Nằm ở phía Tây Bắc tổ quốc, hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái, nơi được ví như “Hạ Long trên núi” là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam hình thành khi xây dựng Nhà máy thuỷ điện Thác Bà.
Hồ Thác Bà
Nằm trong địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên, Hồ Thác Bà rộng gần 23.500 ha với hơn 1.300 đảo xanh lớn nhỏ soi bóng dưới mặt nước cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi. Chính sự kỳ bí ấy tạo cho Thác Bà một vẻ đẹp lung linh huyền hoặc nhưng lại rất thân thiện, hữu tình.
Đi thuyền trên hồ Thác Bà, du khách không chỉ cảm nhận được bầu không khí mát lành từ nước, từ gió hồ Thác mà còn được hoà mình cùng thiên nhiên hào phóng, thả hồn mình vào mênh mông trời nước, điệp trùng núi đảo tưởng chừng như vô tận. Thắp một nén nhang tại đền Mẫu, trút bỏ những tính toan bộn bề cuộc sống, cầu cho cõi lòng thanh thản nơi cửa Phật từ bi để tiếp tục cuộc hành trình đưa du khách khám phá vẻ đẹp kỳ ảo của nhũ đá, của những tượng đá tự nhiên kỳ lạ ẩn chứa bao khát khao hoài bão của con người tại quần thể hang động đá vôi trên hồ như: Động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, hang Bạch Xà, Thác Bà, Thác Ông ...
Núi Cao Biền là dãy núi lớn và dài nhất của thắng cảnh hồ Thác Bà. Đứng trên đỉnh Cao Biền mà đón ánh ban mai hay đợi hoàng hôn buông trên hồ Thác thì không có gì thú hơn. Du khách được thoả sức phóng tầm mắt mà nhìn ngắm, mà cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, nét lung linh huyền ảo sắc nước gương trời của một vùng đất là nơi giao thoa giữa miền Tây Bắc và Trung du Bắc bộ, cửa ngõ của vùng Tây Bắc. Để tìm lại dấu ấn xưa của chợ Ngọc, chợ Ngà nổi tiếng Thác Bà một thời bán, buôn sầm uất... Ngồi ca nô ngược dòng sông Chảy không bao xa du khách sẽ được thăm thú vùng đất Ngọc Lục Yên với những danh thắng nổi tiếng như động Chùa São, đền Đại Cại… và chiêm ngưỡng sự kỳ ảo của những tác phẩm tranh đá quý tự nhiên dưới bàn tay tài hoa của người thợ.
Được công nhận là Di sản thắng cảnh văn hoá từ tháng 9/1996, thắng cảnh hồ Thác Bà bên cạnh những lợi thế về vị trí địa lý như nằm trên trung lộ Hà Nội- Lào Cai, những làng, bản ven hồ Thác hiện nay vẫn còn giữ được nét hoang sơ, nguyên thuỷ cùng bản sắc văn hoá đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan... Các lễ hội truyền thống, tập quán sinh hoạt văn hoá riêng có của từng tộc người vẫn đang là sự lôi cuốn du khách thăm thú, tìm kiếm và khám phá Thác Bà.
Tháng 6/2004, thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, nơi quần tụ của 5 dân tộc, chủ yếu là đồng bào Dao quần trắng đã chính thức được Công ty Du lịch - Thương mại Yên Bái đầu tư, giới thiệu khách du lịch đến nghỉ ngơi thăm quan. Tại đây, du khách được hoà mình cùng nhịp sống thường nhật và những sinh hoạt văn hoá của người dân bản địa. Hiện nay thôn Ngòi Tu đã có 13 hộ được đầu tư hoàn chỉnh đủ điều kiện để đón khách nước ngoài. Mỗi năm, thôn đón tiếp hàng trăm đoàn khách thăm quan, chủ yếu đến từ các nước Đức, Pháp, Ý, Thuỵ Điển, Úc và Việt kiều.
Đến với các làng mạc vùng hồ Thác để thưởng thức hương vị tinh tế của những món ăn dân dã của đồng bào các dân tộc như cơm lam, nộm hoa chuối rừng, món thịt gà nấu măng chua hay món gỏi cá, nộm tôm. Du khách cũng có thể ghé chân vào những quán ăn nổi sát hồ để thưởng thức những món ăn đặc sản hồ Thác như ba ba, cá lăng, cá quả hay những món ăn chế biến từ cá trạch, cá bò...
Với vẻ đẹp thơ mộng, tiềm năng và những giá trị văn hoá, lịnh sử, tỉnh Yên Bái đã đưa Chương trình du lịch hồ Thác Bà vào Quy hoạch tổng thể du lịch Yên Bái giai đoạn 2002-2005 và đến 2010. Tỉnh cũng đang xúc tiến đề nghị đưa du lịch hồ Thác Bà vào Quy hoạch Du lịch quốc gia.
Thác Bà hiền hoà và quyến rũ - điểm đến tiềm năng đang đón mời sự kiếm tìm và khám phá của các nhà đầu tư và du khách thập phương.
