Giúp người dân ổn định cuộc sống sau bão số 9; chính sách phát triển nghề công chứng; tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 16-20/11/2020.
Giúp người dân ổn định cuộc sống sau bão số 9
Văn bản 378/TB-VPCP ngày 17/11/2020 nêu rõ, để giúp các tỉnh miền Trung, đặc biệt các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng khắc phục hậu quả bão số 9, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương liên quan trong thời gian tới phải tập trung khắc phục, sớm thông tuyến giao thông, bao gồm cả quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã,... để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn và cứu trợ, cũng như bảo đảm giao thông đi lại cho người dân. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chỉ đạo khắc phục nhanh các tuyến quốc lộ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khắc phục các tuyến đường do địa phương quản lý.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tìm kiếm những người còn mất tích, nhất là tại các khu vực sạt lở ở tỉnh Quảng Nam và các ngư dân còn mất liên lạc của tỉnh Bình Định. Tiếp tục hỗ trợ điều trị, chăm sóc những người bị thương. Kịp thời làm tốt công tác thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình bị thiệt hại, đặc biệt là gia đình có người bị tử nạn, mất tích, sập đổ nhà. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các cấp ở địa phương.
Đồng thời, tập trung chăm lo, bảo đảm cuộc sống cho người dân, không được để người dân không có chỗ ở, thiếu đói, bệnh tật. Cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương huy động lực lượng quân đội, công an, đoàn viên thanh niên hỗ trợ người dân sửa chữa lại nhà cửa, bằng mọi biện pháp tiếp cận hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm cho người dân, nhất là ở các khu vực bị chia cắt do đường giao thông bị sạt lở.
* Tại Quyết định 1823/QĐ-TTg ngày 17/11/2020, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 4.303,465 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Hà Tĩnh 3.000 tấn gạo, Nghệ An 303,465 tấn gạo và Bình Định 1.000 tấn gạo để hỗ trợ cứu đói cho nhân dân vùng bị thiên tai, mưa lũ.
* Còn theo Quyết định 1815/QĐ-TTg ngày 15/11/2020, Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm cấp 80 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 bổ sung kinh phí cho 3 địa phương gồm: Quảng Nam 20 tỷ đồng (để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Tây Giang), Thừa Thiên-Huế 20 tỷ đồng (để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Phong Điền), Quảng Trị 40 tỷ đồng (để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Hướng Hóa và huyện Đắk Krông).
Chính sách phát triển nghề công chứng
Nghị quyết 172/NQ-CP về chính sách phát triển nghề công chứng đã được Chính phủ ban hành với mục tiêu phát triển nghề công chứng ổn định, bền vững nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tiếp cận dịch vụ công chứng, bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức; đổi mới hoạt động công chứng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cải cách tư pháp, đưa hoạt động công chứng Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới.
Nghị quyết đưa ra 4 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển nghề công chứng gồm: 1- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để tạo điều kiện cho hoạt động công chứng phát triển ổn định, bền vững; 2- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng, đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng Chính phủ điện tử và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; 3- Phát triển tổ chức hành nghề công chứng bảo đảm ổn định, bền vững gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội theo địa bàn cấp huyện; 4- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động công chứng, phát huy vai trò của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên.
Đến 2025, thành lập mới 10.000 tổ chức kinh tế tập thể
Tại Quyết định 1804/QĐ-TTg ban hành ngày 13/11/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu đến năm 2025 thành lập mới 10.000 tổ chức kinh tế tập thể.
Tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Ngày 12/11/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 33/2020/QĐ-TTg về tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 – 2025, trong đó quy định tiêu chí xác định xã khu vực I, II, III và tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn.
Xử lý thông tin báo nêu
Trong tuần, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo về một số thông tin báo nêu, trong đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu phản ánh của báo Viettimes về quy hoạch diện tích trồng cao su; giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý thông tin báo Tuổi trẻ phản ánh các rủi ro khi vận hành các thủy điện nhỏ và vừa tại miền Trung; giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu bài viết “Thúc đẩy phát triển thị trường cacbon”, đánh giá trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước.
