Không ngoài khó khăn của một huyện nằm trong 62 huyện nghèo của cả nước, kinh tế - xã hội Mù Cang Chải có điểm xuất phát thấp. Trong khi đó, thời tiết khắc nghiệt, địa hình phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt nên đi lại hết sức khó khăn. Bởi vậy, huyện Mù Cang Chải xác định, phát triển giao thông có vai trò quan trọng, khai thác thế mạnh về thủy điện, khoáng sản và đầu tư các công trình thủy lợi tạo ra khâu đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương.
Cùng với sự đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân, đến nay 100% các thôn, bản đã có đường xe máy, trong đó 60% số thôn, bản đi được xe máy bốn mùa trong năm.
Để thực hiện mục tiêu đưa giao thông thực
sự trở thành yếu tố đột phá, huyện đã tăng cường chỉ đạo các ngành chuyên môn
làm tốt công tác tham mưu, hướng dẫn địa phương thực hiện rà soát, điều chỉnh
quy hoạch mạng lưới giao thông, xác định các tuyến đường cần phải ưu tiên
trước; tranh thủ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước như: vốn Chương trình 135, vốn
Chương trình 30a hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện nghèo, vốn
trái phiếu Chính phủ, nguồn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới... để đầu tư lồng ghép các công trình kết cấu hạ tầng, trong
đó, có giao thông.
Từ năm 2012, triển khai Đề án phát triển
giao thông nông thôn (GTNT) giai đoạn 2012 - 2015 của tỉnh, Huyện ủy đã ban
hành nghị quyết thực hiện, thành lập ban chỉ đạo thực hiện Đề án từ huyện đến
xã. Huyện đã xây dựng các kế hoạch phát triển GTNT từng năm và tổ chức tuyên
truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và người dân. Các cơ quan chuyên môn của
huyện giúp đỡ, hướng dẫn các xã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch ở cơ
sở. Cùng với đó là sự vào cuộc tuyên truyền vận động của các đoàn thể chính trị
- xã hội và sự ủng hộ tích cực của các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn.
Cùng với Dế Xu Phình, Nậm Khắt, Khao Mang,
Lao Chải..., Nậm Có là một trong những xã có nhiều cố gắng trong phát triển
giao thông. Bên cạnh việc huy động người dân tu sửa đường, hàng năm, xã đã tính
toán vận động các hộ đóng góp cứng hóa những điểm xung yếu trên đường vào thôn
và khu sản xuất. Xã còn làm việc với các nhà thầu, đề nghị tạo điều kiện, sử dụng
nguồn nhân lực địa phương tham gia một số phần việc, giúp bà con trong xã,
trong thôn có việc làm, thu nhập và khơi dậy phong trào làm đường.
Bí thư Đảng ủy xã Nậm Có - Khang A Chua
trao đổi: "Đảng ủy, chính quyền xã lãnh đạo các thôn và đoàn thể tuyên
truyền về Đề án. Khi có kế hoạch của huyện, xã đã chỉ đạo các thôn sớm đăng ký;
đồng thời, vận động bà con hiến đất vườn, đất ruộng nương để làm mới hoặc mở
rộng đường vào thôn và các khu sản xuất. Nhờ phong trào làm đường giao thông,
hiện nay, xe máy đi đến được 100% thôn, bản. Mới đây, chúng tôi đã hoàn thành mở
mới 20km đường vào bản Lùng Cúng theo Đề án phát triển GTNT của tỉnh".
Năm 2012, năm đầu tiên triển khai Đề án,
ngoài 4,9 tỷ đồng do tỉnh hỗ trợ, huyện đã trích ngân sách 2,1 tỷ đồng đầu tư
và nhân dân đóng góp trên 50 nghìn ngày công để mở mới 100km đường. Sang năm
2013, cùng với ngân sách tỉnh đầu tư, nhân dân đóng góp trên 30 nghìn công lao
động mở 61,5km đường 3,5m. Đến năm 2014, huyện mở mới được 70km đường nhưng
quan trọng hơn ngoài đầu tư của Nhà nước, người dân tham gia đến 40 nghìn công
lao động và đóng góp kinh phí được 35 triệu đồng.
Lãnh đạo huyện Mù Cang
Chải kiểm tra việc thi công các hạng mục công trình giao thông sử dụng nguồn
vốn đầu tư của Nhà nước.
Hồ Bốn cũng là xã xa trung tâm huyện, giáp
với tỉnh Lai Châu, 5 năm qua đã mở mới gần 23km đường giao thông; 8/8 thôn, bản
có đường đi ô tô đến trung tâm bản, 95% số hộ có đường xe máy đến nhà. Chủ tịch
UBND xã Hồ Bốn - Giàng A Dê trao đổi: "Người dân chúng tôi nghèo, chỉ đóng
góp được bằng sức lao động thôi! Nhưng có đường đi thế này phấn khởi lắm! Thóc,
ngô, thảo quả làm ra mang đi bán thuận lợi hơn, vật tư phân bón mang về bản đỡ
vất vả hơn trước nhiều. Đồng bào mong Nhà nước đầu tư đổ bê tông đường vào thôn
để đi lại thêm thuận lợi nữa đấy".
|
Thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn của
tỉnh, 3 năm gần đây, toàn huyện Mù Cang Chải mở mới được 231,5km đường liên
thôn, bản có nền đường rộng 3,5m và 2km đường 2,5m; bê tông hóa 2km mặt đường
rộng 3m. Nhân dân hiến 30 nghìn mét vuông đất ruộng, nương và đóng góp 120
nghìn công lao động làm đường. Năm 2015 này, huyện đã lập danh sách đề nghị
tỉnh cho mở mới 82km đường đất rộng 3,5m và tiếp tục cứng hóa một số tuyến
đường liên xã, liên thôn, bản.
|
Nhờ sự đầu tư của tỉnh và Trung ương, bằng
nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân các dân tộc trong
huyện, đến nay, 100% tuyến GTNT được bê tông hóa đến trụ sở các xã, tất cả các
xã có đường giao thông liên thôn bản, trong đó, 60% số thôn, bản đi được xe máy
bốn mùa trong năm. Tuyến quốc lộ 32 với chiều dài 70km qua địa bàn huyện nối
thị xã Nghĩa Lộ - Mù Cang Chải - Than Uyên (tỉnh Lai Châu) đã hoàn thành việc
nâng cấp. Mạng lưới giao thông phát triển đã góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện
phát triển khá toàn diện và đạt mức tăng trưởng bình quân 5 năm là 14,7%; thu
nhập bình quân đầu người 8 triệu đồng/người (năm 2010) tăng lên 13 triệu đồng/người
trong năm 2015 này.
Trên địa bàn huyện đã
hình thành 3 cụm thủy điện với công suất trên 100 MW, nâng giá trị sản xuất
công nghiệp lên 270 tỷ đồng và góp phần tăng thu ngân sách gấp 10 lần so với
năm 2010. (Ảnh: Ngọc Đồng)
Định hướng phát triển giao thông trong 5
năm tới, ông Vũ Tiến Đức - Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cho biết:
"Huyện đã xây dựng kế hoạch trung hạn phát triển GTNT giai đoạn 2016 -
2020, trong đó, nhu cầu mở mới trên 200km đường thôn, bản, bảo đảm 100% đường
thôn, bản theo tiêu chí giao thông miền núi. Huyện tiếp tục tranh thủ các nguồn
lực đầu tư và động viên người dân đóng góp công sức, phấn đấu bê tông hóa từ 30
- 40km đường liên thôn, bản theo hướng ưu tiên cho các xã có điều kiện xây dựng
nông thôn mới; củng cố hệ thống rãnh thoát nước, cống qua đường, bảo đảm toàn
bộ hệ thống đường thôn, bản đi lại bốn mùa trong năm và phát huy hiệu quả phục
vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân".
Những kết quả đạt được và mục tiêu, định
hướng phát triển giao thông là tiền đề quan trọng để Đảng bộ huyện tiếp tục
lãnh, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu của nhiệm kỳ
2015 - 2020 và những năm tiếp theo.
