Người Xá Phó (Phù Lá) tập trung nhiều tại xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, đây là một trong những tộc người bản địa có nền văn hóa rất phong phú và đa dạng. Lễ quét ma làng hay lễ đuổi ma làng (A - ne - pạ - gờ - pá) là một trong những lễ hội lớn, đặc sắc và vô cùng quan trọng đối với mỗi người dân nơi đây.
Thầy cúng làm lễ quét ma làng (Ảnh internet)
1. Nguồn gốc lễ hội
Lễ quét ma làng là lễ hội thể hiện những khát khao, mong muốn của người dân về một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc. Đây là một phần của nghi thức cầu bình an, khỏe mạnh nhân dịp đầu năm mới của cộng đồng tộc người Xá Phó - Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Thời gian tổ chức lễ hội
Ngày tổ chức lễ quét ma làng là ngày mùng một Tết Nguyên Đán hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội
Địa điểm tổ chức lễ quét ma làng là một bãi đất rộng, bằng phẳng gần bờ suối ngay cổng làng thuộc xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
4. Phần lễ hội
Vào ngày lễ, tất cả các gia đình trong làng mỗi nhà đều phải đóng góp một con gà, một lít rượu và 3 ống gạo, thịt lợn (do cả làng cùng góp)… để cùng tổ chức lễ cúng chung. Trong ngày lễ tất cả mọi người sinh sống trong làng đều phải ra nơi tổ chức lễ cúng để cùng nhau chuẩn bị lập đàn cúng, làm bàn thờ và dự lễ cúng đuổi ma làng cùng với thầy cúng.
Để tổ chức nghi lễ, trước những ngày diễn ra lễ cúng chính thức, người dân lập một đàn cúng ngay sát mép suối mặt quay về phía mặt trời mọc. Đàn cúng có sàn cao khoảng 0,8m rộng khoảng 40 - 60m2, đủ chỗ cho cả làng ngồi trên sàn. Đây là nơi dân làng sẽ tổ chức lễ cúng thần linh và cùng nhau ăn uống vui vẻ mừng cho một năm mới với những ước muốn cuộc sống hạnh phúc và no đủ.
Tại cổng chính của làng, một cây nêu được dựng lên phía bên phải cổng làng. Trên cây nêu treo một chiếc mõ báo và do một người được dân làng cử ra để canh giữ, báo hiệu cho cả làng biết mỗi khi làng có người lạ vào làng trong suốt 15 ngày kiêng kị của lễ quét ma làng.
Sau khi mọi công việc chuẩn bị cho nghi lễ được hoàn tất, vào ngày mùng một tết, lễ cúng chính thức được diễn ra dưới sự chủ trì của thầy cúng trong làng. Lễ vật chính trong lễ cúng quét ma làng "A ne pạ gờ bá" bao gồm một mâm cúng chính được đặt trên sàn có một con gà luộc, thịt, rượu, dây chỉ hai màu đen và trắng, một chiếc mõ gỗ, một đoạn dây thừng buộc mõ, hương và giấy. Mâm cúng được đặt giữa sàn hướng về phía làng.
Vào ngày lễ chính thức, từ sáng mọi người trong làng từ già đến trẻ đều tập trung tại sàn nơi diễn ra lễ cúng. Tất cả mọi người cùng nhau chuẩn bị cho lễ cúng. Trưởng bản cùng với những người giúp việc tiếp nhận lễ vật và phần đóng góp của những gia đình trong làng bản. Ngoài phần lễ vật dâng cúng, tất cả đồ lễ do các gia đình mang tới đều dùng để làm cỗ ăn mừng cho toàn thể dân làng. Theo người dân nơi đây cho biết, tất cả số thực phẩm mang ra đóng góp của các gia đình trong ngày lễ đều phải được ăn hết tại nơi cúng, không ai mang về bản. Theo quan niệm của người Xá Phó, nếu không ăn hết mà mang về nhà sẽ mang theo những điều không may mắn và rủi ro trong năm mới.
Lễ cúng chính thức được bắt đầu vào khoảng 15h, khi dân làng đã tập trung đầy đủ và mọi công việc chuẩn bị cho ngày lễ đã hoàn tất. Thầy cúng ngồi trước mâm cúng và tiến hành cúng khấn cầu xin các thần linh, thổ công thần đất về phù hộ, giúp đỡ và bảo vệ cho toàn thể dân làng trong năm mới gặp được nhiều may mắn, cầu xin các thần linh về canh giữ cho bản làng, mọi người luôn được khỏe mạnh, làm ăn được thuận lợi, nuôi trồng được tốt tươi, trồng lúa lúa chắc hạt, trồng ngô ngô đầy đồng, không bị các loại chim chóc về phá hoại mùa màng, cầu xin các thần thánh canh cho các loại ma đói, ma khát không cho về làng mà phá quấy dân làng.