3960 lượt xem
Nằm ở phía Tây Bắc tổ quốc, hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái, nơi được ví như “Hạ Long trên núi” là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam hình thành khi xây dựng Nhà máy thuỷ điện Thác Bà.
Nằm trong địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên, Hồ Thác Bà rộng gần 23.500 ha với hơn 1.300 đảo xanh lớn nhỏ soi bóng dưới mặt nước cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi. Chính sự kỳ bí ấy tạo cho Thác Bà một vẻ đẹp lung linh huyền hoặc nhưng lại rất thân thiện, hữu tình.
Đi thuyền trên hồ Thác Bà, du khách không chỉ cảm nhận được bầu không khí mát lành từ nước, từ gió hồ Thác mà còn được hoà mình cùng thiên nhiên hào phóng, thả hồn mình vào mênh mông trời nước, điệp trùng núi đảo tưởng chừng như vô tận. Thắp một nén nhang tại đền Mẫu, trút bỏ những tính toan bộn bề cuộc sống, cầu cho cõi lòng thanh thản nơi cửa Phật từ bi để tiếp tục cuộc hành trình đưa du khách khám phá vẻ đẹp kỳ ảo của nhũ đá, của những tượng đá tự nhiên kỳ lạ ẩn chứa bao khát khao hoài bão của con người tại quần thể hang động đá vôi trên hồ như: Động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, hang Bạch Xà, Thác Bà, Thác Ông ...
Núi Cao Biền là dãy núi lớn và dài nhất của thắng cảnh hồ Thác Bà. Đứng trên đỉnh Cao Biền mà đón ánh ban mai hay đợi hoàng hôn buông trên hồ Thác thì không có gì thú hơn. Du khách được thoả sức phóng tầm mắt mà nhìn ngắm, mà cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, nét lung linh huyền ảo sắc nước gương trời của một vùng đất là nơi giao thoa giữa miền Tây Bắc và Trung du Bắc bộ, cửa ngõ của vùng Tây Bắc. Để tìm lại dấu ấn xưa của chợ Ngọc, chợ Ngà nổi tiếng Thác Bà một thời bán, buôn sầm uất... Ngồi ca nô ngược dòng sông Chảy không bao xa du khách sẽ được thăm thú vùng đất Ngọc Lục Yên với những danh thắng nổi tiếng như động Chùa São, đền Đại Cại… và chiêm ngưỡng sự kỳ ảo của những tác phẩm tranh đá quý tự nhiên dưới bàn tay tài hoa của người thợ.
Được công nhận là Di sản thắng cảnh văn hoá từ tháng 9/1996, thắng cảnh hồ Thác Bà bên cạnh những lợi thế về vị trí địa lý như nằm trên trung lộ Hà Nội- Lào Cai, những làng, bản ven hồ Thác hiện nay vẫn còn giữ được nét hoang sơ, nguyên thuỷ cùng bản sắc văn hoá đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan... Các lễ hội truyền thống, tập quán sinh hoạt văn hoá riêng có của từng tộc người vẫn đang là sự lôi cuốn du khách thăm thú, tìm kiếm và khám phá Thác Bà.
Tháng 6/2004, thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, nơi quần tụ của 5 dân tộc, chủ yếu là đồng bào Dao quần trắng đã chính thức được Công ty Du lịch - Thương mại Yên Bái đầu tư, giới thiệu khách du lịch đến nghỉ ngơi thăm quan. Tại đây, du khách được hoà mình cùng nhịp sống thường nhật và những sinh hoạt văn hoá của người dân bản địa. Hiện nay thôn Ngòi Tu đã có 13 hộ được đầu tư hoàn chỉnh đủ điều kiện để đón khách nước ngoài. Mỗi năm, thôn đón tiếp hàng trăm đoàn khách thăm quan, chủ yếu đến từ các nước Đức, Pháp, Ý, Thuỵ Điển, Úc và Việt kiều.
Đến với các làng mạc vùng hồ Thác để thưởng thức hương vị tinh tế của những món ăn dân dã của đồng bào các dân tộc như cơm lam, nộm hoa chuối rừng, món thịt gà nấu măng chua hay món gỏi cá, nộm tôm. Du khách cũng có thể ghé chân vào những quán ăn nổi sát hồ để thưởng thức những món ăn đặc sản hồ Thác như ba ba, cá lăng, cá quả hay những món ăn chế biến từ cá trạch, cá bò...
Với vẻ đẹp thơ mộng, tiềm năng và những giá trị văn hoá, lịnh sử, tỉnh Yên Bái đã đưa Chương trình du lịch hồ Thác Bà vào Quy hoạch tổng thể du lịch Yên Bái giai đoạn 2002-2005 và đến 2010. Tỉnh cũng đang xúc tiến đề nghị đưa du lịch hồ Thác Bà vào Quy hoạch Du lịch quốc gia.
Thác Bà hiền hoà và quyến rũ - điểm đến tiềm năng đang đón mời sự kiếm tìm và khám phá của các nhà đầu tư và du khách thập phương.