Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Kinh tế

Hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT về biện pháp phòng, chống đói rét cho cây trồng, vật nuôi

25/01/2016 16:39:23 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, hướng dẫn người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống rét, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái hướng dẫn thực hiện các biện pháp kỹ thuật chủ yếu phòng, chống rét, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi như sau:

Cán bộ Khuyến nông viên cơ sở hướng dẫn bà con làm chuồng trại, cây rơm cho gia súc.

I. ĐỐI VỚI TRỒNG TRỌT

1. Chống rét cho mạ Xuân

Không ngâm, ủ, gieo mạ, cấy lúa trong những ngày nhiệt độ xuống dưới 15°C.

1.1. Đối với diện tích mạ đã gieo:

+ Phủ bằng tro bếp để giữ ấm và giữ ẩm cho ruộng mạ, tưới nước thường xuyên không để ruộng mạ khô hạn. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15°C cần phải tưới đủ ẩm (độ ẩm bão hòa), rắc một lớp tro rơm rạ mỏng lên bề mặt luống mạ (1,5kg/100m2 mạ), dùng nilon trắng mỏng trùm kín cho mạ (không dùng loại nilon tối màu sẽ làm giảm khả năng quang hợp của cây).

+ Tuyệt đối không gieo mạ những ngày nhiệt độ dưới 13°C. Hạt thóc giống đã nảy mầm cần bảo quản trong phòng kín, tưới nước ấm, phủ bao tải dứa hoặc bao tải gai để tránh khô mầm trước khi gieo.

* Cách che phủ nilon cho mạ: Làm khung tre uốn theo hình vòm, buộc các thanh hình vòm ở phần đỉnh và hai bên cạnh để bộ khung có kết cấu vững chắc; sau đó phủ nilon lên trên, khoảng cách giữa mặt luống mạ với vòm che từ 0,4 - 0,6m. Khi thời tiết ấm nhiệt độ lên đến trên 20°C phải mở nilon ở hai đầu để thoát hơi nước tránh cho mạ bị nấm bệnh, cháy lá, chiều tối tiếp tục đậy nilon. Trước khi cấy 2-3 ngày, mở nilon cho mạ làm quen dần với môi trường bên ngoài hạn chế mạ bị sốc nhiệt khi đem cấy ngay ra ngoài ruộng. Không được bón thúc đạm trước khi cấy.

1.2. Đi với diện tích lúa đã cấy:

- Không để ruộng lúa mới cấy bị hạn. Cần đưa nước vào ruộng duy trì ở mực nước tối thiểu 2 - 3 cm liên tục để giữ lúa ấm chân. Tuyệt đối không được bón phân đạm, các loại phân bón lá vào những ngày rét đậm rét hại, nhiệt độ dưới 13°C.

- Khi thời tiết ấm trở lại (nhiệt độ trên 18°C) cần tranh thủ bón thúc phân đạm, NPK, bổ sung thêm phân lân đồng thời tiến hành sục bùn để kích thích rễ phát triển. Duy trì mực nước nông để lúa sinh trưởng thuận lợi và đẻ nhánh sớm.

2. Phòng, chống rét cho rau màu:

- Bón bổ sung thêm phân chuồng hoai mục, kali, phân lân để tăng cường khả năng chống rét. Những ngày có sương muối giá buốt, cần tưới nước trên mặt lá làm tan sương để tránh hiện tượng cháy lá khi có ánh nắng;

- Các loại cây rau như: Hành hoa, ớt, cà chua, rau (bắp cải, su hào, su lơ...) và các loại rau khác cần tưới đủ ẩm trong những ngày rét đậm. Bón bổ sung phân chuồng hoai mục, kali, phân lân để cây khoẻ mạnh tăng cường khả năng chống rét.