Sau khi cúng khoảng 15 phút, thầy mo cầm mõ lên, cả dân làng hướng về phía chiếc mõ, với niềm tin rằng chiếc mõ sẽ canh giữ không cho các ma dữ, vía dữ vào làng mang theo những điều không may mắn, rủi ro về làng. Cả làng sẽ cùng bầu ra một người có nhiệm vụ canh chừng chiếc mõ trong suốt 15 ngày kiêng của lễ “A ne pạ gờ bá”. Người được dân làng lựa chọn phải là người cao tuổi cư trú lâu đời trong làng, là người ăn ở có phúc đức được dân làng tin tưởng. Theo quan niệm dân gian, ai được chọn làm người canh mõ là một điều vô cùng may mắn cho gia đình và dòng họ của người đó. Họ tin tưởng rằng thần linh và các thánh phù hộ cho gia đình và cả dân làng một năm mới sẽ chỉ gặp những điều may mắn trong cuộc sống, tránh được những điều xấu xa đen đủi.
Kết thúc lễ cúng mọi người dân có mặt tại lễ “A ne pạ gờ bá” đều cúi xuống vái lạy chiếc mõ 3 vái, đồng thời, mỗi người dân đều khấn với đại ý như: “…Nhờ mõ trông bản làng cho yên ổn tốt đẹp...làm ăn phát tài...được mùa no đủ…không bị dịch bệnh thiên tai mất mùa…”.
Sau đó thầy mo sẽ tiến hành nghi thức buộc chỉ vía cho mõ để thông qua đó các thần linh bảo vệ mõ và bảo vệ dân làng trong năm mới. Thầy mo lấy hai đoạn chỉ đen và chỉ trắng trên mâm cúng buộc vào hai đầu của chiếc mõ. Họ cho rằng, gia đình nào trong bản cũng góp gà, thịt, rượu để tổ chức lễ cúng, do đó thầy mo thay mặt cho dân làng buộc vía để gửi gắm những ước mơ nguyện vọng của người dân vào những sợi chỉ vía đó, cầu xin mõ hãy bảo vệ tất cả dân làng.
Cúng xong thầy mo giao mõ và dây mõ cho người đã được lựa chọn canh mõ. Người được lựa chọn sẽ cùng hai thanh niên trong làng mang mõ ra cây nêu được dựng trước cổng làng, và từ đó người canh mõ phải có nhiệm vụ gác cổng làng trong 15 ngày kiêng của lễ “A ne pạ gớ bá”. Khi có người lạ vào làng phải rung mõ cho cả làng biết để người dân đóng hết các cửa không cho khách lạ vào nhà mình.
Kết thúc nghi lễ cả làng cùng nhau ăn uống ngay tại nơi diễn ra lễ cúng. Mọi người từ già đến trẻ đều ăn uống vui vẻ với nhau trên sàn cúng từ lúc đó cho tới tận khuya.
Trong lúc ăn uống vui chung cũng là nơi diễn ra các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian với điệu xòe “Xình xi bá” truyền thống, các làn điệu dân ca mượt mà hoà quyện với âm thanh độc đáo của tiếng sáo mũi “cúc ke” và tiếng kèn bầu “Ma nhí” cùng với cỏ cây núi rừng hùng vĩ tạo nên một không khí thật vui tươi, đoàn kết thấm đượm tinh thần nhân văn cao cả, trong niềm hy vọng một năm mới mở ra với bao nhiêu điều tốt đẹp.
Mọi người ăn uống vui vẻ ca hát cho tới tận đêm khuya. Kể từ mùng một Tết Nguyên đán cho tới hết ngày rằm tháng Giêng là những ngày kiêng người lạ vào làng. Mọi người trong làng vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường cùng với việc tổ chức đón tết Nguyên Đán trong không khí vui tươi phấn khởi.
Ngày nay nghi lễ "A ne pạ gớ bá” không còn được tổ chức long trọng như trước đây. Mọi nghi thức, nghi lễ được diễn ra đơn giản và gọn nhẹ hơn trước. Thời gian không còn được tổ chức thường kỳ mỗi năm một lần nữa mà khoảng vài ba năm đồng bào mới tổ chức một lần.
2748 lượt xem
Ban Biên tập
Người Xá Phó (Phù Lá) tập trung nhiều tại xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, đây là một trong những tộc người bản địa có nền văn hóa rất phong phú và đa dạng. Lễ quét ma làng hay lễ đuổi ma làng (A - ne - pạ - gờ - pá) là một trong những lễ hội lớn, đặc sắc và vô cùng quan trọng đối với mỗi người dân nơi đây.1. Nguồn gốc lễ hội
Lễ quét ma làng là lễ hội thể hiện những khát khao, mong muốn của người dân về một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc. Đây là một phần của nghi thức cầu bình an, khỏe mạnh nhân dịp đầu năm mới của cộng đồng tộc người Xá Phó - Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Thời gian tổ chức lễ hội
Ngày tổ chức lễ quét ma làng là ngày mùng một Tết Nguyên Đán hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội
Địa điểm tổ chức lễ quét ma làng là một bãi đất rộng, bằng phẳng gần bờ suối ngay cổng làng thuộc xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
4. Phần lễ hội
Vào ngày lễ, tất cả các gia đình trong làng mỗi nhà đều phải đóng góp một con gà, một lít rượu và 3 ống gạo, thịt lợn (do cả làng cùng góp)… để cùng tổ chức lễ cúng chung. Trong ngày lễ tất cả mọi người sinh sống trong làng đều phải ra nơi tổ chức lễ cúng để cùng nhau chuẩn bị lập đàn cúng, làm bàn thờ và dự lễ cúng đuổi ma làng cùng với thầy cúng.
Để tổ chức nghi lễ, trước những ngày diễn ra lễ cúng chính thức, người dân lập một đàn cúng ngay sát mép suối mặt quay về phía mặt trời mọc. Đàn cúng có sàn cao khoảng 0,8m rộng khoảng 40 - 60m2, đủ chỗ cho cả làng ngồi trên sàn. Đây là nơi dân làng sẽ tổ chức lễ cúng thần linh và cùng nhau ăn uống vui vẻ mừng cho một năm mới với những ước muốn cuộc sống hạnh phúc và no đủ.
Tại cổng chính của làng, một cây nêu được dựng lên phía bên phải cổng làng. Trên cây nêu treo một chiếc mõ báo và do một người được dân làng cử ra để canh giữ, báo hiệu cho cả làng biết mỗi khi làng có người lạ vào làng trong suốt 15 ngày kiêng kị của lễ quét ma làng.
Sau khi mọi công việc chuẩn bị cho nghi lễ được hoàn tất, vào ngày mùng một tết, lễ cúng chính thức được diễn ra dưới sự chủ trì của thầy cúng trong làng. Lễ vật chính trong lễ cúng quét ma làng "A ne pạ gờ bá" bao gồm một mâm cúng chính được đặt trên sàn có một con gà luộc, thịt, rượu, dây chỉ hai màu đen và trắng, một chiếc mõ gỗ, một đoạn dây thừng buộc mõ, hương và giấy. Mâm cúng được đặt giữa sàn hướng về phía làng.
Vào ngày lễ chính thức, từ sáng mọi người trong làng từ già đến trẻ đều tập trung tại sàn nơi diễn ra lễ cúng. Tất cả mọi người cùng nhau chuẩn bị cho lễ cúng. Trưởng bản cùng với những người giúp việc tiếp nhận lễ vật và phần đóng góp của những gia đình trong làng bản. Ngoài phần lễ vật dâng cúng, tất cả đồ lễ do các gia đình mang tới đều dùng để làm cỗ ăn mừng cho toàn thể dân làng. Theo người dân nơi đây cho biết, tất cả số thực phẩm mang ra đóng góp của các gia đình trong ngày lễ đều phải được ăn hết tại nơi cúng, không ai mang về bản. Theo quan niệm của người Xá Phó, nếu không ăn hết mà mang về nhà sẽ mang theo những điều không may mắn và rủi ro trong năm mới.
Lễ cúng chính thức được bắt đầu vào khoảng 15h, khi dân làng đã tập trung đầy đủ và mọi công việc chuẩn bị cho ngày lễ đã hoàn tất. Thầy cúng ngồi trước mâm cúng và tiến hành cúng khấn cầu xin các thần linh, thổ công thần đất về phù hộ, giúp đỡ và bảo vệ cho toàn thể dân làng trong năm mới gặp được nhiều may mắn, cầu xin các thần linh về canh giữ cho bản làng, mọi người luôn được khỏe mạnh, làm ăn được thuận lợi, nuôi trồng được tốt tươi, trồng lúa lúa chắc hạt, trồng ngô ngô đầy đồng, không bị các loại chim chóc về phá hoại mùa màng, cầu xin các thần thánh canh cho các loại ma đói, ma khát không cho về làng mà phá quấy dân làng.
Sau khi cúng khoảng 15 phút, thầy mo cầm mõ lên, cả dân làng hướng về phía chiếc mõ, với niềm tin rằng chiếc mõ sẽ canh giữ không cho các ma dữ, vía dữ vào làng mang theo những điều không may mắn, rủi ro về làng. Cả làng sẽ cùng bầu ra một người có nhiệm vụ canh chừng chiếc mõ trong suốt 15 ngày kiêng của lễ “A ne pạ gờ bá”. Người được dân làng lựa chọn phải là người cao tuổi cư trú lâu đời trong làng, là người ăn ở có phúc đức được dân làng tin tưởng. Theo quan niệm dân gian, ai được chọn làm người canh mõ là một điều vô cùng may mắn cho gia đình và dòng họ của người đó. Họ tin tưởng rằng thần linh và các thánh phù hộ cho gia đình và cả dân làng một năm mới sẽ chỉ gặp những điều may mắn trong cuộc sống, tránh được những điều xấu xa đen đủi.
Kết thúc lễ cúng mọi người dân có mặt tại lễ “A ne pạ gờ bá” đều cúi xuống vái lạy chiếc mõ 3 vái, đồng thời, mỗi người dân đều khấn với đại ý như: “…Nhờ mõ trông bản làng cho yên ổn tốt đẹp...làm ăn phát tài...được mùa no đủ…không bị dịch bệnh thiên tai mất mùa…”.
Sau đó thầy mo sẽ tiến hành nghi thức buộc chỉ vía cho mõ để thông qua đó các thần linh bảo vệ mõ và bảo vệ dân làng trong năm mới. Thầy mo lấy hai đoạn chỉ đen và chỉ trắng trên mâm cúng buộc vào hai đầu của chiếc mõ. Họ cho rằng, gia đình nào trong bản cũng góp gà, thịt, rượu để tổ chức lễ cúng, do đó thầy mo thay mặt cho dân làng buộc vía để gửi gắm những ước mơ nguyện vọng của người dân vào những sợi chỉ vía đó, cầu xin mõ hãy bảo vệ tất cả dân làng.
Cúng xong thầy mo giao mõ và dây mõ cho người đã được lựa chọn canh mõ. Người được lựa chọn sẽ cùng hai thanh niên trong làng mang mõ ra cây nêu được dựng trước cổng làng, và từ đó người canh mõ phải có nhiệm vụ gác cổng làng trong 15 ngày kiêng của lễ “A ne pạ gớ bá”. Khi có người lạ vào làng phải rung mõ cho cả làng biết để người dân đóng hết các cửa không cho khách lạ vào nhà mình.
Kết thúc nghi lễ cả làng cùng nhau ăn uống ngay tại nơi diễn ra lễ cúng. Mọi người từ già đến trẻ đều ăn uống vui vẻ với nhau trên sàn cúng từ lúc đó cho tới tận khuya.
Trong lúc ăn uống vui chung cũng là nơi diễn ra các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian với điệu xòe “Xình xi bá” truyền thống, các làn điệu dân ca mượt mà hoà quyện với âm thanh độc đáo của tiếng sáo mũi “cúc ke” và tiếng kèn bầu “Ma nhí” cùng với cỏ cây núi rừng hùng vĩ tạo nên một không khí thật vui tươi, đoàn kết thấm đượm tinh thần nhân văn cao cả, trong niềm hy vọng một năm mới mở ra với bao nhiêu điều tốt đẹp.
Mọi người ăn uống vui vẻ ca hát cho tới tận đêm khuya. Kể từ mùng một Tết Nguyên đán cho tới hết ngày rằm tháng Giêng là những ngày kiêng người lạ vào làng. Mọi người trong làng vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường cùng với việc tổ chức đón tết Nguyên Đán trong không khí vui tươi phấn khởi.
Ngày nay nghi lễ "A ne pạ gớ bá” không còn được tổ chức long trọng như trước đây. Mọi nghi thức, nghi lễ được diễn ra đơn giản và gọn nhẹ hơn trước. Thời gian không còn được tổ chức thường kỳ mỗi năm một lần nữa mà khoảng vài ba năm đồng bào mới tổ chức một lần.
Các bài khác
- Đám sênh - Lễ chay của người Cao Lan, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (04/09/2019)
- Lễ hội bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (04/09/2019)
- “Mơi" - Hồn dân vũ của người Mường, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (04/09/2019)
- Đặc sắc lễ hội “Nào Sồng” của đồng bào dân tộc Mông Yên Bái (04/09/2019)
- Lễ hội giã cốm - Tăm Khảu Mảu của người Tày, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (23/01/2019)
- Lễ tế tam vị Tản viên Sơn Thánh đình An Dũng, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (24/09/2018)
- Lễ hội đình và đền Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (19/09/2018)
- Lễ hội đình Yên Phú - huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (18/09/2018)
- Lễ hội đình Cả - làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (09/08/2018)
- Lễ hội đền Suối Tiên, xã Tô Mậu, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (09/08/2018)
Xem thêm »