Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Kinh tế

Yên Bái: Cần phát huy tiềm năng và khai thác có hiệu quả cây dược liệu ở Mù Cang Chải

02/08/2017 07:35:34 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Nằm ở độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển, có diện tích rừng và đất rừng lớn, khí hậu mát mẻ quanh năm, huyện Mù Cang Chải có nhiều điều kiện để phát triển các cây dược liệu quý hiếm như đẳng sâm, đương quy, sơn tra, thảo quả, y dĩ… Tuy nhiên, những loại dược liệu tự nhiên này đã, đang bị khai thác bừa bãi, cạn kiệt để bán cho tư thương với giá rẻ, chưa tương xứng với giá trị thực tế của dược liệu.

Thất diệp nhất chi mai là cây dược liệu quý có ở Mù Cang Chải

Những năm qua, sản phẩm quả sơn tra (táo mèo), thảo quả của Mù Cang Chải được tiêu thụ nhiều trên thị trường trong và ngoài tỉnh nên người dân Mù Cang Chải đã mở rộng diện tích trồng cây sơn tra và quan tâm chăm sóc tốt diện tích cây thảo quả hiện có. Hiện nay, trên địa bàn huyện có trên 2.440 ha cây sơn tra; 1.500 ha cây thảo quả. Năm 2016, sản lượng quả sơn tra tươi của huyện đạt trên 1.700 tấn; sản lượng thảo quả năm 2015 đạt trên 900 tấn (năm 2016 không cho sản phẩm do bị rét đậm, rét hại). Với giá bán trung bình quả sơn tra tươi khoảng 10 nghìn đồng/kg, quả thảo quả tươi khoảng 30 nghìn đồng/kg, hai loại cây dược liệu này đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây.

Năm 2012, huyện triển khai thực hiện 2 mô hình trồng dược liệu là mô hình trồng đẳng sâm và mô hình trồng Đương quy; năm 2015 - 2016 triển khai thực hiện mô hình trồng Atiso. Các mô hình này đêu sinh trưởng, phát triển tốt, đạt nặng suất, chất lượng cao. Ngoài ra trên địa bàn còn có rất nhiều loại dược liệu mọc tự nhiên như chè dây, thất diệp nhất chi mai, lan kim tuyến, sâm đá, ba kích, nấm Linh Chi, nấm Phục Linh... Đây là những loại dược liệu quý cần được bảo tồn để khai thác và sử dụng bền vững. Tuy nhiên do địa bàn rộng, diện tích rừng lớn, người dân sống phân tán nên việc quản lý khai thác dược liệu tự nhiên còn hạn chế. Hiện nay, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải chưa có doanh nghiệp, tổ chức đảm bảo về mặt pháp lý để thu mua sơ chế, tinh chế dược liệu làm thuốc chữa bệnh. Sản phẩm dược liệu sau khi thu hái và khai thác, người dân chủ yếu bán cho tư thương thu gom và vận chuyển để tiêu thụ tại các địa phương khác và bán sang Trung Quổc với giá rẻ, chưa tương xứng với giá trị thực tế của dược liệu.

Có thể thấy rằng, tiềm năng phát triển cây dược liệu của huyện Mù Cang Chải là rất lớn. Để quản lý, bảo tồn và khai thác bền vững những loại dược liệu tự nhiên, phát triển dược liệu thành ngành sản xuất hàng hóa, tỉnh cần quan tâm, xây dựng chính sách đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp thu mua, chế biến sản phẩm dược liệu của huyện Mù Cang Chải, đặc biệt là đối với sản phẩm sơn tra, thảo quả để nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm dược liệu, nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó cũng cần có chính sách quản lý, bảo tồn và khai thác dược liệu tự phiên phù hợp với vùng cao. Tăng cường các nguồn vốn hỗ trợ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để người dân phát triển sản xuất, tự gieo trồng các loại dược liệu để xóa đói giảm nghèo, bảo tồn và khai thác bền vững các loài dược liệu tự nhiên.

651 lượt xem
Thu Nga

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h