CTTĐT - Đảng bộ tỉnh Yên Bái xác định nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2020 - 2025 là “đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Mọi hành động, mọi chương trình, mục tiêu đều xuất phát từ nhu cầu của người dân, vì sự hài lòng, hạnh phúc của nhân dân.
Quan điểm về hạnh phúc
Chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái được đánh giá trên 3 tiêu chí chính: sự hài lòng về cuộc sống (bao gồm sự hài lòng về điều kiện kinh tế - vật chất; về mối quan hệ với gia đình và xã hội; về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, dịch vụ xã hội; sự hài lòng về hoạt động của các cơ quan công quyền); đánh giá về tuổi thọ trung bình hiện nay trên địa bàn tỉnh (bao gồm ở 3 mức: 65 tuổi, 70 tuổi, 75 tuổi) và sự hài lòng về môi trường sống (bao gồm: sự quan tâm của chính quyền trong xây dựng cảnh quan đô thị, làng xã; việc bảo vệ môi trường nước và xử lý nước thải, rác thải; việc bảo vệ rừng và môi trường cây xanh).
Qua điều tra xã hội học về chỉ số hạnh phúc của người dân trên địa bàn tỉnh cho thấy tỷ lệ hài lòng về cuộc sống đạt 40,71%; tiêu chí đánh giá về tuổi thọ trung bình hiện tại có 41,6% đánh giá tuổi thọ trung bình hiện tại của người dân Yên Bái là 70 tuổi; tỷ lệ hài lòng về môi trường sống đạt 31,8%.
Bằng công thức tính chỉ số hạnh phúc dựa trên 3 tiêu chí: Chỉ số hạnh phúc được tính bằng công thức: (Tỷ lệ hài lòng về cuộc sống x Tỷ lệ đánh giá về tuổi thọ trung bình) : Tỷ lệ hài lòng về môi trường sống.
Theo công thức này, chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái hiện tại là 53,3% - ở mức "khá hạnh phúc”.
Xuất phát từ nhận định nếu đặt nặng vấn đề tăng trưởng và thu ngân sách thì Yên Bái mãi là tỉnh khó khăn, mãi là tỉnh nghèo, có trình độ phát triển thấp. Bởi vậy, địa phương chọn hướng đi "làm sao để người dân hài lòng và hạnh phúc”. Như chia sẻ của đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy: “Tỉnh Yên Bái xác định con đường phát triển hạnh phúc - đó là triết lý mới nhắm đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân. Với người dân vùng cao vốn không cần chi tiêu gì lớn, các gia đình chỉ cần một cuộc sống an toàn trước thiên tai bão lũ, sống được nhờ rừng, ốm đau được chăm sóc, trẻ em được học tập... Hay đơn giản nhất, có được một con đường đi được xe máy đã là hạnh phúc với bà con… Với những quyết sách cụ thể, tỉnh Yên Bái sẽ bắt đầu từ những việc cụ thể nhất để hướng tới sự hài lòng, hạnh phúc của người dân”.
Nhiều nỗ lực hướng đến cuộc sống hạnh phúc của người dân
Là một tỉnh nghèo nhưng trong những năm qua, Yên Bái đã làm tốt công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp, sửa chữa và làm mới các công trình giao thông, thủy lợi, nước sạch, y tế, trường học. Từ nguồn vốn đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh giảm từ 32,21 đầu năm 2016 xuống còn 7,04% năm; tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 5,03%. Đặc biệt tại hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải trong 5 năm qua giảm từ 41,6% xuống còn 33,51%; bình quân mỗi năm giảm 8,32%.
Cùng với đó, đến nay sau gần 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 75/159 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 9 xã đặc biệt khó khăn.
Với sự đầu tư về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất trang thiết vị hiện đại các bệnh viên đa khoa, chuyên khoa đã thực hiện tốt công tác cấp cứu và khám chữa bệnh cho người bệnh đạc biệt là người bệnh nghèo và người bệnh thuộc các đối tượng chính sách xã hội. Hiện nay, 100% xã vùng cao của tỉnh có Trạm Y tế, 100% Trung tâm y tế có nữ hộ sinh, 130 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã; 70% trạm y tế đạt tiêu chí quốc gia và có bác sỹ làm việc.
