CTTĐT - Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở xã Việt Hồng (huyện Trấn Yên) ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ và rộng khắp. Bên cạnh đó việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đã và đang giúp các hộ dân trong xã từng bước đổi mới tư duy sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Trang trại nuôi cá tầm của ông Trần Cao Thắng ở bản Nả, xã Việt Hồng
Là người năng động nhạy bén, anh Nguyễn Văn Huân ở bản Bến, xã Việt Hồng đã nhận thấy được thị trường tiềm năng cũng như hiệu quả kinh tế của ốc nhồi. Anh Huân đã đi tham quan học tập kinh nghiệm nuôi ốc tại một số cơ sở ở huyện Yên Bình và tỉnh Tuyên Quang. Sau đó, anh lựa chọn diện tích ruộng lúa trằm trũng và sẵn nguồn nước và chuyển đổi diện tích ao kém hiệu để cải tạo thành ao nuôi ốc. Anh Huân chia sẻ: “Ốc nhồi là đối tượng rất dễ nuôi, ăn tạp, lại ít bệnh dịch và nguồn thức ăn khá phong phú, đa dạng, có thể là bèo tấm, rau mồng tơi, lá sắn, lá bầu, vỏ mít, dưa hấu... Nếu ốc phát triển tốt mỗi sào nuôi có thể cho thu nhập 30 - 40 triệu đồng”. Hiện nay, gia đình anh Huân đã có gần 3 sao ốc thương phẩm, anh đang tiếp tục tìm tòi và học hỏi để tự ươm nuôi sản xuất ốc giống phục vụ cho diện tích nuôi của gia đình và bán cho các hộ dân có nhu cầu nuôi trong khu vực.
Tận dụng lợi thế sẵn có của địa phương với khí hậu mát mẻ quanh năm và đặc biệt là có nguồn nước sạch chảy từ rừng bản Nả, ông Trần Cao Thắng ở bản Nả, xã Việt Hồng cùng 2 người cháu quyết định xây dựng trang trại nuôi cá tầm. Sau khi đi tham quan học tập một số mô hình nuôi cá tầm ở Sơn La, Lào Cai, ông Thắng cùng gia đình đầu tư hơn 700 triệu đồng mua đường ống dẫn nước trực tiếp từ trên núi về và xây dựng khu vực nuôi cá với 13 bể, gồm 8 bể ươm cá giống và 5 bể nuôi cá thương phẩm, tổng diện tích khoảng 300m2. Cá tầm giống được nhập từ các cơ sở ươm nuôi ở Sa Pa (Lào Cai). Ông Thắng chia sẻ: “Nhờ chủ động được nguồn nước ra vào liên tục nên đàn cá phát triển mạnh, cho năng suất cao. Đây là giống cá có giá trị kinh tế cao và không phải địa phương nào cũng nuôi được. Với loài cá tầm, nguồn nước rất quan trọng, phải luôn bảo đảm nước sạch, nếu nước bị ô nhiễm cá sẽ bị mắc bệnh và chết. Thức ăn của cá cũng không phải quá cầu kỳ, ngoài thức ăn công nghiệp, cho ăn thêm cá, tôm tép nhỏ, điều cơ bản phải chăm sóc và cho ăn đúng kỹ thuật”. Hiện nay, đầu ra của cá thịt được các nhà hàng trong và ngoài tỉnh tiêu thụ hết nên ông khá yên tâm, giá cá tầm thương phẩm đang dao động trung bình khoảng 250 nghìn đồng/kg.
Xã Việt Hồng hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM) từ vào năm 2019, một diện mạo mới với hệ thống cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm được chỉnh trang, nâng cấp đồng bộ. Đặc biệt hơn, công cuộc xây dựng NTM đã thay đổi được tư duy của một bộ phận không nhỏ người dân trong phát triển kinh tế, từ đó nơi đây xuất hiện ngày càng càng nhiều những con người dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử nghiệm các giống cây, con mới, góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh về lao động, đất đai của quê hương. Bên cạnh những mô hình nuôi ốc nhồi, nuôi cá tầm thì hiện nay trên địa bàn xã Việt Hồng đã hình thành các vùng phát triển chăn nuôi gia cầm, thủy cầm. Tận dụng nguồn nước suối lưu thông liên tục, nhiều hộ dân trong xã đã phát triển chăn nuôi vịt với quy mô 1.000 con trở lên. Ngoài ra, còn có 10 mô hình nuôi gia súc như trâu, bò, dê với quy mô 10 con trở lên; tại các bản trong xã cũng đã hình thành 10 cơ sở nuôi ếch thương phẩm quy mô 10.000 con/lứa.
Đặc biệt, hiện nay nhiều hộ nông dân ở Việt Hồng đã đứng ra thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm liên kết, mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, từ đó đã có những tác động mạnh mẽ đến quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, góp phần tăng thêm giá trị sản phẩm hàng hóa nông nghiệp. Để khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương chính quyền xã Việt Hồng đã tập trung lãnh đạo vận động nhân dân tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại cây, con có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, góp phần gia tăng giá trị canh tác, từng bước cải thiện, nâng cao thu nhập cho nông dân. Anh Hoàng Văn Biên - Chủ tịch UBND xã Việt Hồng cho biết thêm:“Trong thời gian qua, UBND xã đã phối hợp với các ngành trong khối nông nghiệp của huyện tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, vận động nhân dân đưa những cây, con có năng suất, chất lượng, hiệu quả vào sản xuất; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò, ý nghĩa của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; xây dựng những mô hình điểm, nhân rộng các mô hình hiệu quả. Ngoài những mô hình chăn nuôi hiệu quả, đến nay trong xã cũng đã hình thành được vùng trồng cây khôi nhung làm dược liệu hơn 10 ha, vùng trồng cây ăn quả có múi hơn 15 ha. Nhờ đó đến nay thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 36 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 6,2%.”
Có thể thấy rằng, việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đã giúp người nông dân xã Việt Hồng từng bước đổi mới tư duy sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương phấn đấu tiếp tục sẽ phát huy những giá trị của bản địa, nâng cao giá trị của những sản phẩm mới để từ đó góp phần cải thiện thu nhập cũng như nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp của vùng chiến khu cách mạng.
1523 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở xã Việt Hồng (huyện Trấn Yên) ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ và rộng khắp. Bên cạnh đó việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đã và đang giúp các hộ dân trong xã từng bước đổi mới tư duy sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.Là người năng động nhạy bén, anh Nguyễn Văn Huân ở bản Bến, xã Việt Hồng đã nhận thấy được thị trường tiềm năng cũng như hiệu quả kinh tế của ốc nhồi. Anh Huân đã đi tham quan học tập kinh nghiệm nuôi ốc tại một số cơ sở ở huyện Yên Bình và tỉnh Tuyên Quang. Sau đó, anh lựa chọn diện tích ruộng lúa trằm trũng và sẵn nguồn nước và chuyển đổi diện tích ao kém hiệu để cải tạo thành ao nuôi ốc. Anh Huân chia sẻ: “Ốc nhồi là đối tượng rất dễ nuôi, ăn tạp, lại ít bệnh dịch và nguồn thức ăn khá phong phú, đa dạng, có thể là bèo tấm, rau mồng tơi, lá sắn, lá bầu, vỏ mít, dưa hấu... Nếu ốc phát triển tốt mỗi sào nuôi có thể cho thu nhập 30 - 40 triệu đồng”. Hiện nay, gia đình anh Huân đã có gần 3 sao ốc thương phẩm, anh đang tiếp tục tìm tòi và học hỏi để tự ươm nuôi sản xuất ốc giống phục vụ cho diện tích nuôi của gia đình và bán cho các hộ dân có nhu cầu nuôi trong khu vực.
Tận dụng lợi thế sẵn có của địa phương với khí hậu mát mẻ quanh năm và đặc biệt là có nguồn nước sạch chảy từ rừng bản Nả, ông Trần Cao Thắng ở bản Nả, xã Việt Hồng cùng 2 người cháu quyết định xây dựng trang trại nuôi cá tầm. Sau khi đi tham quan học tập một số mô hình nuôi cá tầm ở Sơn La, Lào Cai, ông Thắng cùng gia đình đầu tư hơn 700 triệu đồng mua đường ống dẫn nước trực tiếp từ trên núi về và xây dựng khu vực nuôi cá với 13 bể, gồm 8 bể ươm cá giống và 5 bể nuôi cá thương phẩm, tổng diện tích khoảng 300m2. Cá tầm giống được nhập từ các cơ sở ươm nuôi ở Sa Pa (Lào Cai). Ông Thắng chia sẻ: “Nhờ chủ động được nguồn nước ra vào liên tục nên đàn cá phát triển mạnh, cho năng suất cao. Đây là giống cá có giá trị kinh tế cao và không phải địa phương nào cũng nuôi được. Với loài cá tầm, nguồn nước rất quan trọng, phải luôn bảo đảm nước sạch, nếu nước bị ô nhiễm cá sẽ bị mắc bệnh và chết. Thức ăn của cá cũng không phải quá cầu kỳ, ngoài thức ăn công nghiệp, cho ăn thêm cá, tôm tép nhỏ, điều cơ bản phải chăm sóc và cho ăn đúng kỹ thuật”. Hiện nay, đầu ra của cá thịt được các nhà hàng trong và ngoài tỉnh tiêu thụ hết nên ông khá yên tâm, giá cá tầm thương phẩm đang dao động trung bình khoảng 250 nghìn đồng/kg.
