Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Văn hóa - Xã hội

Nghị quyết 30a tiếp sức huyện nghèo

23/07/2016 07:14:58 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Qua 7 năm thực hiện Nghị quyết 30a với các cơ chế, chính sách, giải pháp đặc thù được thụ hưởng như: Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; Các chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; Các chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện, bộ mặt kinh tế - xã hội huyện vùng cao Mù Cang Chải đã có nhiều khởi sắc.

Trung tâm thị trấn Mù Cang Chải đang đổi thay từng ngày.

Để thực hiện tốt các mục tiêu của Đề án và các chính sách hỗ trợ, Ủy ban nhân dân huyện đã chủ động chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xác định nhu cầu kinh phí và các hạng mục đầu tư hỗ trợ, các chỉ tiêu phấn đấu thực hiện các nội dung thuộc chương trình, gửi về Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP tham mưu xây dựng nhu cầu vốn của toàn huyện, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Tại các kỳ họp cuối năm Hội đồng nhân dân huyện đã ban hành Nghị quyết giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách huyện, đồng thời trên cơ sở Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện tổ chức giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, trong đó chú trọng nội dung về thực hiện chương trình giảm nghèo.

Cùng với đó, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định; Các cơ quan trực thuộc ủy ban nhân dân huyện căn cứ các Quyết định phân bổ nguồn kinh phí, Quyết định giao chỉ tiêu nhiệm vụ thực hiện các nội dung được phụ trách tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện xây dựng các kế hoạch, công văn chỉ đạo, hướng dẫn quy trình thực hiện các chính sách đảm báo xác định đúng định mức, đúng đối tượng thụ hưởng chính sách. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc về công tác tổ chức triển khai thực hiện các hạng mục của đề án tới các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện và các xã, thị trấn. Chỉ đạo làm tốt công tác thông tin tuyên truyền phổ biến rộng rãi các nội dung, hạng mục hỗ trợ và kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng đến nhân dân, công tác báo cáo định kỳ 6 tháng và tổng kết năm đầy đủ kịp thời.

Qua 7 năm thực hiện Nghị quyết 30a với các cơ chế, chính sách, giải pháp đặc thù được thụ hưởng như: Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; Các chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; Các chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện. Đến nay trên địa bàn huyện tỷ lệ dân số được nghe Đài TNVN, xem THVN đạt 75%, xã có trạm truyền thanh tại các xã năm 2015 là 13/13 xã đạt 100%. Gia đình đạt chuẩn văn hóa đạt 57,1 %/60%, tỷ lệ làng bản, khu phố đạt tiêu chun văn hóa đạt: 46%/40% so với mục tiêu Đề án. Tỷ lệ hộ được dùng điện lưới Quốc gia đạt: 70,9%. Huy động trẻ em mẫu giáo 5 tuổi ra lớp năm 2015 đạt 96%, tỷ lệ huy động trẻ 6 tui vào lớp 1 đạt 96%, tỷ lệ học sinh tiu học đi học đúng độ tuổi đạt 94,7%, tỷ lệ học sinh THCS đi học đúng tuổi đạt 80,9%, tỷ lệ học sinh tiu học hoàn thành cấp học đạt 92%, tỷ lệ học sinh THCS hoàn thành cp học đạt 87,1%, tỷ lệ học sinh THPT hoàn thành cấp học đạt 81,4%. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia: 6/5 trường, đạt 120% (vượt so với mục tiêu Đề án là 20%). Hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả huyện, xã, bản như: Đường giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường họcđã phát huy được hết hiệu quả sử dụng, tạo điều kiện cho nhân dân trong việc đi lại, giao lưu buôn bán, trao đi sn xuất hàng hóa, tăng diện tích gieo cy từ l vụ đã nâng lên cấy 2 vụ/năm.

