CTTĐT - Những năm qua, với nhiều giải pháp đồng bộ, hoạt động khuyến công trên địa bàn đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là công nghiệp nông thôn.
Nhiều cơ sở chế biến gỗ rừng trồng được hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công.
Trong năm 5 qua, chương trình khuyến công đã triển khai được 126 đề án, hỗ trợ cho 132 cơ sở với kinh phí trên 208,295 tỷ đồng. Trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ trên 24,2 tỷ đồng; nguồn vốn tự có của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên 184 tỷ đồng.
Thông qua nguồn vốn khuyến công, Yên Bái đã đầu tư thực hiện các đề án hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất chè, quế, tinh dầu quế, gỗ rừng trồng, sản xuất vật liệu xây dựng..., quảng bá sản phẩm, góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm thường xuyên cho trên 2.000 lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động gián tiếp tại địa phương, thu hút được thêm các nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
Căn cứ chương trình khuyến công được phê duyệt, trong 5 năm qua, Sở Công Thương đã tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, phát triển sản phẩm, nâng cao năng lực quản lý, đào tạo nghề, truyền nghề... cụ thể, đã hỗ trợ xây dựng được 5 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới; hỗ trợ cho 129 cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tập trung hỗ trợ khuyến khích cơ giới hoá trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; khuyến khích các cơ sở công nghiệp đầu tư chế biến nông, lâm sản; sản xuất, gia công, sửa chữa cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn; sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Cùng với hỗ trợ máy móc thiết bị cho các doanh nghiệp, còn hỗ trợ cho các sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu thông qua hội chợ triển lãm các gian hàng quảng bá sản phẩm tại hội chợ triển lãm, tổ chức các cuộc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiểu biểu cấp tỉnh. Đến nay đã tôn vinh 40 sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp tỉnh có chất lượng, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường và có 1 sản phẩm đã được tôn vinh là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2017 là sản phẩm chè Tuyết Sơn Trà Suối Giàng của Hợp tác xã chè Suối Giàng, huyện Văn Chấn.
Giai đoạn 2016-2020, Sở Công Thương đã hỗ trợ gần 100 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ triển lãm trong nước và ngoài nước; hỗ trợ thành lập phòng trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của tỉnh; tổ chức 5 đoàn tham quan khảo sát, học tập kinh nghiệm mô hình khuyến công, 4 khoá đào tạo về quản trị doanh nghiệp, khởi sự doanh nghiệp cho 200 học viên; hỗ trợ 3 lớp đào tạo nghề, truyền nghề và nâng cao tay nghề cho gần 100 lao động nông thôn; tư vấn trợ giúp cho 50 học viên là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chủ các cơ sở công nghiệp nông thôn nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh; phối hợp với.
Thông qua hoạt động khuyến công đã góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn, tạo việc làm cho lao động nông thôn đặc biệt ở những vùng kinh tế khó khăn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh về vốn để đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến, tạo điều kiện sản xuất ra sản phẩm có chất lượng phù hợp với yêu cầu thị trường, giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, giảm thiểu tác động đến môi trường từ đó duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
1180 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, với nhiều giải pháp đồng bộ, hoạt động khuyến công trên địa bàn đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là công nghiệp nông thôn. Trong năm 5 qua, chương trình khuyến công đã triển khai được 126 đề án, hỗ trợ cho 132 cơ sở với kinh phí trên 208,295 tỷ đồng. Trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ trên 24,2 tỷ đồng; nguồn vốn tự có của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên 184 tỷ đồng.
Thông qua nguồn vốn khuyến công, Yên Bái đã đầu tư thực hiện các đề án hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất chè, quế, tinh dầu quế, gỗ rừng trồng, sản xuất vật liệu xây dựng..., quảng bá sản phẩm, góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm thường xuyên cho trên 2.000 lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động gián tiếp tại địa phương, thu hút được thêm các nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
Căn cứ chương trình khuyến công được phê duyệt, trong 5 năm qua, Sở Công Thương đã tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, phát triển sản phẩm, nâng cao năng lực quản lý, đào tạo nghề, truyền nghề... cụ thể, đã hỗ trợ xây dựng được 5 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới; hỗ trợ cho 129 cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tập trung hỗ trợ khuyến khích cơ giới hoá trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; khuyến khích các cơ sở công nghiệp đầu tư chế biến nông, lâm sản; sản xuất, gia công, sửa chữa cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn; sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Cùng với hỗ trợ máy móc thiết bị cho các doanh nghiệp, còn hỗ trợ cho các sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu thông qua hội chợ triển lãm các gian hàng quảng bá sản phẩm tại hội chợ triển lãm, tổ chức các cuộc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiểu biểu cấp tỉnh. Đến nay đã tôn vinh 40 sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp tỉnh có chất lượng, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường và có 1 sản phẩm đã được tôn vinh là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2017 là sản phẩm chè Tuyết Sơn Trà Suối Giàng của Hợp tác xã chè Suối Giàng, huyện Văn Chấn.
Giai đoạn 2016-2020, Sở Công Thương đã hỗ trợ gần 100 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ triển lãm trong nước và ngoài nước; hỗ trợ thành lập phòng trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của tỉnh; tổ chức 5 đoàn tham quan khảo sát, học tập kinh nghiệm mô hình khuyến công, 4 khoá đào tạo về quản trị doanh nghiệp, khởi sự doanh nghiệp cho 200 học viên; hỗ trợ 3 lớp đào tạo nghề, truyền nghề và nâng cao tay nghề cho gần 100 lao động nông thôn; tư vấn trợ giúp cho 50 học viên là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chủ các cơ sở công nghiệp nông thôn nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh; phối hợp với.
Thông qua hoạt động khuyến công đã góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn, tạo việc làm cho lao động nông thôn đặc biệt ở những vùng kinh tế khó khăn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh về vốn để đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến, tạo điều kiện sản xuất ra sản phẩm có chất lượng phù hợp với yêu cầu thị trường, giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, giảm thiểu tác động đến môi trường từ đó duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.