Tỉnh cũng quan tâm đến công tác bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể như: lễ hội truyền thống dân ca, dân vũ, nghề truyền thống, phong tục tập quá của dân tộc thiểu số… góp phần gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Gần đây nhất có thể kể đến hiệu quả của việc triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng và hộ nghèo đặc biệt khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cùng với sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân về tiền và ngày công lao động của nhân dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh, chỉ sau 7 tháng triển khai đề án, toàn tỉnh đã hoàn thành vượt kế hoạch theo chỉ đạo của Tỉnh ủy. Năm 2020 toàn tỉnh đã hỗ trợ 894 hộ người có công với cách mạng và hộ nghèo đặc biệt khó khăn về nhà ở với tổng giá trị trên 110 tỷ đồng, gấp 3 lần kinh phí hỗ trợ đề án. Những ngôi nhà mới được hoàn thành thực sự có ý nghĩa với những gia đình người có công với cách mạng và hộ nghèo, giúp cho họ ổn định cuộc sống để yên tâm lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững, giúp các đối tượng chính sách cảm thấy hài lòng, hạnh phúc trong những ngôi nhà mới.
Và những giải pháp cho giai đoạn tới
Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua trong xây dựng lối đi riêng cho mình trong nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân trong tỉnh trong thời gian tới tỉnh Yên Bái đã xác định phương hướng chiến lược phát triển “xanh, hài hoà, bản sắc và hạnh phúc” thì các giải pháp trọng tâm là thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và của cấp uỷ, chính quyền địa phương, nhất là các chính sách, dự án liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ có hiệu quả đối với các đối tượng yếu thế nhằm nâng cao đời sống kinh tế vật chất, giảm thiểu bất bình đẳng về thu nhập giữa các tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo nhanh, bền vững, nhất là ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Tiếp tục quan tâm đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo nền tảng, cơ sở vật chất để người dân phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, đẩy mạnh phát triển sản xuất.
Gắn tăng trưởng kinh tế với xây dựng và phát triển văn hóa, con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; triển khai cuộc vận động "xây dựng gia đình hạnh phúc", là hạt nhân nuôi dưỡng cuộc sống hạnh phúc cho mỗi người.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về “tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cấp trang thiết bị cho các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, trung tâm y tế tuyến huyện, bảo đảm ít nhất 50% trung tâm y tế cấp huyện đạt tiêu chuẩn hạng II trở lên; quan tâm đầu tư đồng bộ và phát huy hoạt động của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, nhất là ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ đảm bảo mọi người dân đều được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia bảo hiểm y tế và thụ hưởng các dịch vụ y tế.
Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nâng cao hiệu quả Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã theo hướng công khai, minh bạch, giải quyết công việc nhanh, thuận lợi; không ngừng cải thiện thái độ và mức độ phục vụ của cán bộ đối với nhân dân. Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn và tiêu cực xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.
Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Khuyến khích đầu tư công nghệ hiện đại để thu gom, xử lý chất thải, tái sử dụng, tái chế và sản xuất thu hồi năng lượng từ chất thải; giảm dần, tiến tới phấn đấu cơ bản năm 2025 không sử dụng đồ nhựa dùng một lần; trên 85% cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt quy chuẩn về môi trường. Các cấp ủy, chính quyền quan tâm hơn nữa đến xây dựng cảnh quan đô thị, làng, xã; bảo vệ rừng và môi trường cây xanh tại địa phương...
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy cho biết, mọi chương trình, mục tiêu đều xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân, vì sự hài lòng của người dân. "Mọi chủ trương, chính sách, giải pháp thì đều phải xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của người dân, quyết tâm để xây dựng hình ảnh con người Yên Bái thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo và hội nhập. Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên cơ sở phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng động gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu, thì Yên Bái xác định đây là một trong bẩy nhiệm vụ trọng tâm”.
|
2585 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đảng bộ tỉnh Yên Bái xác định nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2020 - 2025 là “đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Mọi hành động, mọi chương trình, mục tiêu đều xuất phát từ nhu cầu của người dân, vì sự hài lòng, hạnh phúc của nhân dân.Quan điểm về hạnh phúc
Chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái được đánh giá trên 3 tiêu chí chính: sự hài lòng về cuộc sống (bao gồm sự hài lòng về điều kiện kinh tế - vật chất; về mối quan hệ với gia đình và xã hội; về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, dịch vụ xã hội; sự hài lòng về hoạt động của các cơ quan công quyền); đánh giá về tuổi thọ trung bình hiện nay trên địa bàn tỉnh (bao gồm ở 3 mức: 65 tuổi, 70 tuổi, 75 tuổi) và sự hài lòng về môi trường sống (bao gồm: sự quan tâm của chính quyền trong xây dựng cảnh quan đô thị, làng xã; việc bảo vệ môi trường nước và xử lý nước thải, rác thải; việc bảo vệ rừng và môi trường cây xanh).
Qua điều tra xã hội học về chỉ số hạnh phúc của người dân trên địa bàn tỉnh cho thấy tỷ lệ hài lòng về cuộc sống đạt 40,71%; tiêu chí đánh giá về tuổi thọ trung bình hiện tại có 41,6% đánh giá tuổi thọ trung bình hiện tại của người dân Yên Bái là 70 tuổi; tỷ lệ hài lòng về môi trường sống đạt 31,8%.
Bằng công thức tính chỉ số hạnh phúc dựa trên 3 tiêu chí: Chỉ số hạnh phúc được tính bằng công thức: (Tỷ lệ hài lòng về cuộc sống x Tỷ lệ đánh giá về tuổi thọ trung bình) : Tỷ lệ hài lòng về môi trường sống.
Theo công thức này, chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái hiện tại là 53,3% - ở mức "khá hạnh phúc”.
Xuất phát từ nhận định nếu đặt nặng vấn đề tăng trưởng và thu ngân sách thì Yên Bái mãi là tỉnh khó khăn, mãi là tỉnh nghèo, có trình độ phát triển thấp. Bởi vậy, địa phương chọn hướng đi "làm sao để người dân hài lòng và hạnh phúc”. Như chia sẻ của đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy: “Tỉnh Yên Bái xác định con đường phát triển hạnh phúc - đó là triết lý mới nhắm đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân. Với người dân vùng cao vốn không cần chi tiêu gì lớn, các gia đình chỉ cần một cuộc sống an toàn trước thiên tai bão lũ, sống được nhờ rừng, ốm đau được chăm sóc, trẻ em được học tập... Hay đơn giản nhất, có được một con đường đi được xe máy đã là hạnh phúc với bà con… Với những quyết sách cụ thể, tỉnh Yên Bái sẽ bắt đầu từ những việc cụ thể nhất để hướng tới sự hài lòng, hạnh phúc của người dân”.
Nhiều nỗ lực hướng đến cuộc sống hạnh phúc của người dân
Là một tỉnh nghèo nhưng trong những năm qua, Yên Bái đã làm tốt công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp, sửa chữa và làm mới các công trình giao thông, thủy lợi, nước sạch, y tế, trường học. Từ nguồn vốn đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh giảm từ 32,21 đầu năm 2016 xuống còn 7,04% năm; tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 5,03%. Đặc biệt tại hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải trong 5 năm qua giảm từ 41,6% xuống còn 33,51%; bình quân mỗi năm giảm 8,32%.
Cùng với đó, đến nay sau gần 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 75/159 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 9 xã đặc biệt khó khăn.
Với sự đầu tư về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất trang thiết vị hiện đại các bệnh viên đa khoa, chuyên khoa đã thực hiện tốt công tác cấp cứu và khám chữa bệnh cho người bệnh đạc biệt là người bệnh nghèo và người bệnh thuộc các đối tượng chính sách xã hội. Hiện nay, 100% xã vùng cao của tỉnh có Trạm Y tế, 100% Trung tâm y tế có nữ hộ sinh, 130 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã; 70% trạm y tế đạt tiêu chí quốc gia và có bác sỹ làm việc.