Mặc dù đã có những mục tiêu đạt và vượt so với mục tiêu Đề án đề ra, song với đặc thù của huyện vùng cao, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên công tác triển khai thực hiện các nội dung, hạng mục của Đề án còn chưa được kịp thời, hiệu quả chưa cao. Công tác lập kế hoạch triển khai đôi khi còn chậm và chưa sát với yêu cầu nhiệm vụ, công tác chỉ đạo kiểm tra giám sát tổ chức thực hiện các nội dung, hạng mục của Đề án của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án đến các cơ quan, đơn vị, đến các xã thị trấn chưa được chú trọng, chưa sát sao. Việc thực hiện nội dung đầu tư hỗ trợ của Đề án còn đạt tỷ lệ thấp so với kế hoạch, cụ thể một số mô hình về giảm nghèo, mô hình nông lâm nghiệp chưa phát huy hiệu quả so với mục tiêu đề ra. Các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất mới chỉ tập trung vào việc hỗ trợ giống cây trồng, vật tư sản xuất là chủ yếu. Sản phẩm làm ra chủ yếu là phục vụ sinh hoạt gia đình hàng ngày, chưa tạo sự chuyển biến để người dân tự tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp.

Việc phát triển nông lâm nghiệp của huyện chưa thực sự bền vững, mức độ rủi ro còn cao, sản xuất chưa theo định hướng quy hoạch, cơ chế quản lý và chính sách đầu tư chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao, trình độ nhận thức của nhân dân về khoa học kỹ thuật và sản xuất còn hạn chế. Bên cạnh đó, thời gian triển khai thực hiện các chương trình đầu tư hỗ trợ chủ yếu vào giữa năm, nên còn gặp khó khăn cho công tác tuyên truyền, bình xét tại thôn bản để triển khai thực hiện các hạng mục đầu tư, việc giải ngân chưa triệt để tồn kinh phí chuyển sang năm sau, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các chương trình đầu tư, hỗ trợ, thời gian thi công kéo dài. Một số mục tiêu còn đạt thấp so với mục tiêu Đề án đặt ra như: Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, cuối năm 2015 là 47,47%; số trạm y tế xã có bác sỹ năm 2015 là 2/13 xã, đạt 15,4%; xuất khẩu lao động đến năm 2014 là 70/750 người, đạt 9,3%; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 là 27,2%/40% so với mục tiêu đến năm 2015.

Tiếp tục thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Mù Cang Chải nói riêng, tỉnh Yên Bái nói chung trong giai đoạn 2016 - 2020, các huyện nghèo nói chung và huyện Mù Cang Chải nói riêng rất cần có văn bản hướng dẫn thực hiện kịp thời, thống nhất của các Bộ, ngành để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở cũng như địa phương trong quá trình thực hiện. Cùng với đó ưu tiên tăng cường bố trí vốn theo mục tiêu Đề án, ưu tiên các công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, như đường giao thông, công trình thủy lợi, điện lưới quốc gia, trạm y tế và tiếp tục có chương trình hỗ trợ xóa nhà dột nát cho hộ nghèo từ các nguồn vốn của Tập đoàn, Công ty, doanh nghiệp. Đối với việc xuất khẩu lao động, các ngành chức năng lựa chọn các doanh nghiệp, công ty có uy tín nhận được các thị trường có mức lương cao, phù hợp với trình độ, năng lực, sức khỏe và tay nghề giới thiệu cho lao động huyện Mù Cang Chải để lao động tránh được những rủi ro khi tham gia lao động tại nước ngoài.

Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo nhằm tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến  năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

Để hỗ trợ các huyện nghèo Chính phủ tiếp tục thực hiện các chế độ, chính sách hiện hành về hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo ở các huyện nghèo có sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng và nâng mức hỗ trợ, mức đầu tư. Các cơ chế, chính sách, giải pháp đặc thù đối với các huyện nghèo gồm: Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; Chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện.

Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP

434 lượt xem
Thanh Bình

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h