1363 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Không ngoài khó khăn của một huyện nằm trong 62 huyện nghèo của cả nước, kinh tế - xã hội Mù Cang Chải có điểm xuất phát thấp. Trong khi đó, thời tiết khắc nghiệt, địa hình phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt nên đi lại hết sức khó khăn. Bởi vậy, huyện Mù Cang Chải xác định, phát triển giao thông có vai trò quan trọng, khai thác thế mạnh về thủy điện, khoáng sản và đầu tư các công trình thủy lợi tạo ra khâu đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương.
Để thực hiện mục tiêu đưa giao thông thực
sự trở thành yếu tố đột phá, huyện đã tăng cường chỉ đạo các ngành chuyên môn
làm tốt công tác tham mưu, hướng dẫn địa phương thực hiện rà soát, điều chỉnh
quy hoạch mạng lưới giao thông, xác định các tuyến đường cần phải ưu tiên
trước; tranh thủ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước như: vốn Chương trình 135, vốn
Chương trình 30a hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện nghèo, vốn
trái phiếu Chính phủ, nguồn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới... để đầu tư lồng ghép các công trình kết cấu hạ tầng, trong
đó, có giao thông.
Từ năm 2012, triển khai Đề án phát triển
giao thông nông thôn (GTNT) giai đoạn 2012 - 2015 của tỉnh, Huyện ủy đã ban
hành nghị quyết thực hiện, thành lập ban chỉ đạo thực hiện Đề án từ huyện đến
xã. Huyện đã xây dựng các kế hoạch phát triển GTNT từng năm và tổ chức tuyên
truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và người dân. Các cơ quan chuyên môn của
huyện giúp đỡ, hướng dẫn các xã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch ở cơ
sở. Cùng với đó là sự vào cuộc tuyên truyền vận động của các đoàn thể chính trị
- xã hội và sự ủng hộ tích cực của các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn.
Cùng với Dế Xu Phình, Nậm Khắt, Khao Mang,
Lao Chải..., Nậm Có là một trong những xã có nhiều cố gắng trong phát triển
giao thông. Bên cạnh việc huy động người dân tu sửa đường, hàng năm, xã đã tính
toán vận động các hộ đóng góp cứng hóa những điểm xung yếu trên đường vào thôn
và khu sản xuất. Xã còn làm việc với các nhà thầu, đề nghị tạo điều kiện, sử dụng
nguồn nhân lực địa phương tham gia một số phần việc, giúp bà con trong xã,
trong thôn có việc làm, thu nhập và khơi dậy phong trào làm đường.
Bí thư Đảng ủy xã Nậm Có - Khang A Chua
trao đổi: "Đảng ủy, chính quyền xã lãnh đạo các thôn và đoàn thể tuyên
truyền về Đề án. Khi có kế hoạch của huyện, xã đã chỉ đạo các thôn sớm đăng ký;
đồng thời, vận động bà con hiến đất vườn, đất ruộng nương để làm mới hoặc mở
rộng đường vào thôn và các khu sản xuất. Nhờ phong trào làm đường giao thông,
hiện nay, xe máy đi đến được 100% thôn, bản. Mới đây, chúng tôi đã hoàn thành mở
mới 20km đường vào bản Lùng Cúng theo Đề án phát triển GTNT của tỉnh".
Năm 2012, năm đầu tiên triển khai Đề án,
ngoài 4,9 tỷ đồng do tỉnh hỗ trợ, huyện đã trích ngân sách 2,1 tỷ đồng đầu tư
và nhân dân đóng góp trên 50 nghìn ngày công để mở mới 100km đường. Sang năm
2013, cùng với ngân sách tỉnh đầu tư, nhân dân đóng góp trên 30 nghìn công lao
động mở 61,5km đường 3,5m. Đến năm 2014, huyện mở mới được 70km đường nhưng
quan trọng hơn ngoài đầu tư của Nhà nước, người dân tham gia đến 40 nghìn công
lao động và đóng góp kinh phí được 35 triệu đồng.
