Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Lễ hội truyền thống >> Văn hóa - Xã hội

Lễ hội “Cắc Kéng” của người Tày xã Khánh Thiện huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

16/05/2024

CTTĐT - Hằng năm, khi tiết trời cuối thu chớm đông, đồng bào người Tày ở xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái bước vào mùa cơm mới “Khảu mảu”. Khắp bản làng vang tiếng chày, tiếng cối giã cốm, tất cả tạo lên một âm thanh nhịp điệu được người dân bản địa gọi là “Cắc Kéng”, đây là một nhịp điệu người dân nơi đây vẫn gọi cho hoạt động của giã Cốm. Nhịp điệu “Cắc Kéng” vẫn được các thế hệ con cháu người Tày ở xã Khánh Thiện lưu truyền đến ngày nay và được tái hiện qua lễ hội Cắc Kéng hay còn được gọi là lễ hội Cốm.

Lễ hội Cầu Đình, xã An Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

12/03/2024

CTTĐT - Cứ mỗi độ xuân về, người dân lại nô nức đi lễ hội đình, đền, chùa, để thể hiện lòng thành, cầu mong một năm bình an, may mắn. Đồng thời, cũng là dịp để được hòa mình vào những nghi lễ đậm đà bản sắc văn hóa của mỗi vùng quê, đất nước. Lễ hội Cầu Đình, xã An Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái được các thế hệ người dân xã An Lương duy trì qua 8 đời thầy mo, với lịch sử hơn 400 năm, lễ hội được tổ chức 3 lần/năm vào trung tuần tháng giêng, tháng 3 và tháng 7 âm lịch thu hút nhiều du khách.

Lễ Hội Đình Bằng Là, xã Đại Lịch huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

29/02/2024

CTTĐT – Đình Bằng Là một ngôi đình đã có từ lâu đời, thuộc thôn Bằng Là, xã Đại Lịch một xã vùng ngoài của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Đình thờ Tôn Thần Cao Sơn Đại Vương Đệ Tam. Ông tổ họ Phạm tên là Phạm Đình Yên đã có công khai khẩn vùng đất, chiêu mộ dân chúng, tạo lập bản mường được dân làng suy tôn làm Thành Hoàng Làng. Cứ mỗi độ xuân về người dân nơi đây tổ chức lễ hội thể hiện lòng thành kính, biết ơn những người đã có công khai khẩn vùng đất này và thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, du xuân, cầu bình an cho một năm mới.

Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

26/02/2024

CTTĐT - Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu là nét văn hóa độc đáo được người dân nơi đây trông chờ vào mỗi dịp đầu Xuân. “Gầu Tào” theo tiếng Mông có nghĩa là “chơi ngoài trời” hay “hội chơi đồi". Đây là lễ hội có ý nghĩa rất lớn, quan trọng đối với người dân nơi đây.

Lễ hội đền Đại Cại

30/03/2017

CTTĐT- Quần thể di tích lịch sử Hắc Y - Đại Cại nằm dưới chân núi Vua áo đen, tọa lạc bên tỉnh lộ 134, trước mặt là suối Ðại Cại, bên bờ trái sông Chảy thuộc xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, cách thành phố Yên Bái 90km về phía Đông Bắc, cách thị trấn Lục Yên 10 km về phía Tây. Quần thể di tích bao gồm Đình Bến Lăn, Chùa tháp đất nung Hắc Y, đền Ðại Cại và thành nhà Bầu bao bọc quanh bãi đua ngựa huấn luyện kỵ binh. Ðền Ðại Cại, Đình Bến Lăn có kiến trúc đẹp

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h