CTTĐT - Tại chương trình đối thoại trên Cổng Thông tin điện tử, ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chia sẻ những thành tựu nổi bật về tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015 - 2020, với chủ đề “Yên Bái - Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới - Động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bền vững”.
Trình duyệt không hỗ trợ xem trực tuyến
Qua 5 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh đã đạt được bước tăng trưởng khá, tiếp tục khẳng định vai trò là nền tảng, trụ đỡ, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2020 ước đạt 6%, đạt 120% so với mục tiêu; Cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 ước đạt 22% trong cơ cấu GRDP của tỉnh, vượt 0,7% so với mục tiêu; Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh 2010) năm 2020 ước đạt 7.746 tỷ đồng, đạt 101,1% so với mục tiêu đề ra; An ninh lương thực được giữ vững, gia tăng mạnh mẽ về quy mô, diện tích, sản lượng các cây trồng, vật nuôi chủ lực, qua đó hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Vùng lúa hàng hóa trên 2.500 ha, vùng cây ăn quả có múi trên 5.000 ha, vùng quế 78.000 ha, vùng măng tre Bát độ 5.000 ha, vùng Sơn tra 9.200 ha, vùng gỗ nguyên liệu 180.000 ha... Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch tích cực, các giống tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng cao áp dụng ngày một nhiều hơn. Thay đổi thói quen, nhận thức của người dân từ sản xuất quảng canh, quy mô nhỏ sang sản xuất thâm canh, quy mô lớn, tập trung; ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng và giá trị thu được trên đơn vị diện tích canh tác.
Khi bước vào xây dựng nông thôn mới, Yên Bái gặp không ít khó khăn, các xã đều có xuất phát điểm rất thấp, cơ sở vật chất thiếu và yếu… nhưng tỉnh đã đạt được những kết quả bứt phá, làm nên những kỳ tích trong xây dựng nông thôn mới (NTM), trở thành điểm sáng trong các tỉnh vùng Tây Bắc. Đến nay đã công nhận 67 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 44,67%, dự ước đến hết năm 2020 toàn tỉnh có 75 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 117,2% so với mục tiêu đặt ra. Huyện Trấn Yên 100% số xã cán đích NTM, trở thành huyện NTM đầu tiên của khu vực Tây Bắc (gồm Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên). Và công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới đối với thành phố Yên Bái; phấn đấu đến hết năm 2020 công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới đối với thị xã Nghĩa Lộ và công nhận được 10 xã đạt nông thôn mới nâng cao, 04 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2020 ước đạt 32 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2015, đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn không ngừng được nâng lên.
Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (gọi tắt là OCOP) gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, Yên Bái đã có trên 90 sản phẩm đạt tiêu chuẩn hạng 3 sao, 4 sao. Đây cũng được xem là giải pháp thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển.
Ông Điển cho biết: "Để đạt được mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh trong nhiệm kỳ tới, ngành Nông nghiệp tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp như: Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội; Tiếp tục cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước và yêu cầu đặt ra của thực tiễn sản xuất trong giai đoạn mới; Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch phát triển các vùng sản xuất sản phẩm chủ lực tập trung, chuyên canh, đủ điều kiện cấp mã số vùng trồng, cấp chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn và thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đổi mới công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại. Gắn chặt sản xuất với chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng đối với các sản phẩm nông sản chủ lực, sản phẩm đặc sản, hữu cơ của tỉnh; Tham mưu, ban hành khung cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất một cách đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả. Tập trung vào giải quyết các vấn đề tồn tại, hạn chế trong sản xuất hiện nay, đồng thời thúc đẩy phát triển sản xuất đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững...".
1612 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại chương trình đối thoại trên Cổng Thông tin điện tử, ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chia sẻ những thành tựu nổi bật về tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015 - 2020, với chủ đề “Yên Bái - Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới - Động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bền vững”.Qua 5 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh đã đạt được bước tăng trưởng khá, tiếp tục khẳng định vai trò là nền tảng, trụ đỡ, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2020 ước đạt 6%, đạt 120% so với mục tiêu; Cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 ước đạt 22% trong cơ cấu GRDP của tỉnh, vượt 0,7% so với mục tiêu; Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh 2010) năm 2020 ước đạt 7.746 tỷ đồng, đạt 101,1% so với mục tiêu đề ra; An ninh lương thực được giữ vững, gia tăng mạnh mẽ về quy mô, diện tích, sản lượng các cây trồng, vật nuôi chủ lực, qua đó hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Vùng lúa hàng hóa trên 2.500 ha, vùng cây ăn quả có múi trên 5.000 ha, vùng quế 78.000 ha, vùng măng tre Bát độ 5.000 ha, vùng Sơn tra 9.200 ha, vùng gỗ nguyên liệu 180.000 ha... Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch tích cực, các giống tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng cao áp dụng ngày một nhiều hơn. Thay đổi thói quen, nhận thức của người dân từ sản xuất quảng canh, quy mô nhỏ sang sản xuất thâm canh, quy mô lớn, tập trung; ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng và giá trị thu được trên đơn vị diện tích canh tác.
Khi bước vào xây dựng nông thôn mới, Yên Bái gặp không ít khó khăn, các xã đều có xuất phát điểm rất thấp, cơ sở vật chất thiếu và yếu… nhưng tỉnh đã đạt được những kết quả bứt phá, làm nên những kỳ tích trong xây dựng nông thôn mới (NTM), trở thành điểm sáng trong các tỉnh vùng Tây Bắc. Đến nay đã công nhận 67 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 44,67%, dự ước đến hết năm 2020 toàn tỉnh có 75 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 117,2% so với mục tiêu đặt ra. Huyện Trấn Yên 100% số xã cán đích NTM, trở thành huyện NTM đầu tiên của khu vực Tây Bắc (gồm Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên). Và công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới đối với thành phố Yên Bái; phấn đấu đến hết năm 2020 công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới đối với thị xã Nghĩa Lộ và công nhận được 10 xã đạt nông thôn mới nâng cao, 04 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2020 ước đạt 32 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2015, đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn không ngừng được nâng lên.
Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (gọi tắt là OCOP) gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, Yên Bái đã có trên 90 sản phẩm đạt tiêu chuẩn hạng 3 sao, 4 sao. Đây cũng được xem là giải pháp thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển.
Ông Điển cho biết: "Để đạt được mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh trong nhiệm kỳ tới, ngành Nông nghiệp tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp như: Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội; Tiếp tục cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước và yêu cầu đặt ra của thực tiễn sản xuất trong giai đoạn mới; Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch phát triển các vùng sản xuất sản phẩm chủ lực tập trung, chuyên canh, đủ điều kiện cấp mã số vùng trồng, cấp chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn và thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đổi mới công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại. Gắn chặt sản xuất với chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng đối với các sản phẩm nông sản chủ lực, sản phẩm đặc sản, hữu cơ của tỉnh; Tham mưu, ban hành khung cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất một cách đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả. Tập trung vào giải quyết các vấn đề tồn tại, hạn chế trong sản xuất hiện nay, đồng thời thúc đẩy phát triển sản xuất đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững...".