Lãnh đạo huyện Mù Cang
Chải kiểm tra việc thi công các hạng mục công trình giao thông sử dụng nguồn
vốn đầu tư của Nhà nước.
Hồ Bốn cũng là xã xa trung tâm huyện, giáp
với tỉnh Lai Châu, 5 năm qua đã mở mới gần 23km đường giao thông; 8/8 thôn, bản
có đường đi ô tô đến trung tâm bản, 95% số hộ có đường xe máy đến nhà. Chủ tịch
UBND xã Hồ Bốn - Giàng A Dê trao đổi: "Người dân chúng tôi nghèo, chỉ đóng
góp được bằng sức lao động thôi! Nhưng có đường đi thế này phấn khởi lắm! Thóc,
ngô, thảo quả làm ra mang đi bán thuận lợi hơn, vật tư phân bón mang về bản đỡ
vất vả hơn trước nhiều. Đồng bào mong Nhà nước đầu tư đổ bê tông đường vào thôn
để đi lại thêm thuận lợi nữa đấy".
Thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn của
tỉnh, 3 năm gần đây, toàn huyện Mù Cang Chải mở mới được 231,5km đường liên
thôn, bản có nền đường rộng 3,5m và 2km đường 2,5m; bê tông hóa 2km mặt đường
rộng 3m. Nhân dân hiến 30 nghìn mét vuông đất ruộng, nương và đóng góp 120
nghìn công lao động làm đường. Năm 2015 này, huyện đã lập danh sách đề nghị
tỉnh cho mở mới 82km đường đất rộng 3,5m và tiếp tục cứng hóa một số tuyến
đường liên xã, liên thôn, bản.
Nhờ sự đầu tư của tỉnh và Trung ương, bằng
nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân các dân tộc trong
huyện, đến nay, 100% tuyến GTNT được bê tông hóa đến trụ sở các xã, tất cả các
xã có đường giao thông liên thôn bản, trong đó, 60% số thôn, bản đi được xe máy
bốn mùa trong năm. Tuyến quốc lộ 32 với chiều dài 70km qua địa bàn huyện nối
thị xã Nghĩa Lộ - Mù Cang Chải - Than Uyên (tỉnh Lai Châu) đã hoàn thành việc
nâng cấp. Mạng lưới giao thông phát triển đã góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện
phát triển khá toàn diện và đạt mức tăng trưởng bình quân 5 năm là 14,7%; thu
nhập bình quân đầu người 8 triệu đồng/người (năm 2010) tăng lên 13 triệu đồng/người
trong năm 2015 này.
Trên địa bàn huyện đã
hình thành 3 cụm thủy điện với công suất trên 100 MW, nâng giá trị sản xuất
công nghiệp lên 270 tỷ đồng và góp phần tăng thu ngân sách gấp 10 lần so với
năm 2010. (Ảnh: Ngọc Đồng)
Định hướng phát triển giao thông trong 5
năm tới, ông Vũ Tiến Đức - Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cho biết:
"Huyện đã xây dựng kế hoạch trung hạn phát triển GTNT giai đoạn 2016 -
2020, trong đó, nhu cầu mở mới trên 200km đường thôn, bản, bảo đảm 100% đường
thôn, bản theo tiêu chí giao thông miền núi. Huyện tiếp tục tranh thủ các nguồn
lực đầu tư và động viên người dân đóng góp công sức, phấn đấu bê tông hóa từ 30
- 40km đường liên thôn, bản theo hướng ưu tiên cho các xã có điều kiện xây dựng
nông thôn mới; củng cố hệ thống rãnh thoát nước, cống qua đường, bảo đảm toàn
bộ hệ thống đường thôn, bản đi lại bốn mùa trong năm và phát huy hiệu quả phục
vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân".
Những kết quả đạt được và mục tiêu, định
hướng phát triển giao thông là tiền đề quan trọng để Đảng bộ huyện tiếp tục
lãnh, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu của nhiệm kỳ
2015 - 2020 và những năm tiếp theo.