Cùng với Lễ hội Gầu Tào, lễ hội Nào Sồng là một nghi lễ rất quan trọng trong đời sống tinh thần của của đồng bào dân tộc Mông tỉnh Yên Bái.
1. Nguồn gốc lễ hội
Người Mông kể rằng, Lễ hội "Nào Sồng" trong những ngày đầu năm mới của người Mông thường được tổ chức ở một thôn, bản. Lễ hội Nào Sồng giống như một hội nghị của người Mông được tổ chức vào đầu năm nhằm đưa ra các quy định, quy ước cho công việc của cả làng, cả bản trong suốt một năm.
2. Thời gian tổ chức lễ hội
Lễ hội được lựa chọn tổ chức vào các ngày đầu tiên của năm mới.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội
Tùy theo năm, lễ hội được lựa chọn tổ chức tại một thôn, bản của đồng bào dân tộc Mông.
4. Phần lễ hội
Để tổ chức được lễ hội, vào dịp giáp tết, già làng, trưởng bản triệu tập tất cả các gia đình trong bản đến họp, bàn về khâu chuẩn bị, trong đó có cả phần đóng góp tiền mua trâu, ngựa để mổ làm cỗ và cho người mời các già làng ở thôn, bản lân cận tới dự. Ngày hội đến, mọi người háo hức khoác lên mình bộ áo, váy mới hòa trong tiếng khèn rảo bước tới nhà già làng, trưởng bản để dự hội. Các lễ hội khác, khi bắt đầu vào lễ hội, già làng thường phải làm lễ tế trời đất, nhưng ở lễ hội "Nào Sồng" thì không. Khi mọi người tập hợp đông đủ, già làng đứng lên giới thiệu với mọi người trong thôn về những vị khách đã đến dự, và bắt đầu chủ trì lễ hội.
Nội dung của lễ hội được già làng thực hiện bằng việc nêu ra những quy định của thôn, bản cũng như hương ước của làng. Chẳng hạn về chăn thả gia súc, nếu để gia súc phá nương, rẫy của nhà khác thì phải xử phạt thế nào? Rồi chuyện con trâu nhà ông A chẳng may đánh nhau với trâu nhà ông B một con chết; nếu tính tuổi con bị chết còn ít hơn, khi đánh nhau nó bỏ chạy, nhưng vẫn bị con to đuổi đến chết thì sẽ cân con bị chết lên, nhà có trâu chết sẽ lấy 1/3 thịt, nhà có trâu thắng sẽ lấy 2 phần còn lại và phải trả tiền theo giá trị con trâu đó. Nếu cả hai con trâu bằng tuổi nhau, thì nhà có trâu thắng chịu tiền bằng một nửa con trâu và mang một nửa con trâu về ăn. Nếu không có tiền trả, thì nhà có trâu chết sẽ lấy một con nghé về nuôi...
Cái hay là trong Lễ hội "Nào Sồng" của người Mông cũng lập ra nhiều quy định về ma chay, cưới hỏi. Chẳng hạn như nhà gái không được thách cưới quá 70 đồng bạc xòe, không quá 50 kg lợn hơi, không quá 200 bát rượu… Trong lễ hội còn lập ra nhiều điều lệ quy định về trật tự an ninh, xử lý những người trộm cắp tài sản của nhà khác…
Các quy định đều được già làng, trưởng bản thông qua các gia đình trong thôn, bản dự lễ hội để mọi người cùng bàn bạc, tán thành thì giơ tay biểu quyết. Cứ như vậy hết quy định này đến quy định khác, lễ hội kết thúc bằng một bữa cỗ thịnh soạn, mọi người chúc tụng nhau bằng những ống nứa chứa đầy rượu. Những vấn đề nêu ra trong lễ hội trở thành quy định của thôn, bản, nhà nhà phải thực hiện theo. Cái hay là những già làng ở bản khác tới dự cũng nắm được quy định đó, về bản thông báo lại cho từng gia đình trong bản mình biết và nhắc nhở mọi người khi sang bản khác tránh không mắc phải.
Sau phần lễ là đến phần hội, mọi người hòa mình trong tiếng khèn, tiếng trống cùng những bài hát, điệu khèn, các trò chơi dân tộc: ném pa pao, nhảy tha khênh, chơi tu lú, cướp trứng, bắn nỏ, đua ngựa…
"Nào Sồng" là lễ hội hội mang đậm nét văn hóa làng xã, độc đáo và đầy ý nghĩa nhân văn của đồng bào dân tộc Mông tỉnh Yên Bái.
5437 lượt xem
Ban Biên tập
Cùng với Lễ hội Gầu Tào, lễ hội Nào Sồng là một nghi lễ rất quan trọng trong đời sống tinh thần của của đồng bào dân tộc Mông tỉnh Yên Bái.
1. Nguồn gốc lễ hội
Người Mông kể rằng, Lễ hội "Nào Sồng" trong những ngày đầu năm mới của người Mông thường được tổ chức ở một thôn, bản. Lễ hội Nào Sồng giống như một hội nghị của người Mông được tổ chức vào đầu năm nhằm đưa ra các quy định, quy ước cho công việc của cả làng, cả bản trong suốt một năm.
2. Thời gian tổ chức lễ hội
Lễ hội được lựa chọn tổ chức vào các ngày đầu tiên của năm mới.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội
Tùy theo năm, lễ hội được lựa chọn tổ chức tại một thôn, bản của đồng bào dân tộc Mông.
4. Phần lễ hội
Để tổ chức được lễ hội, vào dịp giáp tết, già làng, trưởng bản triệu tập tất cả các gia đình trong bản đến họp, bàn về khâu chuẩn bị, trong đó có cả phần đóng góp tiền mua trâu, ngựa để mổ làm cỗ và cho người mời các già làng ở thôn, bản lân cận tới dự. Ngày hội đến, mọi người háo hức khoác lên mình bộ áo, váy mới hòa trong tiếng khèn rảo bước tới nhà già làng, trưởng bản để dự hội. Các lễ hội khác, khi bắt đầu vào lễ hội, già làng thường phải làm lễ tế trời đất, nhưng ở lễ hội "Nào Sồng" thì không. Khi mọi người tập hợp đông đủ, già làng đứng lên giới thiệu với mọi người trong thôn về những vị khách đã đến dự, và bắt đầu chủ trì lễ hội.
Nội dung của lễ hội được già làng thực hiện bằng việc nêu ra những quy định của thôn, bản cũng như hương ước của làng. Chẳng hạn về chăn thả gia súc, nếu để gia súc phá nương, rẫy của nhà khác thì phải xử phạt thế nào? Rồi chuyện con trâu nhà ông A chẳng may đánh nhau với trâu nhà ông B một con chết; nếu tính tuổi con bị chết còn ít hơn, khi đánh nhau nó bỏ chạy, nhưng vẫn bị con to đuổi đến chết thì sẽ cân con bị chết lên, nhà có trâu chết sẽ lấy 1/3 thịt, nhà có trâu thắng sẽ lấy 2 phần còn lại và phải trả tiền theo giá trị con trâu đó. Nếu cả hai con trâu bằng tuổi nhau, thì nhà có trâu thắng chịu tiền bằng một nửa con trâu và mang một nửa con trâu về ăn. Nếu không có tiền trả, thì nhà có trâu chết sẽ lấy một con nghé về nuôi...
Cái hay là trong Lễ hội "Nào Sồng" của người Mông cũng lập ra nhiều quy định về ma chay, cưới hỏi. Chẳng hạn như nhà gái không được thách cưới quá 70 đồng bạc xòe, không quá 50 kg lợn hơi, không quá 200 bát rượu… Trong lễ hội còn lập ra nhiều điều lệ quy định về trật tự an ninh, xử lý những người trộm cắp tài sản của nhà khác…
Các quy định đều được già làng, trưởng bản thông qua các gia đình trong thôn, bản dự lễ hội để mọi người cùng bàn bạc, tán thành thì giơ tay biểu quyết. Cứ như vậy hết quy định này đến quy định khác, lễ hội kết thúc bằng một bữa cỗ thịnh soạn, mọi người chúc tụng nhau bằng những ống nứa chứa đầy rượu. Những vấn đề nêu ra trong lễ hội trở thành quy định của thôn, bản, nhà nhà phải thực hiện theo. Cái hay là những già làng ở bản khác tới dự cũng nắm được quy định đó, về bản thông báo lại cho từng gia đình trong bản mình biết và nhắc nhở mọi người khi sang bản khác tránh không mắc phải.
Sau phần lễ là đến phần hội, mọi người hòa mình trong tiếng khèn, tiếng trống cùng những bài hát, điệu khèn, các trò chơi dân tộc: ném pa pao, nhảy tha khênh, chơi tu lú, cướp trứng, bắn nỏ, đua ngựa…
"Nào Sồng" là lễ hội hội mang đậm nét văn hóa làng xã, độc đáo và đầy ý nghĩa nhân văn của đồng bào dân tộc Mông tỉnh Yên Bái.
Các bài khác
- Đám sênh - Lễ chay của người Cao Lan, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (04/09/2019)
- Lễ hội bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (04/09/2019)
- “Mơi" - Hồn dân vũ của người Mường, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (04/09/2019)
- Lễ quét ma làng của tộc người Xá Phó - Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (04/09/2019)
- Lễ hội giã cốm - Tăm Khảu Mảu của người Tày, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (23/01/2019)
- Lễ tế tam vị Tản viên Sơn Thánh đình An Dũng, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (24/09/2018)
- Lễ hội đình và đền Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (19/09/2018)
- Lễ hội đình Yên Phú - huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (18/09/2018)
- Lễ hội đình Cả - làng Chiềng, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (09/08/2018)
- Lễ hội đền Suối Tiên, xã Tô Mậu, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (09/08/2018)
Xem thêm »