CTTĐT - Chiều 9/1, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh, đại diện các Phòng GD&ĐT các huyện, thị, thành phố.
Chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm Chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực. Chương trình phân biệt rõ hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Giai đoạn giáo dục cơ bản nhằm trang bị cho học sinh tri thức, kỹ năng nền tảng; hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi; chuẩn bị tâm thế cho việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và nhiều mặt của xã hội tương lai; đáp ứng yêu cầu phân luồng sau trung học cơ sở theo các hướng: học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia cuộc sống lao động.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp nhằm phát triển năng lực theo sở trường, nguyện vọng của từng học sinh, bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau giáo dục phổ thông có chất lượng hoặc tham gia cuộc sống lao động.
Bên cạnh một số kiến thức được cập nhật để phù hợp với những thành tựu mới của khoa học - công nghệ và định hướng mới của chương trình, kiến thức nền tảng của các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới chủ yếu là những kiến thức cốt lõi, tương đối ổn định trong các lĩnh vực tri thức của nhân loại, được kế thừa từ Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhưng được tổ chức lại để giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực một cách hiệu quả hơn.
Chương trình giáo dục phổ thông mới giảm tải so với chương trình hiện hành là giảm số môn học, giảm số giờ học, chọn lọc nội dung giáo dục thiết thực, đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn môn học, chủ đề học tập và tăng cường các hoạt động thực hành.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định xây dựng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một trong những nhiệm vụ lớn và quan trọng của ngành. Kết quả của triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới phụ thuộc việc triển khai thực tiễn, trong đó có đội ngũ nhà giáo, từ giáo viên, hiệu trưởng đến nhà quản lý.
Thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, trong đó có chương trình đào tạo giáo viên dạy các môn học mới. Các sở Giáo dục và Đào tạo phải phối hợp với các cơ sở đào tạo để đề xuất nhu cầu đào tạo giáo viên dạy các môn học mới. Để đảm bảo các yêu cầu này, Bộ GD&ĐT sẽ sửa đổi, bổ sung danh mục thiết bị dạy học theo lộ trình thực hiện chương trình mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học công nghệ hiện nay. Bộ GD&ĐT giao các địa phương lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể và từng năm, trong đó xác định nhu cầu đầu tư giai đoạn 2017 - 2020 theo các mục tiêu.
757 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 9/1, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị.Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh, đại diện các Phòng GD&ĐT các huyện, thị, thành phố.
Chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm Chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực. Chương trình phân biệt rõ hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Giai đoạn giáo dục cơ bản nhằm trang bị cho học sinh tri thức, kỹ năng nền tảng; hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi; chuẩn bị tâm thế cho việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và nhiều mặt của xã hội tương lai; đáp ứng yêu cầu phân luồng sau trung học cơ sở theo các hướng: học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia cuộc sống lao động.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp nhằm phát triển năng lực theo sở trường, nguyện vọng của từng học sinh, bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau giáo dục phổ thông có chất lượng hoặc tham gia cuộc sống lao động.
Bên cạnh một số kiến thức được cập nhật để phù hợp với những thành tựu mới của khoa học - công nghệ và định hướng mới của chương trình, kiến thức nền tảng của các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới chủ yếu là những kiến thức cốt lõi, tương đối ổn định trong các lĩnh vực tri thức của nhân loại, được kế thừa từ Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhưng được tổ chức lại để giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực một cách hiệu quả hơn.
Chương trình giáo dục phổ thông mới giảm tải so với chương trình hiện hành là giảm số môn học, giảm số giờ học, chọn lọc nội dung giáo dục thiết thực, đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn môn học, chủ đề học tập và tăng cường các hoạt động thực hành.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định xây dựng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một trong những nhiệm vụ lớn và quan trọng của ngành. Kết quả của triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới phụ thuộc việc triển khai thực tiễn, trong đó có đội ngũ nhà giáo, từ giáo viên, hiệu trưởng đến nhà quản lý.
Thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, trong đó có chương trình đào tạo giáo viên dạy các môn học mới. Các sở Giáo dục và Đào tạo phải phối hợp với các cơ sở đào tạo để đề xuất nhu cầu đào tạo giáo viên dạy các môn học mới. Để đảm bảo các yêu cầu này, Bộ GD&ĐT sẽ sửa đổi, bổ sung danh mục thiết bị dạy học theo lộ trình thực hiện chương trình mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học công nghệ hiện nay. Bộ GD&ĐT giao các địa phương lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể và từng năm, trong đó xác định nhu cầu đầu tư giai đoạn 2017 - 2020 theo các mục tiêu.