Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đưa ra tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Yên Bái về công tác thông tin đối ngoại vào chiều 9/11 vừa qua.
Vòng đại xòe trong đêm hội Mường Lò 2020
Theo đó, "Nghệ thuật Xòe Thái” của các tỉnh Tây Bắc, trong đó có tỉnh Yên Bái đã hoàn thiện xong hồ sơ trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) xem xét đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc Việt Nam (đặc biệt là các tỉnh: Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La) trong các sinh hoạt văn hóa cộng đồng như các lễ hội, liên hoan văn nghệ, kết bạn, giao lưu, diễn đạt các ý tưởng về cội nguồn tâm linh…
Nghệ thuật xòe là sợi dây gắn kết cộng đồng, thể hiện tinh thần đoàn kết. Sức hấp dẫn của xòe chính là sự sôi nổi, gần gũi mà đậm tình cuộc sống. Người Thái có câu "Không xòe, không tốt lúa/ Không xòe, thóc cạn bồ/ Không xòe, hoa sẽ tàn héo/ Không xòe, trai gái không thành đôi".
Ban đầu, xòe chỉ là điệu múa dân bản nắm tay nhau, tạo thành vòng tròn, nhảy theo điệu nhạc. Nhạc cụ đệm cho các điệu xòe là đàn tính tẩu, trống, chiêng, thanh la... Từ một vũ điệu dân dã, đến đầu thế kỷ 20, xòe đã trở thành "vũ điệu cung đình” phục vụ các tù trưởng Tây Bắc.
Ngày nay, xòe được trình diễn phổ biến trong hầu hết các hoạt động văn hóa, những dịp Tết, lễ (lễ mừng nhà mới, đám cưới, lễ mừng cơm mới...) của đồng bào Thái. Đó không chỉ là những điệu múa đơn thuần mà mỗi chuyển động, dáng điệu, cách xếp đội hình đều mang những sắc thái riêng, thể hiện những câu chuyện, thông điệp khác nhau: tình yêu cuộc sống, tình cảm nam nữ, niềm vui lao động...
Là vùng đất Tổ của người Thái Đen, đồng bào Thái Mường Lò- Nghĩa Lộ hiện đang bảo tồn và lưu giữ 6 điệu xòe Thái cổ gồm: "Khắm khen” (cầm tay nhau hay nắm tay cùng xòe), "Nhôm khăn” (tung khăn), "Đổn hôn (xòe bước tiến lùi), "Phá xí" (bổ bốn), "Khắm khăn mơi lảu" (nâng khăn mời rượu), "Ỏm lọm tốp mư” (đi vòng tròn vỗ tay).
Trình diễn xòe Thái trên sân khấu tại Lễ hội Văn hóa-Du lịch Mường Lò năm 2020
Nghệ thuật Xòe Thái ở vùng đất Mường Lò – Nghĩa Lộ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2015 và được tổ chức biểu diễn khá thường xuyên.
Ngoài biểu diễn trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, tỉnh Yên Bái cũng khuyến khích phát triển loại hình nghệ thuật này thông qua việc tổ chức các chương trình sự kiện văn hóa quy mô lớn, đặc biệt là Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò được tổ chức thường niên đã tôn vinh giá trị đặc biệt của nghệ thuật Xòe Thái.
Năm 2013, màn đại xòe cổ với 2013 diễn viên quần chúng tham gia tại đêm khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò và Khám phá danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam.
Năm 2019, màn trình diễn nghệ thuật Xòe Thái trong chương trình nghệ thuật tại Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò là vòng đại xòe lớn nhất tính đến nay với sự tham gia của 5.000 nghệ nhân, diễn viên quần chúng.
Năm 2020, cũng sự kiện văn hóa này, màn đại xòe đoàn kết có sự tham gia của 2.020 diễn viên quần chúng, đến từ thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn trình diễn 6 điệu xòe cổ kết hợp biểu diễn trong chương trình diễu diễn đường phố nhiều ngày trước Lễ hội đã tạo ấn tượng đặc biệt với du khách trong và ngoài nước.
