CTTĐT - Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ thông qua việc triển khai các nhiệm vụ khoa học đã góp phần tích cực thay đổi nhận thức của người dân trong tỉnh, tạo động lực cho sự phát triển sản xuất theo hướng đầu tư thâm canh, liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cho các sản phẩm của địa phương, từng bước hình thành các vùng trồng trọt, chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao.
Ảnh minh họa
Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ động phối hợp với các ngành, địa phương trong tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, các viện, các trường đại học triển khai nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ cao vào sản xuất. Kết quả, giai đoạn 2012 - 2020, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã triển khai 178 nhiệm vụ KHCN (đề tài, dự án) thuộc lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp nói chung (chiếm 58,3% tổng số đề tài, dự án) với tổng kinh phí 62,688 tỷ đồng (chiếm 61% tổng kinh phí). Đây là những nhiệm vụ trực tiếp, gián tiếp hỗ trợ người dân nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán canh tác, đưa tiến bộ khoa học mới vào trong sản xuất góp phần nâng cao giá trị kinh tế - xã hội tỉnh. Kết quả triển khai thực hiện các đề tài, dự án trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp đã góp phần lựa chọn được những tiến bộ kỹ thuật mới, giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, có thương hiệu, góp phần tác động tích cực, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, ổn định đời sống người dân trên địa bàn.
Một số các đề tài, dự án nổi bật trong việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, có sức lan tỏa lớn, có khả năng nhân rộng, góp phần hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại địa phương như: ứng dụng quy trình sản xuất chăn nuôi gà an toàn sinh học trong chăn nuôi gà thả vườn đồi tại thành phố Yên Bái; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng chuỗi giá trị sản xuất rau an toàn tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Ứng dụng công nghệ internet of Things (IoT) xây dựng hệ thống quản lý quy trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm cam Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGap tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái; Xây dựng mô hình liên kết sản xuất cam theo chuỗi giá trị và đạt tiêu chuẩn VietGAP ở huyện Văn Chấn và Lục Yên tỉnh Yên Bái; Nghiên cứu xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bưởi Đại Minh đạt tiêu chuân VietGAP trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gà thương phẩm HAH -VCN chất lượng cao đạt tiêu chuẩn VietGAHP tại tỉnh Yên Bái,...
Ngoài ra, bám sát các chương trình, kế hoạch của tỉnh, trong thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã chủ trì phối hợp với các ngành tập trung xây dựng nhãn hiệu, xác lập bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm đặc sản của tỉnh. Giai đoạn 2012- 2020, đã triển khai thực hiện 23 dự án khoa học về bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong đó 13 dự án đã hoàn thành kết thúc; 10 dự án đang trong quá trình triển khai thực hiện. Kết quả đến nay đã có 17 sản phẩm của tỉnh Yên Bái đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong đó: Chỉ dẫn địa lý: 3 sản phẩm (Quế Văn Yên, Gạo Mường Lò, Tre Bát độ); Nhãn hiệu chứng nhận: 6 sản phẩm (Chè Suối Giàng - Yên Bái, Sơn tra - Mù Cang Chải, Bưởi Đại Minh - Yên Bình, Cá Hồ Thác Bà, Gà xương đen - Mù Cang Chải, Vịt Bầu - Lâm Thượng): Nhãn hiệu tập thể: 8 sản phẩm (Cam Lục Yên, Cam Văn Chấn, Gạo Bạch Hà - Yên Bình, Gạo Nếp Tú Lệ - Văn Chấn, Miến đao - Giới Phiên, Gạo Hương Chiêm - Đại Phú An, Thịt hun khói Mường Lò, Hồng chùm không hạt - Lục Yên).