Xã Việt Hồng hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM) từ vào năm 2019, một diện mạo mới với hệ thống cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm được chỉnh trang, nâng cấp đồng bộ. Đặc biệt hơn, công cuộc xây dựng NTM đã thay đổi được tư duy của một bộ phận không nhỏ người dân trong phát triển kinh tế, từ đó nơi đây xuất hiện ngày càng càng nhiều những con người dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử nghiệm các giống cây, con mới, góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh về lao động, đất đai của quê hương. Bên cạnh những mô hình nuôi ốc nhồi, nuôi cá tầm thì hiện nay trên địa bàn xã Việt Hồng đã hình thành các vùng phát triển chăn nuôi gia cầm, thủy cầm. Tận dụng nguồn nước suối lưu thông liên tục, nhiều hộ dân trong xã đã phát triển chăn nuôi vịt với quy mô 1.000 con trở lên. Ngoài ra, còn có 10 mô hình nuôi gia súc như trâu, bò, dê với quy mô 10 con trở lên; tại các bản trong xã cũng đã hình thành 10 cơ sở nuôi ếch thương phẩm quy mô 10.000 con/lứa.
Đặc biệt, hiện nay nhiều hộ nông dân ở Việt Hồng đã đứng ra thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm liên kết, mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, từ đó đã có những tác động mạnh mẽ đến quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, góp phần tăng thêm giá trị sản phẩm hàng hóa nông nghiệp. Để khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương chính quyền xã Việt Hồng đã tập trung lãnh đạo vận động nhân dân tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại cây, con có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, góp phần gia tăng giá trị canh tác, từng bước cải thiện, nâng cao thu nhập cho nông dân. Anh Hoàng Văn Biên - Chủ tịch UBND xã Việt Hồng cho biết thêm:“Trong thời gian qua, UBND xã đã phối hợp với các ngành trong khối nông nghiệp của huyện tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, vận động nhân dân đưa những cây, con có năng suất, chất lượng, hiệu quả vào sản xuất; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò, ý nghĩa của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; xây dựng những mô hình điểm, nhân rộng các mô hình hiệu quả. Ngoài những mô hình chăn nuôi hiệu quả, đến nay trong xã cũng đã hình thành được vùng trồng cây khôi nhung làm dược liệu hơn 10 ha, vùng trồng cây ăn quả có múi hơn 15 ha. Nhờ đó đến nay thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 36 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 6,2%.”
Có thể thấy rằng, việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đã giúp người nông dân xã Việt Hồng từng bước đổi mới tư duy sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương phấn đấu tiếp tục sẽ phát huy những giá trị của bản địa, nâng cao giá trị của những sản phẩm mới để từ đó góp phần cải thiện thu nhập cũng như nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp của vùng chiến khu cách mạng.
Các bài khác
- Khởi công Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn khép kín công nghệ cao kết hợp trồng cây ăn quả công nghệ tưới Israel tại xã Đông An, huyện Văn Yên (17/09/2020)
- EVFTA: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Yên Bái (13/09/2020)
- Quyết liệt kiểm soát, phòng, chống bệnh cúm gia cầm (12/09/2020)
- Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Thuế (10/9/1945 - 10/9/2020): Ngành thuế Yên Bái: 75 năm đồng hành cùng người nộp thuế (10/09/2020)
- Ngành thuế Yên Bái góp phần nâng cao chỉ số PCI (10/09/2020)
- Yên Bái: Thành lập 02 Tổ phản ứng nhanh, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, bão lũ (09/09/2020)
- Yên Bái: Ban hành Quy chế phối hợp hoạt động giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh (08/09/2020)
- Tăng cường công tác giám sát, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu (08/09/2020)
- Yên Bái tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công (07/09/2020)
- Giá trị sản xuất công nghiệp 8 tháng ước đạt trên 7.300 tỷ đồng (06/09/2020)
Xem thêm »