Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Văn hóa - Xã hội

Yên Bái: Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề

15/06/2017 15:09:58 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Sáng 15/6, Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị đánh giá 7 năm (2010 - 2016) thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn" tỉnh Yên Bái đến năm 2020. Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 tỉnh chủ tri hội nghị.

Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận hội nghị

Được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đã bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và điều hành của các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và người lao động về vai trò của dạy nghề đối với nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.

Trong 7 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động dạy nghề của các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, hoạt động truyền nghề, tự học nghề…. Toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 87.245 người, trong đó có 68.923 lao động nông thôn. Riêng thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956, toàn tỉnh đã mở 1.332 lớp, với số lao động nông thôn được đào tạo nghề là 37.923 người; mở 33 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 2.889 cán bộ, công chức xã, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã.

Sau 7 năm triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đã có 33.327 lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề, đạt 88%; tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề  ở các địa phương tăng so với mục tiêu Đề án; đã có 1.803 lượt người đươc doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng; 1.973 lượt người được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm, 29.196 lượt người tự tạo việc làm; 355 lượt người tự thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; 868 lượt người thuộc hộ thoát nghèo sau 1 năm học nghề; 4.054 lượt người thuộc hộ có thu nhập khá sau 1 năm học nghề. Cùng với đó, đã xây dựng được 135 mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn triển khai tại các huyện thị xã, thành phố, như Mô hình sản xuất rau an toàn xã Tuy Lộc, xã Âu Lâu; Trồng và sơ chế  măng Bát Độ ở xã Kiên Thành; Kỹ thuật nuôi ong mật tại Nậm Khắt… Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề ở các mô hình đạt trên 85%.

Có được kết quả trên, công tác thông tin tuyên truyền dạy nghề được triển khai đồng bộ, sâu rộng và đa dạng dưới nhiều hình thức phong phú hấp dẫn, qua đó nâng cao nhận thức của xã hội và người dân về học nghề, phát huy trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp, các ngành  trong thực hiện nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn. Bên cạnh đó, hàng năm, các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức khảo sát, xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ các xã, thị trấn, căn cứ quy hoạch phát triển ngành, nghề và nhu cầu sử dụng lao động để xây dựng Kế hoạch đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động ở từng địa phương.

Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng được củng cố và phát triển. Đã hoàn thành việc sáp nhập trung tâm dạy nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề các huyện, thành phố. Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị các sơ sở ngày càng được đầu tư, nâng cấp hiệu quả, góp phần tăng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề. Quy mô đào tạo nghề  cho lao động nông thôn ngày càng tăng, hình thức và phương pháp đào tạo ngày càng đa dạng gắn với nhu cầu của người học, nhu cầu của doanh nghiệp và nền kinh tế…

Trong giai đoạn 2018 - 2020, tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu đào tạo nghề cho 36.000 lao động nông thôn, trong đó hôc trợ đặt hàng đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho 18.000 lao động nông thôn theo chính sách Đề án 1956; phấn đấu có trên 80% lao động nông thôn sau khi học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng với năng suất thu nhập cao hơn trước.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận làm rõ kết quả, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, như: Nhận thức của cấp ủy, chính quyền và người dân đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa sâu, công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện Đề án chưa cao, việc khảo sát nhu cầu học nghề của lao động ở một số địa phương chưa sát với thực tế, việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đào tạo chưa phù hợp; việc gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp chưa thực sự chặt chẽ…

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn sau 7 năm triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”. Đồng chí nêu một số hạn chế trong triển khai thực hiện Đề án, như: Một số mục tiêu Đề án chưa đạt; một số ngành, địa phương chưa nhận thức tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; nhận thức của người lao động còn hạn chế; các doanh nghiệp chưa chú trọng đặt hàng các cơ sở dạy nghề; công tác thông tin tuyên truyền còn hạn chế; hiệu quả công tác dạy nghề còn hạn chế; chưa chú trọng công tác thực tập nghề…

Trong thời gian tới, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên tuyên truyền Nghị quyết 26, Chỉ thị 19 về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn và quyết định của tỉnh phê duyệt  Đề án; tạo sự chuyển biến trong sự chỉ đạo cấp ủy chính quyền, đặc biệt là cấp huyện và cấp xã đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn; Xác định công tác đào tạo nghề đồng thời thực hiện 2 Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Đối với Đề án, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị điều chỉnh nội dung, mục tiêu, số lượng cụ thể phù hợp thực tế. Giao sở LĐTB&XH chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở KH&ĐT,  Sở Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát  cụ thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của tỉnh. Từ đó xác định loại hình đào tạo, cơ cấu ngành nghề đào tạo, trong đó ưu tiên đào tạo nghề phi nông nghiệp. Về đối tượng đào tạo, ưu tiên người nghèo, người  yếu thế, người khuyết tật, phụ nữ.

Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề.  Trong đó  tăng cường thực hành nghề gắn với cơ sở sản xuất; làm tốt công tác khảo sát nhu cầu; nghiên cứu điều chỉnh bổ sung chương trình, thời gian, nội dung đào tạo nghề phù hợp tình hình thực tế từng địa phương, trong đó tập trung đào tạo nghề gắn với tái cơ cấu nông nghiệp; phát triển du lịch… Các cơ sở dạy nghề cần chủ động thông tin tuyên truyền, liên kết với doanh nghiệp, khu công nghiệp lớn, trung tâm giới thiệu việc làm; nâng cao chất lượng đào tạo; sử dụng trang thiết bị hiệu quả; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề; xây dựng kế hoạch tuyển sinh gắn với định hướng địa phương.

Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương trong triển khai thực hiện Đề án, công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền trên mạng xã hội…

451 lượt xem
Nguyễn Hiên

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h