CTTĐT - Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp với 63 điểm cầu tại Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành thành phố trực thuộc Trung ương. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu chủ trì Hội nghị.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đại diện Ban Nội Chính tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.
Hội nghị đã quán triệt một số nội dung cơ bản về những nội dung mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021).
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp tập trung ở một số điều, khoản cụ thể về phạm vi giám định tư pháp, nguyên tắc thực hiện giám định; hồ sơ thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp gắn với cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp; quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc; tổ chức giám định công lập; điều kiện thành lập Văn phòng giám định tư pháp; công nhận và đăng tải danh sách người, tổ chức giám định tư pháp khi thực hiện giám định; quyền và nghĩa vụ của người giám định tư pháp khi thực hiện giám định, của tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định; thời hạn, hồ sơ, kết luận, chi phí giám định, trách nhiệm của các ngành liên quan.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp có nhiều điểm mới như: giám định được trưng cầu, thực hiện ngay từ giai đoạn khởi tố thay vì từ giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Viện Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm lựa chọn người đủ tiêu chuẩn để đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự hoặc miễn nhiệm nếu không đủ điều kiện. Luật đã bổ sung một số trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp; bổ sung quy định trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao trong việc hướng dẫn về bố trí vị trí phù hợp của giám định viên khi tham gia tố tụng tại phiên tòa…
Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, thống nhất về giải pháp thực hiện các nhiệm vụ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp đặt ra đối với các bộ, ngành, địa phương.
1149 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp với 63 điểm cầu tại Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành thành phố trực thuộc Trung ương. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu chủ trì Hội nghị.Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đại diện Ban Nội Chính tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.
Hội nghị đã quán triệt một số nội dung cơ bản về những nội dung mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021).
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp tập trung ở một số điều, khoản cụ thể về phạm vi giám định tư pháp, nguyên tắc thực hiện giám định; hồ sơ thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp gắn với cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp; quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc; tổ chức giám định công lập; điều kiện thành lập Văn phòng giám định tư pháp; công nhận và đăng tải danh sách người, tổ chức giám định tư pháp khi thực hiện giám định; quyền và nghĩa vụ của người giám định tư pháp khi thực hiện giám định, của tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định; thời hạn, hồ sơ, kết luận, chi phí giám định, trách nhiệm của các ngành liên quan.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp có nhiều điểm mới như: giám định được trưng cầu, thực hiện ngay từ giai đoạn khởi tố thay vì từ giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Viện Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm lựa chọn người đủ tiêu chuẩn để đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự hoặc miễn nhiệm nếu không đủ điều kiện. Luật đã bổ sung một số trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp; bổ sung quy định trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao trong việc hướng dẫn về bố trí vị trí phù hợp của giám định viên khi tham gia tố tụng tại phiên tòa…
Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, thống nhất về giải pháp thực hiện các nhiệm vụ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp đặt ra đối với các bộ, ngành, địa phương.