Thực hiện chương trình công tác, ngày 27/10, đồng chí Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh ủy đã đi kiểm tra công tác triển khai nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và thực hiện Chương trình hành động 190 của Tỉnh ủy tại huyện Văn Chấn.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác kiểm tra mô hình trồng cam của gia đình ông Đỗ Văn Chiến - thôn Trung Tâm, thị trấn Nông trường Trần Phú cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm
Cùng đi có đồng chí Giàng A Tông - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thuế tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Văn phòng Tỉnh ủy.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra mô hình trồng cam của gia đình ông Đỗ Văn Chiến - thôn Trung Tâm, thị trấn Nông trường Trần Phú có diện tích 0,5 ha, thu hoạch trung bình 10 tấn quả/năm, doanh thu trên 100 triệu đồng; thăm mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Tô Trọng Trung - thôn Trung Tâm, thị trấn Nông trường Trần Phú quy mô 3 lợn nái, 30 lợn thịt.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Tô Trọng Trung - thôn Trung Tâm, thị trấn Nông trường Trần Phú quy mô 3 lợn nái, 30 lợn thịt
Đây là các mô hình được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 13, ngày 14/4/2020 của HĐND tỉnh về ban hành một số chính sách đặc thù hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để ứng phó với dịch COVID - 19, chính sách hỗ trợ của tỉnh về phát triển cây ăn quả có múi.
Được biết, thực hiện Nghị quyết 13, huyện Văn Chấn đã hỗ trợ cho 166 cơ sở với tổng kinh phí trên 2,4 tỷ đồng. Trong đó có 71 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô từ 50 con trở lên, 62 cơ sở chăn nuôi lợn nái quy mô từ 5 con trở lên, 19 cơ sở chăn nuôi kết hợp 3 con lợn nái và 30 con lợn thịt trở lên, 1 cơ sở nuôi gia cầm đặc sản quy mô từ 200 con trở lên, 10 cơ sở nuôi gia cầm với quy mô 500 con trở lên, 2 cơ sở nuôi dê quy mô từ 30 con trở lên. Về phát triển cây ăn quả có múi, giai đoạn 2016 – 2020, toàn huyện đã trồng mới được 1.150 ha. Tuy nhiên, diện tích cây ăn quả, trong đó có cây cam đang bị giảm do xuất hiện bệnh vàng lá thối rễ, phải chặt bỏ khoảng 400 ha, nhiều hộ đã chặt bỏ diện tích cam, quýt bị bệnh và chuyển đổi sang cây trồng khác.
Qua kiểm tra các mô hình, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đánh giá cao cấp ủy, chính quyền địa phương đã nỗ lực vận dụng các chính sách hỗ trợ của tỉnh trong phát triển chăn nuôi, đảm bảo an toàn sinh học trong bối cảnh dịch bệnh tả lợn châu Phi đã và đang ảnh hưởng mạnh tới ngành chăn nuôi trong thời gian qua. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giải quyết căn cơ vẫn đề sản xuất con giống, quan tâm hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, phù hợp với điều kiện của nông hộ.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cũng đi thăm mô hình chăn nuôi 6 bò mẹ và 30 con nhím của gia đình ông Đỗ Văn Lợi, thôn An Thái, xã Minh An (ảnh trên). Tại đây, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao việc người dân đã chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế. Tỉnh tiếp tục ban hành các chính sách hỗ trợ kịp thời giúp người dân mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm chè búp tươi tại Hợp tác xã Vạn Hoa
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác kiểm tra việc sản xuất một số sản phẩm đồ uống sử dụng nguyên liệu từ quả sơn tra tại Công ty TNHH Sản xuất y học cổ truyền và đông dược Thế Gia ở thị trấn Sơn Thịnh
Kiểm tra việc thực hiện dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm chè búp tươi tại Hợp tác xã Vạn Hoa và sản xuất một số sản phẩm đồ uống sử dụng nguyên liệu từ quả sơn tra tại Công ty TNHH Sản xuất y học cổ truyền và đông dược Thế Gia ở thị trấn Sơn Thịnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác đánh giá cao những nỗ lực của doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư dự án chiết xuất, sản xuất nước và trà táo mèo, hoa quả, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc y học cổ truyền, thuốc ngoài da, thuốc đông dược theo quy chuẩn GMP –WHO.
1112 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thực hiện chương trình công tác, ngày 27/10, đồng chí Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh ủy đã đi kiểm tra công tác triển khai nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và thực hiện Chương trình hành động 190 của Tỉnh ủy tại huyện Văn Chấn.Cùng đi có đồng chí Giàng A Tông - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thuế tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Văn phòng Tỉnh ủy.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra mô hình trồng cam của gia đình ông Đỗ Văn Chiến - thôn Trung Tâm, thị trấn Nông trường Trần Phú có diện tích 0,5 ha, thu hoạch trung bình 10 tấn quả/năm, doanh thu trên 100 triệu đồng; thăm mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Tô Trọng Trung - thôn Trung Tâm, thị trấn Nông trường Trần Phú quy mô 3 lợn nái, 30 lợn thịt.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Tô Trọng Trung - thôn Trung Tâm, thị trấn Nông trường Trần Phú quy mô 3 lợn nái, 30 lợn thịt
Đây là các mô hình được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 13, ngày 14/4/2020 của HĐND tỉnh về ban hành một số chính sách đặc thù hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để ứng phó với dịch COVID - 19, chính sách hỗ trợ của tỉnh về phát triển cây ăn quả có múi.
Được biết, thực hiện Nghị quyết 13, huyện Văn Chấn đã hỗ trợ cho 166 cơ sở với tổng kinh phí trên 2,4 tỷ đồng. Trong đó có 71 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô từ 50 con trở lên, 62 cơ sở chăn nuôi lợn nái quy mô từ 5 con trở lên, 19 cơ sở chăn nuôi kết hợp 3 con lợn nái và 30 con lợn thịt trở lên, 1 cơ sở nuôi gia cầm đặc sản quy mô từ 200 con trở lên, 10 cơ sở nuôi gia cầm với quy mô 500 con trở lên, 2 cơ sở nuôi dê quy mô từ 30 con trở lên. Về phát triển cây ăn quả có múi, giai đoạn 2016 – 2020, toàn huyện đã trồng mới được 1.150 ha. Tuy nhiên, diện tích cây ăn quả, trong đó có cây cam đang bị giảm do xuất hiện bệnh vàng lá thối rễ, phải chặt bỏ khoảng 400 ha, nhiều hộ đã chặt bỏ diện tích cam, quýt bị bệnh và chuyển đổi sang cây trồng khác.
Qua kiểm tra các mô hình, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đánh giá cao cấp ủy, chính quyền địa phương đã nỗ lực vận dụng các chính sách hỗ trợ của tỉnh trong phát triển chăn nuôi, đảm bảo an toàn sinh học trong bối cảnh dịch bệnh tả lợn châu Phi đã và đang ảnh hưởng mạnh tới ngành chăn nuôi trong thời gian qua. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giải quyết căn cơ vẫn đề sản xuất con giống, quan tâm hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, phù hợp với điều kiện của nông hộ.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cũng đi thăm mô hình chăn nuôi 6 bò mẹ và 30 con nhím của gia đình ông Đỗ Văn Lợi, thôn An Thái, xã Minh An (ảnh trên). Tại đây, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao việc người dân đã chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế. Tỉnh tiếp tục ban hành các chính sách hỗ trợ kịp thời giúp người dân mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm chè búp tươi tại Hợp tác xã Vạn Hoa
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác kiểm tra việc sản xuất một số sản phẩm đồ uống sử dụng nguyên liệu từ quả sơn tra tại Công ty TNHH Sản xuất y học cổ truyền và đông dược Thế Gia ở thị trấn Sơn Thịnh
Kiểm tra việc thực hiện dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm chè búp tươi tại Hợp tác xã Vạn Hoa và sản xuất một số sản phẩm đồ uống sử dụng nguyên liệu từ quả sơn tra tại Công ty TNHH Sản xuất y học cổ truyền và đông dược Thế Gia ở thị trấn Sơn Thịnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác đánh giá cao những nỗ lực của doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư dự án chiết xuất, sản xuất nước và trà táo mèo, hoa quả, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc y học cổ truyền, thuốc ngoài da, thuốc đông dược theo quy chuẩn GMP –WHO.