CTTĐT - Chiều ngày 15/1/2021, Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổng kết công tác năm 2020, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2021.
Các đại biểu dự Hội nghị.
Năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 song ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp đã tuân thủ quy chế và thực hiện tốt các chỉ tiêu huy động vốn, tăng trưởng dư nợ các chương trình tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn của nhân dân. Tổng nguồn vốn đạt trên 3.310 tỷ đồng, tăng trưởng 256 tỷ đồng. Doanh số cho vay đạt 928 tỷ đồng, tăng 78 tỷ đồng so với năm 2019; thu nợ đạt 672 tỷ đồng tăng 104 tỷ đồng so với năm 2019.
Tổng dư nợ các chương trình tín dụng là 3.307 tỷ đồng tăng trưởng 8,4%. Trong năm, tổng số lượt khách hàng được vay mới là trên 23 nghìn lượt khách hàng, mức cho vay bình quân đạt 40 triệu đồng/lượt khách hàng. Trên 10.340 lượt khách hàng thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn tín dụng chính sách giảm nghè; giải quyết gần 1 nghìn lao động có việc làm và thu nhập; trên 4.800 hộ gia đình vay sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, xây dựng trên 12 nghìn công trình cung cấp nước sạch, hỗ trợ xây dựng trên 200 nhà ở cho hộ nghèo…
Các điểm giao dịch cấp xã đã thực hiện trên 2.102 phiên giao dịch an toàn. Thông qua các hoạt động ủy thác, các tổ chức chính trị - xã hội đã giúp các hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Năm 2021, Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh phấn đấu tăng trưởng từ 11% trở lên, tỷ lệ quá hạn dưới 0,13%; tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát các chương trình mới, hiệu quả đầu tư của vốn tín dụng chính sách, tăng trưởng các chương trình tín dụng phục vụ kế hoạch giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Thực hiện các giải pháp củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng chính sách, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, phát huy hiệu quả sử dụng vốn của người dân và các điểm giao dịch phục vụ nhân dân. Thực hiện các nội dụng ủy thác đã ký kết, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng công tác ủy thác. Tăng cường tuyên truyền vận động các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Đặc biệt, tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn đúng thời vụ, các đối tượng thụ hưởng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện đều được đáp ứng và tiếp cận thuận lợi vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ.
1085 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều ngày 15/1/2021, Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổng kết công tác năm 2020, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2021.Năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 song ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp đã tuân thủ quy chế và thực hiện tốt các chỉ tiêu huy động vốn, tăng trưởng dư nợ các chương trình tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn của nhân dân. Tổng nguồn vốn đạt trên 3.310 tỷ đồng, tăng trưởng 256 tỷ đồng. Doanh số cho vay đạt 928 tỷ đồng, tăng 78 tỷ đồng so với năm 2019; thu nợ đạt 672 tỷ đồng tăng 104 tỷ đồng so với năm 2019.
Tổng dư nợ các chương trình tín dụng là 3.307 tỷ đồng tăng trưởng 8,4%. Trong năm, tổng số lượt khách hàng được vay mới là trên 23 nghìn lượt khách hàng, mức cho vay bình quân đạt 40 triệu đồng/lượt khách hàng. Trên 10.340 lượt khách hàng thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn tín dụng chính sách giảm nghè; giải quyết gần 1 nghìn lao động có việc làm và thu nhập; trên 4.800 hộ gia đình vay sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, xây dựng trên 12 nghìn công trình cung cấp nước sạch, hỗ trợ xây dựng trên 200 nhà ở cho hộ nghèo…
Các điểm giao dịch cấp xã đã thực hiện trên 2.102 phiên giao dịch an toàn. Thông qua các hoạt động ủy thác, các tổ chức chính trị - xã hội đã giúp các hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Năm 2021, Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh phấn đấu tăng trưởng từ 11% trở lên, tỷ lệ quá hạn dưới 0,13%; tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát các chương trình mới, hiệu quả đầu tư của vốn tín dụng chính sách, tăng trưởng các chương trình tín dụng phục vụ kế hoạch giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Thực hiện các giải pháp củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng chính sách, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, phát huy hiệu quả sử dụng vốn của người dân và các điểm giao dịch phục vụ nhân dân. Thực hiện các nội dụng ủy thác đã ký kết, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng công tác ủy thác. Tăng cường tuyên truyền vận động các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Đặc biệt, tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn đúng thời vụ, các đối tượng thụ hưởng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện đều được đáp ứng và tiếp cận thuận lợi vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ.