Thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Yên Bình, giai đoạn 2016 - 2020, năm học 2017 – 2018, điểm nhấn trong thực hiện Đề án của huyện là xóa điểm trường lẻ.
Việc xóa điểm trường lẻ sẽ tạo điều kiện để học sinh có môi trường học tập tốt hơn.
Thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Yên Bình, giai đoạn 2016 - 2020 (gọi tắt là Đề án), thời gian qua, cùng với sáp nhập trường, giai đoạn 2018 - 2020, huyện Yên Bình đang tập trung quyết liệt thực hiện việc bố trí, sắp xếp các điểm trường lẻ tập trung về trường chính để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Bà Vũ Thị Lý - Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Yên Bình cho biết, khi tiến hành xóa điểm lẻ, sáp nhập trường, chúng tôi căn cứ vào lợi ích thiết thực, nhu cầu thực tế, số lượng học sinh/lớp, khoảng cách giữa các trường, các điểm trường lẻ. Qua đó, giúp cho công tác quản lý chặt chẽ hơn, cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
"Việc sáp nhập trường cũng như tiến hành xóa điểm lẻ được chúng tôi chia theo giai đoạn. Nếu như năm học 2016 – 2017, tập trung để sáp nhập các trường thì năm học 2017 – 2018 điểm nhấn trong thực hiện Đề án là xóa điểm trường lẻ” - bà Lý nói.
Sau 2 năm thực hiện Đề án, huyện đã sáp nhập 46 trường thành 23 trường, giảm 23 trường và giảm 38 điểm trường lẻ (trong đó, có 29 điểm trường lẻ và chuyển đổi 9 điểm trường lẻ thành 9 phân hiệu). Theo đó, năm học 2017 - 2018, toàn huyện có 53 trường, 798 nhóm lớp với trên 23.900 học sinh. Trong đó, có 22 trường mầm non, 4 trường tiểu học, 4 trường THCS, 23 trường tiểu học và THCS, còn 23 điểm trường lẻ, có 18 trường đạt chuẩn quốc gia.
Riêng đối với lực lượng giáo viên ở các điểm trường được sắp xếp lại, ngành GD&ĐT huyện đã động viên, khích lệ, giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức, căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của từng trường hợp để tiến hành điều chuyển từ nơi thừa về nơi thiếu, giúp các thầy, cô giáo yên tâm công tác.
Tại Trường Mầm non xã Tân Nguyên, 4 phòng học vừa hoàn thành theo Đề án được đưa vào sử dụng sau tết Nguyên đán Mậu Tuất vừa qua. Ngoài điểm chính, nhà trường có 2 điểm trường lẻ tại thôn Tân Tiến và thôn Khe Cọ.
Thực hiện Đề án, năm học 2017 - 2018, nhà trường đã sáp nhập điểm trường lẻ thôn Tân Tiến với 34 học sinh về điểm trường chính và dự kiến năm học 2018 – 2019, điểm trường thôn Khe Cọ với 35 trẻ sẽ được sáp nhập về điểm trường chính.
Cô giáo Phạm Thị Hòe - Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Tân Nguyên cho biết: "Lúc đầu, nhiều phụ huynh còn ngại thay đổi, không muốn đưa con đi học xa song khi đến điểm trường chính, thấy trẻ được học tập trong điều kiện tốt hơn nên rất phấn khởi, tỷ lệ chuyên cần của nhà trường hết học kỳ I năm học này đạt 97,8%, tăng 0,4% so với năm học trước”.
Cùng với quan tâm đến cơ sở vật chất thì việc cho trẻ học tập trung tại điểm chính sẽ giúp học sinh không phải học theo lớp ghép và được tham gia nhiều hoạt động tập thể. Giáo viên cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng dạy và học. Những thuận lợi này đã được các bậc phụ huynh học sinh nhìn nhận rõ và tích cực ủng hộ.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Đề án cũng phát sinh một số khó khăn ở các địa phương như khi xóa điểm trường lẻ về điểm chính, học sinh bán trú sẽ tăng lên dẫn đến nhu cầu về đầu tư cơ sở vật chất lớn.
Hiện tại, huyện mới chỉ có 1 trường bán trú cán bộ, giáo viên, nhân viên được hưởng chế độ chăm sóc học sinh bán trú. Còn lại cán bộ, giáo viên, nhân viên tại 11 trường có học sinh bán trú trên địa bàn huyện chưa được hưởng chế độ mặc dù công tác quản lý của cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường có học sinh bán trú gặp nhiều khó khăn, vất vả.
Do đó, Phòng GD&ĐT huyện Yên Bình mong muốn tỉnh sẽ quan tâm, tạo điều kiện. Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vũ Thị Lý cho biết thêm: "Nỗ lực khắc phục những khó khăn, ngành GD&ĐT huyện đang tiếp tục thực hiện theo lộ trình của Đề án, dự kiến sẽ giảm 13 điểm trường lẻ vào năm học 2018 - 2019 và giảm 9 điểm trường lẻ trong năm học 2019 – 2020. Toàn huyện chỉ còn 1 điểm lẻ mầm non xã Yên Thành thuộc vùng đặc biệt khó khăn không sáp nhập”.
Qua gần hai năm thực hiện Đề án, mạng lưới trường lớp học trên địa bàn huyện được quy hoạch lại theo hướng tập trung, khai thác cao nhất cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồng thời tiết kiệm biên chế, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, giáo viên, góp phần làm chuyển biến căn bản về chất lượng giáo dục.
2308 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Yên Bình, giai đoạn 2016 - 2020, năm học 2017 – 2018, điểm nhấn trong thực hiện Đề án của huyện là xóa điểm trường lẻ.Thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Yên Bình, giai đoạn 2016 - 2020 (gọi tắt là Đề án), thời gian qua, cùng với sáp nhập trường, giai đoạn 2018 - 2020, huyện Yên Bình đang tập trung quyết liệt thực hiện việc bố trí, sắp xếp các điểm trường lẻ tập trung về trường chính để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Bà Vũ Thị Lý - Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Yên Bình cho biết, khi tiến hành xóa điểm lẻ, sáp nhập trường, chúng tôi căn cứ vào lợi ích thiết thực, nhu cầu thực tế, số lượng học sinh/lớp, khoảng cách giữa các trường, các điểm trường lẻ. Qua đó, giúp cho công tác quản lý chặt chẽ hơn, cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
"Việc sáp nhập trường cũng như tiến hành xóa điểm lẻ được chúng tôi chia theo giai đoạn. Nếu như năm học 2016 – 2017, tập trung để sáp nhập các trường thì năm học 2017 – 2018 điểm nhấn trong thực hiện Đề án là xóa điểm trường lẻ” - bà Lý nói.
Sau 2 năm thực hiện Đề án, huyện đã sáp nhập 46 trường thành 23 trường, giảm 23 trường và giảm 38 điểm trường lẻ (trong đó, có 29 điểm trường lẻ và chuyển đổi 9 điểm trường lẻ thành 9 phân hiệu). Theo đó, năm học 2017 - 2018, toàn huyện có 53 trường, 798 nhóm lớp với trên 23.900 học sinh. Trong đó, có 22 trường mầm non, 4 trường tiểu học, 4 trường THCS, 23 trường tiểu học và THCS, còn 23 điểm trường lẻ, có 18 trường đạt chuẩn quốc gia.
Riêng đối với lực lượng giáo viên ở các điểm trường được sắp xếp lại, ngành GD&ĐT huyện đã động viên, khích lệ, giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức, căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của từng trường hợp để tiến hành điều chuyển từ nơi thừa về nơi thiếu, giúp các thầy, cô giáo yên tâm công tác.
Tại Trường Mầm non xã Tân Nguyên, 4 phòng học vừa hoàn thành theo Đề án được đưa vào sử dụng sau tết Nguyên đán Mậu Tuất vừa qua. Ngoài điểm chính, nhà trường có 2 điểm trường lẻ tại thôn Tân Tiến và thôn Khe Cọ.
Thực hiện Đề án, năm học 2017 - 2018, nhà trường đã sáp nhập điểm trường lẻ thôn Tân Tiến với 34 học sinh về điểm trường chính và dự kiến năm học 2018 – 2019, điểm trường thôn Khe Cọ với 35 trẻ sẽ được sáp nhập về điểm trường chính.
Cô giáo Phạm Thị Hòe - Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Tân Nguyên cho biết: "Lúc đầu, nhiều phụ huynh còn ngại thay đổi, không muốn đưa con đi học xa song khi đến điểm trường chính, thấy trẻ được học tập trong điều kiện tốt hơn nên rất phấn khởi, tỷ lệ chuyên cần của nhà trường hết học kỳ I năm học này đạt 97,8%, tăng 0,4% so với năm học trước”.
Cùng với quan tâm đến cơ sở vật chất thì việc cho trẻ học tập trung tại điểm chính sẽ giúp học sinh không phải học theo lớp ghép và được tham gia nhiều hoạt động tập thể. Giáo viên cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng dạy và học. Những thuận lợi này đã được các bậc phụ huynh học sinh nhìn nhận rõ và tích cực ủng hộ.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Đề án cũng phát sinh một số khó khăn ở các địa phương như khi xóa điểm trường lẻ về điểm chính, học sinh bán trú sẽ tăng lên dẫn đến nhu cầu về đầu tư cơ sở vật chất lớn.
Hiện tại, huyện mới chỉ có 1 trường bán trú cán bộ, giáo viên, nhân viên được hưởng chế độ chăm sóc học sinh bán trú. Còn lại cán bộ, giáo viên, nhân viên tại 11 trường có học sinh bán trú trên địa bàn huyện chưa được hưởng chế độ mặc dù công tác quản lý của cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường có học sinh bán trú gặp nhiều khó khăn, vất vả.
Do đó, Phòng GD&ĐT huyện Yên Bình mong muốn tỉnh sẽ quan tâm, tạo điều kiện. Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vũ Thị Lý cho biết thêm: "Nỗ lực khắc phục những khó khăn, ngành GD&ĐT huyện đang tiếp tục thực hiện theo lộ trình của Đề án, dự kiến sẽ giảm 13 điểm trường lẻ vào năm học 2018 - 2019 và giảm 9 điểm trường lẻ trong năm học 2019 – 2020. Toàn huyện chỉ còn 1 điểm lẻ mầm non xã Yên Thành thuộc vùng đặc biệt khó khăn không sáp nhập”.
Qua gần hai năm thực hiện Đề án, mạng lưới trường lớp học trên địa bàn huyện được quy hoạch lại theo hướng tập trung, khai thác cao nhất cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồng thời tiết kiệm biên chế, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, giáo viên, góp phần làm chuyển biến căn bản về chất lượng giáo dục.