3. Chống rét hại cho cây ăn quả:

Sau đợt rét tăng cường bón phân, chăm sóc cho cây ăn quả: Tưới đủ ẩm cho cây ăn quả, bón bổ sung phân hữu cơ, lân và kali. Có thể phun phân kali Multy-K qua lá 1-2 lần bổ sung kịp thời kali qua lá nhất là trong điều kiện thời tiết rét hại (nhiệt độ dưới 10°c cây ngừng hút dinh dưỡng và nước).

- Tỉa thưa hợp lý cành la, cành vượt, cành bị sâu, bệnh hại cho bộ tán thông thoáng.

- Phòng trừ kịp thi các loại sâu, bệnh gây hại: Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại chủ yếu có bệnh mốc sương, gây hại trên các loại cây vải, nhãn, xoài, cam, chanh, quít, bưởi. Cần phòng, trừ bệnh đốm lá, mốc sương bằng các loại thuốc nội hấp đặc hiệu trừ bệnh này như: Aliette 80WP; Alpine 80WP, Ridomin Gold 72%; Ricide 72WP... nồng độ 0,2%.

II. ĐỐI VỚI CHĂN NUÔI

1.  Biện pháp kỹ thuật phòng, chống đói rét.

1.1. Theo dõi tình hình thời tiết: Người chăn nuôi cần thường xuyên theo dõi bản tin dự báo thời tiết để chủ động thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi đặc biệt là đối với trâu, bò.

1.2. Gia cố, che chắn chuồng trại giữ ấm chỡ vật nuôi:

- Chuồng trại không bị mưa dột và luôn giữ cao ráo, sạch sẽ; xung quanh có rãnh thoát nước. Nên cao hơn mặt đất 40-50 cm, có độ dốc 2-3%.

- Che chắn gió lùa: Sử dụng bạt, bảo tải, tấm phên hoặc vật liệu khác tùy điều kiên sẵn có tại địa phương. Tuy nhiên không nên che kín, chỉ che qua chiều cao của con vật khoảng từ 1,8-2 m, nên có ô thoáng phía ưên để khi đốt lừa sưởi, khói sẽ theo lỗ thoáng ra ngoài, không tích tụ khí độc trong chuồng nuôi.

- Sử dụng rơm rạ khô, cỏ khô, lá khô rải xuống nền chuồng để giữ ấm cho trâu, bò có độ dày từ 5 - 15 cm; ngoài ra có thể áp dụng biện pháp đốt lửa sưởi ấm tại chuồng nuôi, tuy nhiên cần chú ý không để xảy ra cháy, gây bỏng cho gia súc, vị trí bếp sưởi ở cuối hướng gió để tránh gây ngạt cho gia súc, dùng xô, chậu cũ để đựng chất đốt như: củi, trấu...(gia đình có điều kiện có thể lắp bóng sưởi để cung cấp nhiệt cho chuồng nuôi);

- Khi nền nhiện độ dưới 12°C sử dụng bạt, bao tải gai, chăn, áo cũ...làm áo giữ ấm cho trâu, bò. Không dùng chất liệu ni lông vì chất liệu này không thấm nước, hơi nước sẽ đọng lại và thấm ngược trở lại làm trâu bò bị rét. Có thể sử dụng vỏ bao và lồng bên trong là rơm hoặc cỏ khô rồi khâu lại để làm áo chống rét cho trâu, bò sẽ tăng hiệu quả giữ m). Chú ý: Chiều dài áo phủ từ thân đến hết đuôi, chiều ngang vừa đủ choàng qua thân, các dây buộc thắt như khuy áo phía dưới bụng. Khi trời nng (thường sau 9h sáng) nên bỏ áo để trấu bò hưởng nắng ấm.

1.3. Chuẩn bị và cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống:

- Tích cực chăm sóc diện tích cỏ trng, ngô dày, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, dự trữ rơm, rạ, cỏ khô, thân lá cây ngô; ngoài ra có thể thu cắt các loại lá cây rừng, thân lá cây chuối... để cung cấp đủ thức ăn nước uống cho đàn vật nuôi trong những ngày giá rét và trong vụ Đông xuân 2015-2016.