Được biết, năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Văn bản số 2715/BVHTTDL-DSVH đồng ý để Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng và các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điện Biên tiến hành nghiên cứu, xây dựng Hồ sơ quốc gia "Nghệ thuật Xòe Thái" đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
1154 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đưa ra tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Yên Bái về công tác thông tin đối ngoại vào chiều 9/11 vừa qua. Theo đó, "Nghệ thuật Xòe Thái” của các tỉnh Tây Bắc, trong đó có tỉnh Yên Bái đã hoàn thiện xong hồ sơ trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) xem xét đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc Việt Nam (đặc biệt là các tỉnh: Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La) trong các sinh hoạt văn hóa cộng đồng như các lễ hội, liên hoan văn nghệ, kết bạn, giao lưu, diễn đạt các ý tưởng về cội nguồn tâm linh…
Nghệ thuật xòe là sợi dây gắn kết cộng đồng, thể hiện tinh thần đoàn kết. Sức hấp dẫn của xòe chính là sự sôi nổi, gần gũi mà đậm tình cuộc sống. Người Thái có câu "Không xòe, không tốt lúa/ Không xòe, thóc cạn bồ/ Không xòe, hoa sẽ tàn héo/ Không xòe, trai gái không thành đôi".
Ban đầu, xòe chỉ là điệu múa dân bản nắm tay nhau, tạo thành vòng tròn, nhảy theo điệu nhạc. Nhạc cụ đệm cho các điệu xòe là đàn tính tẩu, trống, chiêng, thanh la... Từ một vũ điệu dân dã, đến đầu thế kỷ 20, xòe đã trở thành "vũ điệu cung đình” phục vụ các tù trưởng Tây Bắc.
Ngày nay, xòe được trình diễn phổ biến trong hầu hết các hoạt động văn hóa, những dịp Tết, lễ (lễ mừng nhà mới, đám cưới, lễ mừng cơm mới...) của đồng bào Thái. Đó không chỉ là những điệu múa đơn thuần mà mỗi chuyển động, dáng điệu, cách xếp đội hình đều mang những sắc thái riêng, thể hiện những câu chuyện, thông điệp khác nhau: tình yêu cuộc sống, tình cảm nam nữ, niềm vui lao động...
Là vùng đất Tổ của người Thái Đen, đồng bào Thái Mường Lò- Nghĩa Lộ hiện đang bảo tồn và lưu giữ 6 điệu xòe Thái cổ gồm: "Khắm khen” (cầm tay nhau hay nắm tay cùng xòe), "Nhôm khăn” (tung khăn), "Đổn hôn (xòe bước tiến lùi), "Phá xí" (bổ bốn), "Khắm khăn mơi lảu" (nâng khăn mời rượu), "Ỏm lọm tốp mư” (đi vòng tròn vỗ tay).
Trình diễn xòe Thái trên sân khấu tại Lễ hội Văn hóa-Du lịch Mường Lò năm 2020
Nghệ thuật Xòe Thái ở vùng đất Mường Lò – Nghĩa Lộ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2015 và được tổ chức biểu diễn khá thường xuyên.
Ngoài biểu diễn trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, tỉnh Yên Bái cũng khuyến khích phát triển loại hình nghệ thuật này thông qua việc tổ chức các chương trình sự kiện văn hóa quy mô lớn, đặc biệt là Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò được tổ chức thường niên đã tôn vinh giá trị đặc biệt của nghệ thuật Xòe Thái.
Năm 2013, màn đại xòe cổ với 2013 diễn viên quần chúng tham gia tại đêm khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò và Khám phá danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam.
Năm 2019, màn trình diễn nghệ thuật Xòe Thái trong chương trình nghệ thuật tại Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò là vòng đại xòe lớn nhất tính đến nay với sự tham gia của 5.000 nghệ nhân, diễn viên quần chúng.
Năm 2020, cũng sự kiện văn hóa này, màn đại xòe đoàn kết có sự tham gia của 2.020 diễn viên quần chúng, đến từ thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn trình diễn 6 điệu xòe cổ kết hợp biểu diễn trong chương trình diễu diễn đường phố nhiều ngày trước Lễ hội đã tạo ấn tượng đặc biệt với du khách trong và ngoài nước.
Được biết, năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Văn bản số 2715/BVHTTDL-DSVH đồng ý để Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng và các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điện Biên tiến hành nghiên cứu, xây dựng Hồ sơ quốc gia "Nghệ thuật Xòe Thái" đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.