Tỉnh cũng quan tâm đến công tác bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể như: lễ hội truyền thống dân ca, dân vũ, nghề truyền thống, phong tục tập quá của dân tộc thiểu số… góp phần gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Gần đây nhất có thể kể đến hiệu quả của việc triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng và hộ nghèo đặc biệt khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cùng với sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân về tiền và ngày công lao động của nhân dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh, chỉ sau 7 tháng triển khai đề án, toàn tỉnh đã hoàn thành vượt kế hoạch theo chỉ đạo của Tỉnh ủy. Năm 2020 toàn tỉnh đã hỗ trợ 894 hộ người có công với cách mạng và hộ nghèo đặc biệt khó khăn về nhà ở với tổng giá trị trên 110 tỷ đồng, gấp 3 lần kinh phí hỗ trợ đề án. Những ngôi nhà mới được hoàn thành thực sự có ý nghĩa với những gia đình người có công với cách mạng và hộ nghèo, giúp cho họ ổn định cuộc sống để yên tâm lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững, giúp các đối tượng chính sách cảm thấy hài lòng, hạnh phúc trong những ngôi nhà mới.
Và những giải pháp cho giai đoạn tới
Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua trong xây dựng lối đi riêng cho mình trong nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân trong tỉnh trong thời gian tới tỉnh Yên Bái đã xác định phương hướng chiến lược phát triển “xanh, hài hoà, bản sắc và hạnh phúc” thì các giải pháp trọng tâm là thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và của cấp uỷ, chính quyền địa phương, nhất là các chính sách, dự án liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ có hiệu quả đối với các đối tượng yếu thế nhằm nâng cao đời sống kinh tế vật chất, giảm thiểu bất bình đẳng về thu nhập giữa các tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo nhanh, bền vững, nhất là ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Tiếp tục quan tâm đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo nền tảng, cơ sở vật chất để người dân phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, đẩy mạnh phát triển sản xuất.
Gắn tăng trưởng kinh tế với xây dựng và phát triển văn hóa, con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; triển khai cuộc vận động "xây dựng gia đình hạnh phúc", là hạt nhân nuôi dưỡng cuộc sống hạnh phúc cho mỗi người.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về “tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cấp trang thiết bị cho các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, trung tâm y tế tuyến huyện, bảo đảm ít nhất 50% trung tâm y tế cấp huyện đạt tiêu chuẩn hạng II trở lên; quan tâm đầu tư đồng bộ và phát huy hoạt động của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, nhất là ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ đảm bảo mọi người dân đều được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia bảo hiểm y tế và thụ hưởng các dịch vụ y tế.
Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nâng cao hiệu quả Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã theo hướng công khai, minh bạch, giải quyết công việc nhanh, thuận lợi; không ngừng cải thiện thái độ và mức độ phục vụ của cán bộ đối với nhân dân. Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn và tiêu cực xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.
Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Khuyến khích đầu tư công nghệ hiện đại để thu gom, xử lý chất thải, tái sử dụng, tái chế và sản xuất thu hồi năng lượng từ chất thải; giảm dần, tiến tới phấn đấu cơ bản năm 2025 không sử dụng đồ nhựa dùng một lần; trên 85% cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt quy chuẩn về môi trường. Các cấp ủy, chính quyền quan tâm hơn nữa đến xây dựng cảnh quan đô thị, làng, xã; bảo vệ rừng và môi trường cây xanh tại địa phương...
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy cho biết, mọi chương trình, mục tiêu đều xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân, vì sự hài lòng của người dân. "Mọi chủ trương, chính sách, giải pháp thì đều phải xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của người dân, quyết tâm để xây dựng hình ảnh con người Yên Bái thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo và hội nhập. Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên cơ sở phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng động gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu, thì Yên Bái xác định đây là một trong bẩy nhiệm vụ trọng tâm”.