CTTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2020.
Ảnh minh họa
Mục tiêu phấn đấu 75% người sản xuất, chế biến, người kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng và chủ cơ sở được cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm; 100% các cán bộ quản lý an toàn thực phẩm tuyến tỉnh, huyện được cập nhật các văn bản và kiến thức về an toàn thực phẩm thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tập huấn. 70% cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm được thanh tra, kiểm tra, thẩm định đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm do ngành Y tế quản lý đạt 45%; tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm do Ngành Công Thương quản lý đạt 70%; tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản do ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý được kiểm tra, phân loại, đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt 45%, trong đó được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm tương đương đạt 45%, tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn tăng 10% so với năm 2019.
Trên 60% các chợ trên địa bàn tỉnh được quy hoạch và kiểm soát an toàn thực phẩm (không bao gồm chợ tự phát); 70% số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống do các ngành, các cấp quản lý được thanh tra, kiểm tra theo quy định, trong đó tỷ lệ cơ sở thực phẩm được kiểm tra đạt điều kiện an toàn thực phẩm chiếm trên 70%.
100% số vụ ngộ độc thực phẩm được điều tra, xử lý kịp thời; tỷ lệ mắc trong các vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 7 người/100.000 dân. Không có người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
Để đạt được mục tiêu trên cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; tiếp tục kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm các cấp; thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, tăng cường thực hiện vào dịp tết Nguyên đán, mùa lễ hội, tết Trung thu, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm.
Phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ thư ký giúp việc cho Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm tỉnh về công tác an toàn thực phẩm nhằm nắm bắt, xử lý nhanh, kịp thời các tình huống, diễn biến phức tạp về an toàn thực phẩm; kiện toàn, bổ sung lực lượng cán bộ quản lý an toàn thực phẩm của các ngành Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương.
Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, thanh tra, kiểm tra cho cán bộ làm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Định kỳ tiến hành kiểm tra, đánh giá, giám sát việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm của các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm.
Thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm và trả kết quả cho các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định. Phát huy hiệu quả số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân về vi phạm an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân.
Tổ chức triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm trên các phương tiện truyền thông trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền bằng nhiều thứ tiếng dân tộc phát trên sóng phát thanh, truyền hình nhằm nâng cao nhận thức cho người dân các về tầm quan trọng của đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ và phát triển kinh tế - xã hội. In, cấp phát các tờ rơi, áp phích... với nội dung dễ hiểu phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn để tuyên truyền. Tăng cường các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng.
Tuyên truyền các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, để các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, các cơ sở thức ăn đường phố, học sinh, giáo viên các trường học, người dân hiểu và tham gia triển khai tích cực các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến bảo đảm an toàn thực phẩm.
Thông tin danh sách các cơ sở thực phẩm đủ điều kiện về an toàn thực phẩm; các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn và phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.
Tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm theo kế hoạch, định kỳ và yêu cầu của ngành, địa phương; thanh tra, kiểm tra đột xuất theo phân công, phân cấp quản lý; phối hợp liên ngành trong thanh tra, kiểm tra, xử lý, xử phạt, thu giữ và tiêu huỷ thực phẩm, vật tư nông nghiệp, thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, gian lận thương mại, phụ gia thực phẩm không trong danh mục cho phép, thực phẩm không bảo đảm chất lượng.
Triển khai công tác kiểm tra, hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm, tập trung thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm nhóm sản phẩm/sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, sản phẩm nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra hoặc kiểm tra giảm và kiểm soát an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đặc biệt là các bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, lễ hội và các cơ sở thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong việc chấp hành quy định về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y...
Thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông, lâm, thủy sản không đảm bảo an toàn. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tồn dư hóa chất độc hại trong nông, lâm, thủy sản, thực phẩm. Chú trọng triển khai kiểm tra an toàn thực phẩm trong các đợt cao điểm như tết Nguyên đán, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, tết Trung thu, các lễ hội truyền thống và giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở cung cấp dịch vụ nấu ăn phục vụ các lễ, tiệc, đám cưới ....
Triển khai công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm. Thực hiện quản lý cơ sở thực phẩm theo đúng quy định, phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm của các ngành Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng thực phẩm; tập trung giám sát quy trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, để kịp thời có biện pháp xử lý và cảnh báo cho người tiêu dùng. Phối hợp thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm thực bảo đảm an toàn thực phẩm đối với tất cả các cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, trường học, khu công nghiệp, khu du lịch, các sự kiện, hội nghị, lễ hội...
Xử lý kịp thời, khắc phục hậu quả của ngộ độc thực phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân thiệt hại về kinh tế.
Hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng sản xuất gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, tổ chức liên kết, nhân rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
Phát huy hiệu quả mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm của các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ…; các mô hình rau an toàn, giết mổ tập trung…
1216 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2020.Mục tiêu phấn đấu 75% người sản xuất, chế biến, người kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng và chủ cơ sở được cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm; 100% các cán bộ quản lý an toàn thực phẩm tuyến tỉnh, huyện được cập nhật các văn bản và kiến thức về an toàn thực phẩm thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tập huấn. 70% cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm được thanh tra, kiểm tra, thẩm định đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm do ngành Y tế quản lý đạt 45%; tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm do Ngành Công Thương quản lý đạt 70%; tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản do ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý được kiểm tra, phân loại, đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt 45%, trong đó được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm tương đương đạt 45%, tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn tăng 10% so với năm 2019.
Trên 60% các chợ trên địa bàn tỉnh được quy hoạch và kiểm soát an toàn thực phẩm (không bao gồm chợ tự phát); 70% số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống do các ngành, các cấp quản lý được thanh tra, kiểm tra theo quy định, trong đó tỷ lệ cơ sở thực phẩm được kiểm tra đạt điều kiện an toàn thực phẩm chiếm trên 70%.
100% số vụ ngộ độc thực phẩm được điều tra, xử lý kịp thời; tỷ lệ mắc trong các vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 7 người/100.000 dân. Không có người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
Để đạt được mục tiêu trên cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; tiếp tục kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm các cấp; thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, tăng cường thực hiện vào dịp tết Nguyên đán, mùa lễ hội, tết Trung thu, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm.
Phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ thư ký giúp việc cho Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm tỉnh về công tác an toàn thực phẩm nhằm nắm bắt, xử lý nhanh, kịp thời các tình huống, diễn biến phức tạp về an toàn thực phẩm; kiện toàn, bổ sung lực lượng cán bộ quản lý an toàn thực phẩm của các ngành Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương.
Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, thanh tra, kiểm tra cho cán bộ làm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Định kỳ tiến hành kiểm tra, đánh giá, giám sát việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm của các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm.
Thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm và trả kết quả cho các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định. Phát huy hiệu quả số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân về vi phạm an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân.
Tổ chức triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm trên các phương tiện truyền thông trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền bằng nhiều thứ tiếng dân tộc phát trên sóng phát thanh, truyền hình nhằm nâng cao nhận thức cho người dân các về tầm quan trọng của đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ và phát triển kinh tế - xã hội. In, cấp phát các tờ rơi, áp phích... với nội dung dễ hiểu phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn để tuyên truyền. Tăng cường các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng.
Tuyên truyền các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, để các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, các cơ sở thức ăn đường phố, học sinh, giáo viên các trường học, người dân hiểu và tham gia triển khai tích cực các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến bảo đảm an toàn thực phẩm.
Thông tin danh sách các cơ sở thực phẩm đủ điều kiện về an toàn thực phẩm; các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn và phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.
Tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm theo kế hoạch, định kỳ và yêu cầu của ngành, địa phương; thanh tra, kiểm tra đột xuất theo phân công, phân cấp quản lý; phối hợp liên ngành trong thanh tra, kiểm tra, xử lý, xử phạt, thu giữ và tiêu huỷ thực phẩm, vật tư nông nghiệp, thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, gian lận thương mại, phụ gia thực phẩm không trong danh mục cho phép, thực phẩm không bảo đảm chất lượng.
Triển khai công tác kiểm tra, hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm, tập trung thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm nhóm sản phẩm/sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, sản phẩm nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra hoặc kiểm tra giảm và kiểm soát an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đặc biệt là các bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, lễ hội và các cơ sở thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong việc chấp hành quy định về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y...
Thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông, lâm, thủy sản không đảm bảo an toàn. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tồn dư hóa chất độc hại trong nông, lâm, thủy sản, thực phẩm. Chú trọng triển khai kiểm tra an toàn thực phẩm trong các đợt cao điểm như tết Nguyên đán, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, tết Trung thu, các lễ hội truyền thống và giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở cung cấp dịch vụ nấu ăn phục vụ các lễ, tiệc, đám cưới ....
Triển khai công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm. Thực hiện quản lý cơ sở thực phẩm theo đúng quy định, phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm của các ngành Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng thực phẩm; tập trung giám sát quy trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, để kịp thời có biện pháp xử lý và cảnh báo cho người tiêu dùng. Phối hợp thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm thực bảo đảm an toàn thực phẩm đối với tất cả các cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, trường học, khu công nghiệp, khu du lịch, các sự kiện, hội nghị, lễ hội...
Xử lý kịp thời, khắc phục hậu quả của ngộ độc thực phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân thiệt hại về kinh tế.
Hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng sản xuất gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, tổ chức liên kết, nhân rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
Phát huy hiệu quả mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm của các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ…; các mô hình rau an toàn, giết mổ tập trung…