Nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hộ nghèo, hộ vùng dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, huyện Yên Bình đã triển khai nhiều chính sách, chương trình dự án đối với vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), góp phần khuyến khích người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập xóa đói giảm nghèo.
Người dân vùng đặc biệt khó khăn xã Mỹ Gia trồng thanh long tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình.
Để thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đầu tư hỗ trợ đối với các xã, thôn, bản vùng ĐBKK, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với chính quyền các địa phương, triển khai các chương trình: vay vốn ưu đãi, đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư các công trình đường giao thông, thủy lợi, điện sinh hoạt, trường lớp học, trạm y tế…
Từ năm 2011 đến nay, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã, thôn, bản ĐBKK với 65 công trình, kinh phí thực hiện trên 60 tỷ đồng. Trong đó, bàn giao và đưa vào sử dụng 6 công trình thủy lợi, 42 công trình đường giao thông, 3 hội trường thôn.
Ngoài ra, còn sửa chữa nâng cấp 31 công trình trường học, giao thông, thủy lợi, công trình cấp nước tập trung với kinh phí gần 3 tỷ đồng. Nhiều công trình với số kinh phí đầu tư lớn như: đường thôn 3, xã Phúc Ninh; đường thôn Khe Tam, xã Phúc An; đường trung tâm xã Yên Thành; đường thôn 1, xã Ngọc Chấn; công trình thủy lợi xã Xuân Lai; cầu Làng Điện, xã Cảm Ân… Hiện nay, các công trình đầu tư năm 2016 đang được gấp rút triển khai, bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng công trình theo kế hoạch đề ra.
Cùng với đó, huyện còn triển khai nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đến với vùng đồng bào DTTS. Trong 5 năm gần đây, huyện đã tổ chức hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp cho hộ nghèo, hộ DTTS về giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình sản xuất và máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp với kinh phí trên 10 tỷ đồng gồm: 140 máy móc thiết bị các loại với 840 hộ hưởng lợi, kinh phí trên 1,3 tỷ đồng; 1.125 hộ phát triển chăn nuôi bằng mua trâu, bò, lợn sinh sản, kinh phí trên 5,5 tỷ đồng; 3.150 hộ mua 8.201 kg lúa giống, kinh phí trên 538 triệu đồng; mua 496,1 tấn phân bón, kinh phí trên 2,5 tỷ đồng…
Đồng chí Hồ Thị Thu - Trưởng phòng Dân tộc huyện Yên Bình cho biết: “Huyện có 26 xã, thị trấn, trong đó có 6 xã ĐBKK và 47 thôn, bản ĐBKK. Là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện thực hiện các chính sách về dân tộc, chúng tôi luôn phối hợp với các ngành chức năng trong việc rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBKK; xây dựng và nâng cấp một số công trình đáp ứng với nhu cầu thiết yếu phục vụ cho sản xuất của nhân dân. Đối với cơ sở, các công trình xã được đầu tư luôn thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Ngoài ra, còn đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ xã, đối với công tác giảm nghèo, nhằm tuyên truyền vận động nhân dân chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần để hộ nghèo, hộ DTTS nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững”.
Thực hiện các dự án vùng DTTS trên địa bàn huyện Yên Bình đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn các xã, thôn, bản ĐBKK. Ngoài ra, người nghèo, người DTTS hàng năm còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế; con em đồng bào DTTS đi học được xét miễn giảm, cấp học phí, hỗ trợ dầu hỏa thắp sáng, hỗ trợ làm nhà ở, cấp đất sản xuất, chính sách khoán chăm sóc bảo vệ rừng...
Hiện nay, nhiều khu dân cư vùng DTTS, ĐBKK đã thành trung tâm của địa bàn với hệ thống chợ và các dịch vụ kinh doanh tổng hợp, tạo điều kiện cho nhân dân giao lưu kinh tế, văn hóa, gắn với giữ vững an ninh trật tự. Từ đây, góp phần quan trọng để nhân dân các dân tộc vùng cao, vùng DTTS yên tâm định canh, định cư, xây dựng nông thôn mới.
8878 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hộ nghèo, hộ vùng dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, huyện Yên Bình đã triển khai nhiều chính sách, chương trình dự án đối với vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), góp phần khuyến khích người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập xóa đói giảm nghèo. Để thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đầu tư hỗ trợ đối với các xã, thôn, bản vùng ĐBKK, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với chính quyền các địa phương, triển khai các chương trình: vay vốn ưu đãi, đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư các công trình đường giao thông, thủy lợi, điện sinh hoạt, trường lớp học, trạm y tế…
Từ năm 2011 đến nay, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã, thôn, bản ĐBKK với 65 công trình, kinh phí thực hiện trên 60 tỷ đồng. Trong đó, bàn giao và đưa vào sử dụng 6 công trình thủy lợi, 42 công trình đường giao thông, 3 hội trường thôn.
Ngoài ra, còn sửa chữa nâng cấp 31 công trình trường học, giao thông, thủy lợi, công trình cấp nước tập trung với kinh phí gần 3 tỷ đồng. Nhiều công trình với số kinh phí đầu tư lớn như: đường thôn 3, xã Phúc Ninh; đường thôn Khe Tam, xã Phúc An; đường trung tâm xã Yên Thành; đường thôn 1, xã Ngọc Chấn; công trình thủy lợi xã Xuân Lai; cầu Làng Điện, xã Cảm Ân… Hiện nay, các công trình đầu tư năm 2016 đang được gấp rút triển khai, bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng công trình theo kế hoạch đề ra.
Cùng với đó, huyện còn triển khai nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đến với vùng đồng bào DTTS. Trong 5 năm gần đây, huyện đã tổ chức hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp cho hộ nghèo, hộ DTTS về giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình sản xuất và máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp với kinh phí trên 10 tỷ đồng gồm: 140 máy móc thiết bị các loại với 840 hộ hưởng lợi, kinh phí trên 1,3 tỷ đồng; 1.125 hộ phát triển chăn nuôi bằng mua trâu, bò, lợn sinh sản, kinh phí trên 5,5 tỷ đồng; 3.150 hộ mua 8.201 kg lúa giống, kinh phí trên 538 triệu đồng; mua 496,1 tấn phân bón, kinh phí trên 2,5 tỷ đồng…
Đồng chí Hồ Thị Thu - Trưởng phòng Dân tộc huyện Yên Bình cho biết: “Huyện có 26 xã, thị trấn, trong đó có 6 xã ĐBKK và 47 thôn, bản ĐBKK. Là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện thực hiện các chính sách về dân tộc, chúng tôi luôn phối hợp với các ngành chức năng trong việc rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBKK; xây dựng và nâng cấp một số công trình đáp ứng với nhu cầu thiết yếu phục vụ cho sản xuất của nhân dân. Đối với cơ sở, các công trình xã được đầu tư luôn thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Ngoài ra, còn đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ xã, đối với công tác giảm nghèo, nhằm tuyên truyền vận động nhân dân chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần để hộ nghèo, hộ DTTS nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững”.
Thực hiện các dự án vùng DTTS trên địa bàn huyện Yên Bình đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn các xã, thôn, bản ĐBKK. Ngoài ra, người nghèo, người DTTS hàng năm còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế; con em đồng bào DTTS đi học được xét miễn giảm, cấp học phí, hỗ trợ dầu hỏa thắp sáng, hỗ trợ làm nhà ở, cấp đất sản xuất, chính sách khoán chăm sóc bảo vệ rừng...
Hiện nay, nhiều khu dân cư vùng DTTS, ĐBKK đã thành trung tâm của địa bàn với hệ thống chợ và các dịch vụ kinh doanh tổng hợp, tạo điều kiện cho nhân dân giao lưu kinh tế, văn hóa, gắn với giữ vững an ninh trật tự. Từ đây, góp phần quan trọng để nhân dân các dân tộc vùng cao, vùng DTTS yên tâm định canh, định cư, xây dựng nông thôn mới.