1062 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Giúp người dân ổn định cuộc sống sau bão số 9; chính sách phát triển nghề công chứng; tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 16-20/11/2020.
Giúp người dân ổn định cuộc sống sau bão số 9
Văn bản 378/TB-VPCP ngày 17/11/2020 nêu rõ, để giúp các tỉnh miền Trung, đặc biệt các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng khắc phục hậu quả bão số 9, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương liên quan trong thời gian tới phải tập trung khắc phục, sớm thông tuyến giao thông, bao gồm cả quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã,... để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn và cứu trợ, cũng như bảo đảm giao thông đi lại cho người dân. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chỉ đạo khắc phục nhanh các tuyến quốc lộ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khắc phục các tuyến đường do địa phương quản lý.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tìm kiếm những người còn mất tích, nhất là tại các khu vực sạt lở ở tỉnh Quảng Nam và các ngư dân còn mất liên lạc của tỉnh Bình Định. Tiếp tục hỗ trợ điều trị, chăm sóc những người bị thương. Kịp thời làm tốt công tác thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình bị thiệt hại, đặc biệt là gia đình có người bị tử nạn, mất tích, sập đổ nhà. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các cấp ở địa phương.
Đồng thời, tập trung chăm lo, bảo đảm cuộc sống cho người dân, không được để người dân không có chỗ ở, thiếu đói, bệnh tật. Cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương huy động lực lượng quân đội, công an, đoàn viên thanh niên hỗ trợ người dân sửa chữa lại nhà cửa, bằng mọi biện pháp tiếp cận hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm cho người dân, nhất là ở các khu vực bị chia cắt do đường giao thông bị sạt lở.
* Tại Quyết định 1823/QĐ-TTg ngày 17/11/2020, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 4.303,465 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Hà Tĩnh 3.000 tấn gạo, Nghệ An 303,465 tấn gạo và Bình Định 1.000 tấn gạo để hỗ trợ cứu đói cho nhân dân vùng bị thiên tai, mưa lũ.
* Còn theo Quyết định 1815/QĐ-TTg ngày 15/11/2020, Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm cấp 80 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 bổ sung kinh phí cho 3 địa phương gồm: Quảng Nam 20 tỷ đồng (để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Tây Giang), Thừa Thiên-Huế 20 tỷ đồng (để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Phong Điền), Quảng Trị 40 tỷ đồng (để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Hướng Hóa và huyện Đắk Krông).
Chính sách phát triển nghề công chứng
Nghị quyết 172/NQ-CP về chính sách phát triển nghề công chứng đã được Chính phủ ban hành với mục tiêu phát triển nghề công chứng ổn định, bền vững nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tiếp cận dịch vụ công chứng, bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức; đổi mới hoạt động công chứng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cải cách tư pháp, đưa hoạt động công chứng Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới.
Nghị quyết đưa ra 4 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển nghề công chứng gồm: 1- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để tạo điều kiện cho hoạt động công chứng phát triển ổn định, bền vững; 2- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng, đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng Chính phủ điện tử và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; 3- Phát triển tổ chức hành nghề công chứng bảo đảm ổn định, bền vững gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội theo địa bàn cấp huyện; 4- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động công chứng, phát huy vai trò của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên.
Đến 2025, thành lập mới 10.000 tổ chức kinh tế tập thể
Tại Quyết định 1804/QĐ-TTg ban hành ngày 13/11/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu đến năm 2025 thành lập mới 10.000 tổ chức kinh tế tập thể.
Tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Ngày 12/11/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 33/2020/QĐ-TTg về tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 – 2025, trong đó quy định tiêu chí xác định xã khu vực I, II, III và tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn.
Xử lý thông tin báo nêu
Trong tuần, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo về một số thông tin báo nêu, trong đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu phản ánh của báo Viettimes về quy hoạch diện tích trồng cao su; giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý thông tin báo Tuổi trẻ phản ánh các rủi ro khi vận hành các thủy điện nhỏ và vừa tại miền Trung; giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu bài viết “Thúc đẩy phát triển thị trường cacbon”, đánh giá trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước.