tra, gắn trách nhiệm của người dân trong công
tác bảo vệ rừng.
Huyện phấn đấu đến năm
2020, đàn gia súc chính đạt trên 70.000 con. (Ảnh: Ngọc Đồng)
Từ năm 2010 đến nay, Mù Cang Chải đã triển
khai thực hiện tốt các chính sách, làm chuyển đổi nhận thức của nhân dân trong
chăn nuôi nên đàn gia súc chính của huyện tăng trưởng trung bình 6,5%/năm và
đạt 56.500 con; đàn gia cầm tăng bình quân 10,4%/năm, đạt 164.000 con. Người dân
được hướng dẫn kỹ thuật làm cây rơm để dự trữ thức ăn cho trâu, bò trong mùa
đông và phòng dịch cho trâu, bò; làm chuồng nuôi nhốt cho trâu, bò xa nhà,
không để ảnh hưởng đến môi trường sống và biết trồng cỏ voi để chủ động nguồn
thức ăn trong chăn nuôi. Huyện đã tranh thủ các chương trình, dự án hỗ trợ cho
người dân mua trâu, bò giống.
Từ cuộc vận động “ba xanh”, “năm không, năm
có”, đồng bào đã từng bước chuyển từ chăn thả tự do truyền thống sang hình thức
nuôi nhốt, đông đàn. Với mục tiêu đến 2020 nâng tổng đàn gia súc chính đạt trên
70.000 con, tổng đàn gia cầm đạt trên 200.000 con, nâng cao chất lượng, hiệu
quả trong chăn nuôi, huyện Mù Cang Chải tiếp tục xây dựng Đề án “Phát triển
chăn nuôi hàng hóa giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2025“ theo hướng
các hộ, nhóm hộ vừa và nhỏ, đồng thời đầu tư thực hiện chuyển đổi phương thức
chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp thay thế phương thức chăn nuôi truyền
thống. Huyện cũng sẽ tập trung cho việc phát triển đàn trâu, đàn lợn địa
phương, đàn dê, gà đen, xây dựng mô hình Hợp tác xã nuôi ong lấy mật...
Việc xây dựng và triển khai Đề án “Quản lý
cây thảo quả, cây sơn tra gắn với phát triển kinh tế đồi rừng huyện Mù Cang
Chải giai đoạn 2014 - 2020” và “Phát triển chăn nuôi hàng hóa giai đoạn 2015 -
2020 và định hướng đến năm 2025“ sẽ trở thành khâu đột phá trong sản xuất nông,
lâm nghiệp, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, từng bước đưa Mù Cang Chải thoát
nghèo bền vững.
1304 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
5 năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện Mù Cang Chải có bước tăng trưởng vượt bậc, từng lĩnh vực đã gắn với thế mạnh của địa phương, trong đó kinh tế rừng và chăn nuôi đại gia súc đã góp phần ổn định cuộc sống cho nhân dân. Công tác chăm sóc, bảo vệ nguồn lợi, phát huy thế mạnh từ rừng góp phần làm thay đổi nhận thức của nhân dân, cải tạo tập quán du canh, du cư, phá rừng làm nương của đồng bào.
Toàn huyện trồng mới 3.740ha, đến nay tổng
diện tích rừng đạt gần 73.900ha, nâng độ che phủ của rừng lên 61%. Các địa
phương tích cực vận động nhân dân quản lý, khai thác có hiệu quả 1.700ha cây
sơn tra, chăm sóc 1.421ha cây thảo quả và 755,7ha chè mang lại nguồn thu hàng
chục tỷ đồng mỗi năm. Bước đầu các giải pháp và chính sách huyện đưa ra cho
thấy phù hợp, khuyến khích việc trồng cây sơn tra, cây thảo quả trong diện tích
rừng phòng hộ giúp người dân bảo vệ rừng và có thu nhập ổn định, gắn bó lâu dài
với rừng.
Nhận thấy lợi thế của huyện có 87,5% số hộ
làm nông nghiệp, có trên 80% diện tích tự nhiên là rừng và đất rừng nhưng việc
phát triển kinh tế hộ gắn với kinh tế đồi rừng chưa thực sự phát triển. Người
dân chưa có thu nhập đáng kể bằng nghề rừng, nhiều người coi nghề rừng và làm
rừng là nghề làm thêm, làm thuê lấy tiền từ các chương trình dự án, chưa gắn bó
với rừng. Khoản thu nhập từ sơn tra tương đối lớn nhưng chủ yếu từ cây mọc tự
nhiên, có sẵn đã mang lại thu nhập đáng kể cho người dân các xã có diện tích
tập trung như Nậm Khắt, Nậm Có, La Pán Tẩn, Lao Chải. Cây thảo quả được trồng
có diện tích lớn tập trung nhiều ở Cao Phạ, Nậm Có, Nậm Khắt, La Pán Tẩn và Chế
Tạo nhưng phát triển tràn lan, mang tính tự phát. Người dân làm theo kinh
nghiệm là chính, giá trị thực tế chưa cao, chưa kích thích được sản xuất ổn
định. Từ thực trạng đó, UBND huyện Mù Cang Chải đã phê duyệt Đề án “Quản lý cây
thảo quả, cây Sơn tra gắn với phát triển kinh tế đồi rừng huyện Mù Cang Chải
giai đoạn 2014 - 2020”.
Đề án khẳng định cây thảo quả và cây sơn
tra hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên và hiện trạng rừng của huyện, đảm
bảo cho việc phát triển của cây thảo quả, sơn tra nhằm phát huy tiềm năng lợi
thế kinh tế đồi rừng; giá trị mang lại góp phần quan trọng vào công cuộc xóa
đói giảm nghèo của huyện; kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái đơn giản, kinh phí
đầu tư trên một đơn vị diện tích không nhiều, thời gian cho thu hoạch nhiều năm
và được người dân tích cực hưởng ứng. Phân tích rõ những tồn tại, nhược điểm
trong quá trình phát triển cây thảo quả và cây sơn tra, huyện Mù Cang Chải đã
đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp đối với công tác quản lý quy hoạch, cơ chế chính
sách, về giống và kỹ thuật, sơ chế bảo quản và thị trường tiêu thụ.
Mục tiêu là quản lý tốt diện tích thảo quả
hiện có, không khuyến khích mở rộng thêm diện tích và nâng cao năng suất chất
lượng thảo quả. Với cây sơn tra sẽ mở rộng diện tích bởi đây là cây đa tác
dụng, vừa có giá trị kinh tế, vừa có thác dụng phòng hộ. Mục tiêu trồng phải
theo đúng quy hoạch 3 loại rừng, đảm bảo sự phù hợp giữa điều kiện tự nhiên và
đặc tính sinh thái của cây sơn tra, gắn trách nhiệm của người dân trong công
tác bảo vệ rừng.
Huyện phấn đấu đến năm
2020, đàn gia súc chính đạt trên 70.000 con. (Ảnh: Ngọc Đồng)
Từ năm 2010 đến nay, Mù Cang Chải đã triển
khai thực hiện tốt các chính sách, làm chuyển đổi nhận thức của nhân dân trong
chăn nuôi nên đàn gia súc chính của huyện tăng trưởng trung bình 6,5%/năm và
đạt 56.500 con; đàn gia cầm tăng bình quân 10,4%/năm, đạt 164.000 con. Người dân
được hướng dẫn kỹ thuật làm cây rơm để dự trữ thức ăn cho trâu, bò trong mùa
đông và phòng dịch cho trâu, bò; làm chuồng nuôi nhốt cho trâu, bò xa nhà,
không để ảnh hưởng đến môi trường sống và biết trồng cỏ voi để chủ động nguồn
thức ăn trong chăn nuôi. Huyện đã tranh thủ các chương trình, dự án hỗ trợ cho
người dân mua trâu, bò giống.
Từ cuộc vận động “ba xanh”, “năm không, năm
có”, đồng bào đã từng bước chuyển từ chăn thả tự do truyền thống sang hình thức
nuôi nhốt, đông đàn. Với mục tiêu đến 2020 nâng tổng đàn gia súc chính đạt trên
70.000 con, tổng đàn gia cầm đạt trên 200.000 con, nâng cao chất lượng, hiệu
quả trong chăn nuôi, huyện Mù Cang Chải tiếp tục xây dựng Đề án “Phát triển
chăn nuôi hàng hóa giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2025“ theo hướng
các hộ, nhóm hộ vừa và nhỏ, đồng thời đầu tư thực hiện chuyển đổi phương thức
chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp thay thế phương thức chăn nuôi truyền
thống. Huyện cũng sẽ tập trung cho việc phát triển đàn trâu, đàn lợn địa
phương, đàn dê, gà đen, xây dựng mô hình Hợp tác xã nuôi ong lấy mật...
Việc xây dựng và triển khai Đề án “Quản lý
cây thảo quả, cây sơn tra gắn với phát triển kinh tế đồi rừng huyện Mù Cang
Chải giai đoạn 2014 - 2020” và “Phát triển chăn nuôi hàng hóa giai đoạn 2015 -
2020 và định hướng đến năm 2025“ sẽ trở thành khâu đột phá trong sản xuất nông,
lâm nghiệp, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, từng bước đưa Mù Cang Chải thoát
nghèo bền vững.