Ngoài việc tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các nhiệm vụ cấp tỉnh, trong thời gian qua, bám sát chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất với Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ thực hiện dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi. Theo đó, trong giai đoạn 2012 - 2015, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được phê duyệt và đã triển khai thực hiện 07 Dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi với tổng kinh phí 28,823 tỷ đồng (gồm cả nguồn trung ương, địa phương và nguồn khác). Kết quả của các dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực trên các địa bàn thực hiện dự án, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo hướng tích cực, nhất là “tiếp sức” cho Chương trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn từ 2012 đến nay.
Giai đoạn từ năm 2016 - 2020, trên địa bàn Yên Bái đã tổ chức lựa chọn và đề xuất triển khai thực hiện được 05 Dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số với tổng kinh phí là 32,044 tỷ đồng (gồm cả nguồn trung ương, địa phương và nguồn khác). Trong đó, 01 Dự án đã nghiệm thu kết thúc, 03 Dự án đang triển khai, 01 Dự án mới phê duyệt thực hiện bắt đầu từ năm 2020.
Thông qua việc thực hiện các dự án thuộc Chương trình, nhiều tiến bộ KH&CN đã được chuyển giao cho người dân như các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao phục vụ sản xuất (nuôi trai nước ngọt lấy ngọc, nuôi cá bằng lồng HPE,...), cung cấp giống cây, con cho các hộ dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, kỹ thuật trồng và chăm sóc các đối tượng cây trồng (cây chè, cây thông,...). Đặc biệt những dự án triển khai tại hai huyện vùng cao của tỉnh, kết quả của dự án đã có sức lan toả lớn, góp phần từng bước ổn định đời sống đồng bào vùng cao, ngăn chặn tình trạng du canh, du cư, đốt rừng làm nương rẫy, đảm bảo cuộc sống ổn định cho người Mông ở vùng cao.
Trong giai đoạn tới, tỉnh ưu tiên triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, tập trung vào lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh Yên Bái như: chăn nuôi lợn, chế biến gỗ, nuôi thủy sản; sản xuất giống cây, con, trong đó nghiên cứu ứng dụng loại công nghệ phù hợp, phát huy thế mạnh về cơ sở hạ tầng, kết nối vùng để gắn kết sản xuất với chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
1797 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ thông qua việc triển khai các nhiệm vụ khoa học đã góp phần tích cực thay đổi nhận thức của người dân trong tỉnh, tạo động lực cho sự phát triển sản xuất theo hướng đầu tư thâm canh, liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cho các sản phẩm của địa phương, từng bước hình thành các vùng trồng trọt, chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao.Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ động phối hợp với các ngành, địa phương trong tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, các viện, các trường đại học triển khai nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ cao vào sản xuất. Kết quả, giai đoạn 2012 - 2020, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã triển khai 178 nhiệm vụ KHCN (đề tài, dự án) thuộc lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp nói chung (chiếm 58,3% tổng số đề tài, dự án) với tổng kinh phí 62,688 tỷ đồng (chiếm 61% tổng kinh phí). Đây là những nhiệm vụ trực tiếp, gián tiếp hỗ trợ người dân nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán canh tác, đưa tiến bộ khoa học mới vào trong sản xuất góp phần nâng cao giá trị kinh tế - xã hội tỉnh. Kết quả triển khai thực hiện các đề tài, dự án trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp đã góp phần lựa chọn được những tiến bộ kỹ thuật mới, giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, có thương hiệu, góp phần tác động tích cực, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, ổn định đời sống người dân trên địa bàn.
Một số các đề tài, dự án nổi bật trong việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, có sức lan tỏa lớn, có khả năng nhân rộng, góp phần hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại địa phương như: ứng dụng quy trình sản xuất chăn nuôi gà an toàn sinh học trong chăn nuôi gà thả vườn đồi tại thành phố Yên Bái; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng chuỗi giá trị sản xuất rau an toàn tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Ứng dụng công nghệ internet of Things (IoT) xây dựng hệ thống quản lý quy trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm cam Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGap tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái; Xây dựng mô hình liên kết sản xuất cam theo chuỗi giá trị và đạt tiêu chuẩn VietGAP ở huyện Văn Chấn và Lục Yên tỉnh Yên Bái; Nghiên cứu xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bưởi Đại Minh đạt tiêu chuân VietGAP trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gà thương phẩm HAH -VCN chất lượng cao đạt tiêu chuẩn VietGAHP tại tỉnh Yên Bái,...
Ngoài ra, bám sát các chương trình, kế hoạch của tỉnh, trong thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã chủ trì phối hợp với các ngành tập trung xây dựng nhãn hiệu, xác lập bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm đặc sản của tỉnh. Giai đoạn 2012- 2020, đã triển khai thực hiện 23 dự án khoa học về bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong đó 13 dự án đã hoàn thành kết thúc; 10 dự án đang trong quá trình triển khai thực hiện. Kết quả đến nay đã có 17 sản phẩm của tỉnh Yên Bái đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong đó: Chỉ dẫn địa lý: 3 sản phẩm (Quế Văn Yên, Gạo Mường Lò, Tre Bát độ); Nhãn hiệu chứng nhận: 6 sản phẩm (Chè Suối Giàng - Yên Bái, Sơn tra - Mù Cang Chải, Bưởi Đại Minh - Yên Bình, Cá Hồ Thác Bà, Gà xương đen - Mù Cang Chải, Vịt Bầu - Lâm Thượng): Nhãn hiệu tập thể: 8 sản phẩm (Cam Lục Yên, Cam Văn Chấn, Gạo Bạch Hà - Yên Bình, Gạo Nếp Tú Lệ - Văn Chấn, Miến đao - Giới Phiên, Gạo Hương Chiêm - Đại Phú An, Thịt hun khói Mường Lò, Hồng chùm không hạt - Lục Yên).
Ngoài việc tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các nhiệm vụ cấp tỉnh, trong thời gian qua, bám sát chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất với Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ thực hiện dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi. Theo đó, trong giai đoạn 2012 - 2015, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được phê duyệt và đã triển khai thực hiện 07 Dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi với tổng kinh phí 28,823 tỷ đồng (gồm cả nguồn trung ương, địa phương và nguồn khác). Kết quả của các dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực trên các địa bàn thực hiện dự án, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo hướng tích cực, nhất là “tiếp sức” cho Chương trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn từ 2012 đến nay.
Giai đoạn từ năm 2016 - 2020, trên địa bàn Yên Bái đã tổ chức lựa chọn và đề xuất triển khai thực hiện được 05 Dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số với tổng kinh phí là 32,044 tỷ đồng (gồm cả nguồn trung ương, địa phương và nguồn khác). Trong đó, 01 Dự án đã nghiệm thu kết thúc, 03 Dự án đang triển khai, 01 Dự án mới phê duyệt thực hiện bắt đầu từ năm 2020.
Thông qua việc thực hiện các dự án thuộc Chương trình, nhiều tiến bộ KH&CN đã được chuyển giao cho người dân như các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao phục vụ sản xuất (nuôi trai nước ngọt lấy ngọc, nuôi cá bằng lồng HPE,...), cung cấp giống cây, con cho các hộ dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, kỹ thuật trồng và chăm sóc các đối tượng cây trồng (cây chè, cây thông,...). Đặc biệt những dự án triển khai tại hai huyện vùng cao của tỉnh, kết quả của dự án đã có sức lan toả lớn, góp phần từng bước ổn định đời sống đồng bào vùng cao, ngăn chặn tình trạng du canh, du cư, đốt rừng làm nương rẫy, đảm bảo cuộc sống ổn định cho người Mông ở vùng cao.
Trong giai đoạn tới, tỉnh ưu tiên triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, tập trung vào lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh Yên Bái như: chăn nuôi lợn, chế biến gỗ, nuôi thủy sản; sản xuất giống cây, con, trong đó nghiên cứu ứng dụng loại công nghệ phù hợp, phát huy thế mạnh về cơ sở hạ tầng, kết nối vùng để gắn kết sản xuất với chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm.