Theo Quyết định số 23/2020/QĐ-TTg, giá trị tài sản điều chuyển và cơ cấu từng nguồn vốn đầu tư dự án cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo đã được xác định tại biên bản bàn giao và xác nhận từng nguồn vốn được xử lý theo 3 nguyên tắc.
Nguyên tắc thứ nhất, đối với tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, vốn khác do tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp và vốn do chủ đầu tư huy động hợp pháp khác (không phải hoàn trả): Bên nhận hạch toán tăng tài sản, tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Nguyên tắc thứ hai, đối với tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ, các tổ chức tín dụng, các cá nhân, tổ chức kinh tế khác và các nguồn vốn khác (phải hoàn trả), Bên nhận có trách nhiệm hạch toán tăng tài sản, tăng nợ phải trả; thực hiện hoàn trả cho Bên giao số tiền vay còn nợ các tổ chức tín dụng, các cá nhân và các tổ chức kinh tế khác theo quy định trong hợp đồng vay hoặc khế ước vay (nhưng không vượt quá giá trị của tài sản điều chuyển đầu tư bằng nguồn vốn vay đã xác định trong biên bản điều chuyển) như đã cam kết trong Biên bản điều chuyển; Bên giao hạch toán giảm giá trị tài sản điều chuyển đối với giá trị tài sản hình thành từ nguồn vốn vay, đồng thời hạch toán tăng khoản nợ phải thu đối với Bên nhận. Bên giao theo dõi và thực hiện thu hồi nợ từ Bên nhận để hoàn trả cho bên cho vay theo hợp đồng hoặc khế ước vay.
Nguyên tắc thứ 3, đối với tài sản được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn thì xử lý như sau:
a- Phần giá trị tài sản được đầu tư từ các nguồn vốn không phải hoàn trả thì thực hiện theo quy định tại nguyên tắc thứ nhất.
b- Phần giá trị tài sản được đầu tư từ các nguồn vốn vay hoặc vốn khác (phải hoàn trả) thì thực hiện theo quy định tại nguyên tắc thứ hai.
Xác định giá trị của tài sản giao nhận dự án
Quyết định cũng quy định cụ thể việc xác định giá trị của tài sản giao nhận dự án cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo. Theo đó, giá trị tài sản điều chuyển được xác định căn cứ vào nguyên giá của tài sản điều chuyển (là giá trị quyết toán công trình/hạng mục công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
Trong trường hợp công trình/hạng mục công trình của dự án cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo chưa được phê duyệt quyết toán thì tại thời điểm giao nhận, nguyên giá của tài sản điều chuyển được tạm tính theo giá trị đề nghị quyết toán, hoặc giá trị thực hiện xác định theo biên bản nghiệm thu A-B, hoặc theo giá trị dự toán công trình/hạng mục công trình đã được phê duyệt để Bên nhận thực hiện hạch toán tăng tài sản và quản lý, trích khấu hao theo quy định. Nguyên giá của tài sản điều chuyển chính thức sẽ được điều chỉnh sau khi công trình/hạng mục công trình của dự án cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán mà không phải thẩm định lại giá trị đã được phê duyệt quyết toán.
Đối với các tài sản điều chuyển đã được nghiệm thu nhưng chưa thực hiện điều chuyển cho ngành điện ngay sau khi đóng điện đưa vào sử dụng, giá trị tài sản điều chuyển được xác định căn cứ vào nguyên giá của tài sản điều chuyển trừ đi giá trị khấu hao tính từ ngày công trình/hạng mục công trình nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng đến ngày công trình/hạng mục công trình điều chuyển cho Bên nhận.
Trường hợp Bên nhận và Bên giao không thống nhất được giá trị tài sản điều chuyển, 02 bên có trách nhiệm thỏa thuận về việc thuê doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật để xác định giá trị còn lại của tài sản điều chuyển để làm căn cứ điều chuyển (chi phí thuê tư vấn được chia cho Bên giao và Bên nhận theo tỷ lệ 50/50). Việc lựa chọn tổ chức tư vấn xác định giá trị còn lại của tài sản được thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
1030 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Theo Quyết định số 23/2020/QĐ-TTg, giá trị tài sản điều chuyển và cơ cấu từng nguồn vốn đầu tư dự án cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo đã được xác định tại biên bản bàn giao và xác nhận từng nguồn vốn được xử lý theo 3 nguyên tắc.Nguyên tắc thứ nhất, đối với tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, vốn khác do tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp và vốn do chủ đầu tư huy động hợp pháp khác (không phải hoàn trả): Bên nhận hạch toán tăng tài sản, tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Nguyên tắc thứ hai, đối với tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ, các tổ chức tín dụng, các cá nhân, tổ chức kinh tế khác và các nguồn vốn khác (phải hoàn trả), Bên nhận có trách nhiệm hạch toán tăng tài sản, tăng nợ phải trả; thực hiện hoàn trả cho Bên giao số tiền vay còn nợ các tổ chức tín dụng, các cá nhân và các tổ chức kinh tế khác theo quy định trong hợp đồng vay hoặc khế ước vay (nhưng không vượt quá giá trị của tài sản điều chuyển đầu tư bằng nguồn vốn vay đã xác định trong biên bản điều chuyển) như đã cam kết trong Biên bản điều chuyển; Bên giao hạch toán giảm giá trị tài sản điều chuyển đối với giá trị tài sản hình thành từ nguồn vốn vay, đồng thời hạch toán tăng khoản nợ phải thu đối với Bên nhận. Bên giao theo dõi và thực hiện thu hồi nợ từ Bên nhận để hoàn trả cho bên cho vay theo hợp đồng hoặc khế ước vay.
Nguyên tắc thứ 3, đối với tài sản được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn thì xử lý như sau:
a- Phần giá trị tài sản được đầu tư từ các nguồn vốn không phải hoàn trả thì thực hiện theo quy định tại nguyên tắc thứ nhất.
b- Phần giá trị tài sản được đầu tư từ các nguồn vốn vay hoặc vốn khác (phải hoàn trả) thì thực hiện theo quy định tại nguyên tắc thứ hai.
Xác định giá trị của tài sản giao nhận dự án
Quyết định cũng quy định cụ thể việc xác định giá trị của tài sản giao nhận dự án cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo. Theo đó, giá trị tài sản điều chuyển được xác định căn cứ vào nguyên giá của tài sản điều chuyển (là giá trị quyết toán công trình/hạng mục công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
Trong trường hợp công trình/hạng mục công trình của dự án cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo chưa được phê duyệt quyết toán thì tại thời điểm giao nhận, nguyên giá của tài sản điều chuyển được tạm tính theo giá trị đề nghị quyết toán, hoặc giá trị thực hiện xác định theo biên bản nghiệm thu A-B, hoặc theo giá trị dự toán công trình/hạng mục công trình đã được phê duyệt để Bên nhận thực hiện hạch toán tăng tài sản và quản lý, trích khấu hao theo quy định. Nguyên giá của tài sản điều chuyển chính thức sẽ được điều chỉnh sau khi công trình/hạng mục công trình của dự án cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán mà không phải thẩm định lại giá trị đã được phê duyệt quyết toán.
Đối với các tài sản điều chuyển đã được nghiệm thu nhưng chưa thực hiện điều chuyển cho ngành điện ngay sau khi đóng điện đưa vào sử dụng, giá trị tài sản điều chuyển được xác định căn cứ vào nguyên giá của tài sản điều chuyển trừ đi giá trị khấu hao tính từ ngày công trình/hạng mục công trình nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng đến ngày công trình/hạng mục công trình điều chuyển cho Bên nhận.
Trường hợp Bên nhận và Bên giao không thống nhất được giá trị tài sản điều chuyển, 02 bên có trách nhiệm thỏa thuận về việc thuê doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật để xác định giá trị còn lại của tài sản điều chuyển để làm căn cứ điều chuyển (chi phí thuê tư vấn được chia cho Bên giao và Bên nhận theo tỷ lệ 50/50). Việc lựa chọn tổ chức tư vấn xác định giá trị còn lại của tài sản được thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.