- Khi nền nhiệt độ ngoài trời giảm xuống dưới 15°C người chăn nuôi không sử dụng gia súc cày, kéo; không chăn thả gia súc ngoài đồi, bãi; cung cấp thức ăn và nước uống ấm tại chuồng. Trâu bò trưởng thành cho ăn từ 25-30 kg thức ăn thô xanh và 1,5 kg thức ăn tinh như: Bột ngô, sắn, cám gạo, chia làm hai bữa trong ngày, nước muối ấm (37 - 38°C) pha loãng với tỷ lệ 10-30 gam muối/10 lít nước (Chú ý: Cho ăn thức ăn thô xanh trước rồi mới cho ăn thức ăn tinh và uống nước).

1.4. Quản chăm sóc đàn vật nuôi:

- Không thả rông trâu, bò trong rừng, núi; phải chủ động đưa trâu, bò về chỗ nuôi nhốt không bị gió lùa và chuồng trại đã được che chắn để chăm sóc; áp dụng chế độ chăn thả, cày kéo đi muộn về sớm (sau 8 giờ sáng và về trước 15 giờ chiều).

- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, định kỳ phun thuốc khử trùng 2-3 tuần một lần bằng các loại thuốc như: Virkon, HanLotdin... Tiêm vc xin, tẩy ký sinh trùng phòng bệnh cho đàn vật nuôi.

III. BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ĐỐI VỚI NHỮNG THIỆT HẠI CÂY TRNG, VẬT NUÔI

1. Đối với cây trồng:

Kết thúc đợt rét đậm, rét hại Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập hi đồng kiểm tra bao gồm: chính quyền cấp xã và các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện để lập biên bản kiểm tra, tổng hợp những thiệt hại do đợt rét đậm rét hi gây nên để làm cơ sở đề nghị cấp trên hỗ trợ theo quy định.

2. Đối với vật nuôi:

- Khi phát hiện có vật nuôi bị chết, chủ vật nuôi phải báo ngay cho chính quyền thôn, bản và thú y cơ sở để tiến hành kiểm tra xác định nguyên nhân gây chết đối với vật nuôi của gia đình.

- Đối với vật nuôi bị chết do nguyên nhân rét hại sẽ được chính quyền thôn, bản lập bảng kê số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại (chi tiết đến từng tổ chức, cá nhân; loại gia súc, gia cầm; số lượng và ước giá trị thiệt hại) báo cáo chính quyền xã phường, thị trấn làm cơ sở xem xét hỗ trợ thiệt hại do thiên tai theo quy định của Nhà nước. Đồng thời sẽ được m, bán sử dụng theo nhu cầu của chủ vật nuôi.

- Đối với gia súc, gia cầm chết do nguyên nhân dịch bệnh trong đợt rét đậm, rét hại, tuỳ từng loại bệnh cụ thể sẽ được xử lý theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

- Kết thúc đợt rét đậm, rét hại chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập hội đồng kiểm tra bao gồm: chính quyền cấp xã và các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện để lập biên bản kiểm tra, tổng hợp những thiệt hại do đợt rét đậm rét hại gây nên để làm cơ sở đề nghị cấp trên hỗ trợ theo quy định.

3. Báo cáo tình hình rét đậm, rét hại.

Đ kịp thời nm bắt thông tin diễn biến tình hình thời tiết, thiệt hại về cây trồng, vật nuôi và kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo phòng, chống rét, dịch bệnh tại cơ sở. Đề ngh Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chế độ báo cáo nhanh trước 15 giờ hàng ngày về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái theo số máy thường trực: Phòng Trồng trọt -0293.855.568, để kịp thời tổng họp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

1037 lượt xem
Ban biên tập Cổng TTĐT tỉnh

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h