Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Kinh tế

Yên Bái - Điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

04/07/2017 13:30:09 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT – Để giới thiệu Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được ban hành theo Quyết định số 956/QĐ-UBND ngày 2/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đến các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, làm rõ những chương trình, giải pháp và nhiệm vụ của các cấp, các ngành trong tỉnh cần triển khai để đảm bảo quy hoạch được thực hiện có hiệu quả, Cổng Thông tin điện tử tỉnh đã có cuộc trao đổi với ông Mai Mộng Tuân - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về những nội dung trên.
Trình duyệt không hỗ trợ xem trực tuyến

BTV: Ngày 02/6/2017, y ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 956/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến 2030. Vậy xin ông cho biết lý do tại sao UBND tỉnh lại phải điều chỉnh quy hoạch này?

Ông Mai Mộng Tuân:

Vào năm 2006, ngành Nông nghiệp đã xây dựng và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Dự án Quy hoạch phát triển ngành nông lâm nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Tính đến nay đã 11 năm, do đó có nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế; với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; với tình hình biến đổi khí hậu, đặc biệt là với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thức XVIII, nhiệm kỳ 2016 - 2020 đã đề ra.

Do vậy, việc lập điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là hết sức cần thiết nhằm định hướng cho ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển toàn diện, đáp ứng được các nhiệm vụ, yêu cầu thực tế đề ra; bổ sung, điều chỉnh lại những vấn đề mà Dán quy hoạch giai đoạn trước trước chưa đề cập, hoặc có đề cập nhưng chưa phù hợp. Đó là lý do phải điều chỉnh quy hoạch.

BTV: Thưa ông, nội dung quy hoạch này có những điểm gì mới so với quy hoạch trước đây?

Ông Mai Mộng Tuân:

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng thế mạnh, kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản giai đoạn 2011-2015; dự báo xu hướng phát triển của Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nội dung Quy hoạch này có một số điểm khác với quy hoạch kỳ trước, đó là:

1. Quy hoạch kỳ này đề cập rõ vấn đề phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô lớn, chất lượng, hiệu quả, bền vững gắn với phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới;

2. Đề cập cụ thể việc gắn kết chặt chẽ với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ nông, lâm sản;

3. Quy hoạch hình thành và phát triển mối liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và kinh tế hộ để phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ;

4. Tập trung ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, nhân lực;

5. Đề cập rõ vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa phương.

BTV: Mục tiêu chính của quy hoạch lần này là gì, thưa ông?

Ông Mai Mộng Tuân:

Mục tiêu chính của quy hoạch được xác định:

(1) Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng xác định sản phẩm chủ lực, có lợi thế để tập trung đầu tư về khoa học - công nghệ, cơ sở hạ tầng;

(2) Tổ chức lại sản xuất, hình thành chuỗi giá trị các ngành hàng để tạo bước đột phá về sức cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững;

(3) Quy hoạch phát triển sản xuất theo hướng xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, xây dựng vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, gắn sản xuất với chế biến tiêu thụ sản phẩm;

(4) Khai thác sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống nông dân;

(5) Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

BTV: Xin ông cho biết những chương trình Đán, dán nào sẽ được ưu tiên đầu tư trong quy hoạch này?

Ông Mai Mộng Tuân:

Trên cơ sở các mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản và hạ tầng nông thôn đến năm 2020. Danh mục các chương trình, đán, dán được ưu tiên đầu tư trong quy hoạch này bao gồm như sau:

- Chương trình xây dựng nông thôn mới;

- Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

- Đán xây dựng cánh đồng một giống;

- Đán phát triển chăn nuôi;

- Đán phát triển cây ăn quả có múi;

- Đán phát triển cây quế;

- Đán phát triển cây sơn tra;

- Đán phát triển cây tre măng Bát Độ;

- Đán phát triển thủy sản;

- Đán sản xuất chè - rau - gà - lợn sạch theo chuỗi khép kín.

- Đán phát triển rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng (FSC);

- Các dán chế biến nông, lâm sản;

- Các dán xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi; các công trình giao thông nội đồng.

BTV: Để thực hiện quy hoạch này ngành đưa ra những nhiệm vụ gì, thưa ông?

Ông Mai Mộng Tuân:

Để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ trong quy hoạch, Ngành nông nghiệp và Phát triển nông xác định một số nhiệm vụ cần phải tập trung thực hiện, như sau:

1. Tập trung triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách đồng bộ, trên tất cả lĩnh vực, để phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp của tỉnh gắn với xây dựng nông thôn mới. Cụ thể:

- Đối với lĩnh vực nông nghiệp: Ưu tiên phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng như: Mở rộng vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao đến năm 2020 diện tích đạt 5.800 ha; vùng cây ăn quả 9.500 ha, trong đó tập trung phát triển cây ăn quả có múi quy mô 5.200 ha; tập trung phát triển vùng chè vùng cao với quy mô 3.300 ha; vùng sắn nguyên liệu ổn định 11.950 ha.

- Đối với lĩnh vực chăn nuôi: Đẩy mạnh phát triển đàn đại gia súc theo hướng bán chăn thả; phát triển đàn lợn và gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp; phát triển chăn nuôi trang trại tập trung, quy mô phù hợp ngoài khu dân cư gắn với cơ sở giết mổ, chế biến, đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn gia súc chính (trâu, bò, lợn) đạt 761.000 con, nâng tỷ trọng chăn nuôi chiếm 35% giá trị sản xuất nông nghiệp.

- Đối với lĩnh vực thủy sản: Phát triển nuôi trồng thủy sản ở các hồ lớn, xây dựng vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung với diện tích 3.590 ha; ứng dụng công nghệ, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến trong việc nhân giống, chăm sóc để nhân rộng và phổ biến nuôi trồng các loại thủy đặc sản có giá trị cao; thực hiện đa dạng các hình thức nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản ở vùng hồ Thác Bà, hồ Vân Hội, hồ Từ Hiếu, sông Chảy... Duy trì diện tích nuôi trồng, khai thác thủy sản đạt 23.000 ha. Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 12.300 tấn.

- Đối với phát triển lâm nghiệp: Duy trì tỷ lệ che phủ rừng 63% trở lên. Tổ chức thực hiện toàn diện từ quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; tập trung phát triển kinh doanh rừng sản xuất theo hướng ứng dụng tiến bộ về giống để tăng sản lượng và giá trị nguyên liệu gỗ phục vụ cho chế biến và xuất khẩu; Phát triển vùng gỗ lớn 23.500 ha, rừng gỗ nguyên liệu 39.800 ha; vùng quế với quy mô 76.000 ha trở lên; Vùng tre măng Bát độ tập trung với quy mô trên 10.000 ha; Mở rộng vùng sản xuất cây Sơn tra dưới tán rừng phòng hộ theo hướng tập trung, với quy mô trên 10.000 ha tại huyện Mù Cang Chải và huyện Trạm Tấu.

- Về Chương trình xây dựng nông thôn mới: Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình trên cơ sở huy động, lồng ghép các nguồn lực ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, phù hợp với điều kiện của tỉnh; đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân; thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.

2. Tăng cường thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn.

Tranh thủ các nguồn vốn, nguồn tài trợ trong nước và quốc tế qua các chương trình, dán về nông nghiệp, nông thôn; rà soát, phân loại các dán đầu tư để có thể sử dụng lồng ghép hợp lý nguồn vốn theo từng chương trình, dán nhằm thu hút tối đa nguồn lực của xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp.

3. Tập trung đẩy mạnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt là đẩy mạnh phát triển hình thức kinh tế tập thể, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục đổi mới toàn diện cả về nội dung và hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp; phát triển đa dạng các hình thức tổ chức hợp tác của nông dân, trú trọng phát triển các hình thức kinh tế tập thể; đổi mới cách tuyên truyền, vận động giúp người dân nâng cao nhận thức về lợi ích và vai trò của kinh tế tập thể trước yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là trước sức ép cạnh tranh về quy mô số lượng, chất lượng và giá cả nông sản hàng hóa trên thị trường; tập trung củng cố trên 170 hợp tác xã nông nghiệp hiện có, phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản không còn hợp tác xã nông nghiệp yếu kém.

4. Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông, lâm nghiệp

- Đối với trồng trọt: Áp dụng công nghệ cao, các quy trình sản xuất bền vững nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích ứng với biến đổi khí hậu và đáp ứng yêu cầu của thị trường.

- Đối với chăn nuôi: Phát triển và ứng dụng quy trình chăn nuôi VietGAP; ứng dụng công nghệ chuồng kín trong chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp. Nghiên cứu lai tạo, du nhập giống bò thịt, lợn chất lượng cao, ứng dụng, cải tiến công nghệ sinh sản, đặc biệt là công nghệ đông lạnh tinh, phôi.

- Đối với phát triển rừng: Đẩy mạnh sản xuất cây giống theo công nghệ mô, hom, đưa các loại giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao vào trồng rừng kinh tế; áp dụng khoa học kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây nguyên liệu giấy và rừng kinh doanh gỗ lớn phục vụ xây dựng cơ bản.

- Đối với thuỷ sản: Tiếp tục nhân rộng công nghệ sinh sản nhân tạo đối với giống thủy sản có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu.

5. Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và quản lý chất lượng sản phẩm nâng cao giá trị gia tăng.

Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ nông nghiệp nghiên cứu, tìm hiểu các thị trường, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm hàng hoá nông, lâm sản có khả năng xuất khẩu, như: Chè khô, gỗ chế biến, sản phẩm quế, măng tre Bát độ….Tăng cường phối hợp, liên kết phát triển thị trường tiêu dùng nội địa tập trung vào thị trường các thành phố lớn và các tỉnh lân cận đối với các sản phẩm, như: Gia súc, gia cầm, thuỷ sản, cây ăn quả, chè, quế, gỗ nguyên liệu, măng tre Bát Độ… Tham gia các hội chợ, các hoạt động quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa nông, lâm, thủy sản trong và ngoài nước.

6. Rà soát, xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông lâm nghiệp.

Rà soát, xây dựng và tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách theo hướng hỗ trợ trọng tâm vào các sản phẩm đặc thù, các phương thức sản xuất tiên tiến. Nội dung các cơ chế chính sách ưu tiên hỗ trợ sản xuất hàng hóa bền vững, tạo ra các sản phẩm an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

7. Tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ.

Cần thực hiện “liên kết ngang” giữa các hộ nông dân, hình thành các vùng nguyên liệu lớn, cùng trà, cùng giống chất lượng cao; tổ chức, hình thành các “liên kết dọc” gắn doanh nghiệp với nông dân. Trên cơ sở liên kết sản xuất, giảm thiểu đầu mối trung gian, tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất sản phẩm theo từng khâu. Thực hành sản xuất nông nghiệp có chứng chỉ.

8. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành và đổi mới phương thức chỉ đạo sản xuất.

Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; chú trọng đào tạo cán bộ các chuyên ngành công nghệ cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới để đổi mới sản xuất, tạo đột phá trong lĩnh vực quản lý.

BTV: Vâng, trân trọng cảm ơn ông!

811 lượt xem
Ban Biên tập

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h