CTTĐT - Sáng 16/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ.
Tại điểm cầu Yên Bái.
Dự tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành trong tỉnh.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác cho biết, trong 5 năm qua, Tổ công tác của Thủ tướng đã hoạt động rất chủ động, tích cực, đúng chức trách, nhiệm vụ; trung thực trong truyền đạt đầy đủ, kịp thời ý kiến chỉ đạo, lời động viên khen ngợi, cũng như những ý kiến nhắc nhở, phê bình của Thủ tướng đến các Bộ, cơ quan, địa phương được kiểm tra, tạo được những dấu ấn nổi bật cả về phương pháp, cách thức, kết quả đạt được trong hoạt động. Đồng chí cũng đã nêu 5 chuyển biến sau 5 năm hoạt động của Tổ công tác. Đó là, kết quả thực hiện nhiệm vụ giao, các đề án trong Chương trình công tác được cải thiện rất tích cực. Tỷ lệ nhiệm vụ quá hạn đến cuối năm 2020 chỉ còn 1,8%, giảm 23,4% so với thời điểm thành lập Tổ công tác. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế chuyển biến rõ rệt cả về phương pháp tiếp cận lẫn tiến độ trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Số văn bản quy định chi tiết chậm ban hành giảm thấp nhất từ trước đến nay. Kịp thời kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ thực chất nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, của người dân và doanh nghiệp. Cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử được thúc đẩy mạnh mẽ. Qua hoạt động của Tổ công tác, việc phối hợp giữa Văn phòng Chính phủ với các bộ, cơ quan, địa phương ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn; nhiều nhiệm vụ khó, phức tạp, cấp bách được giải quyết, xử lý kịp thời...
Học tập sáng kiến của Thủ tướng và kinh nghiệm hoạt động của Tổ công tác, 22 bộ, 63/63 địa phương đều đã thành lập Tổ công tác để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cũng như nhiệm vụ được lãnh đạo bộ, địa phương giao.
Đối với tỉnh Yên Bái, trong thời gian qua, tỉnh đã chủ động, quyết liệt chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tích cực triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó tập trung công tác xây dựng hoàn thiện thể chế chính sách, xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính. Từ năm 2016 đến 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo, triển khai thực hiện 559 nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó có 509 nhiệm vụ hoàn thành đúng tiến độ. Tỉnh Yên Bái chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan quan nhà nước; đã hoàn thành việc xây dựng Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin điện tử một cửa tỉnh; đã chuẩn bị cơ sở hạ tầng và hệ thống phần mềm để thử nghiệm và vận hành Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh kết nối thông tin 3 cấp gồm tỉnh, huyện, xã để kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ...
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết luận hội nghị. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, đánh giá cao kết quả hoạt động của Tổ công tác đó là quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, thực chất, là một dấu ấn tích cực trong nhiệm kỳ Chính phủ, đã tạo lan toả mạnh mẽ trong toàn bộ hệ thống hành chính nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tổ công tác cần duy trì hoạt động tích cực hơn nữa, hiệu quả hơn nữa để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, củng cố niềm tin cho người dân và doanh nghiệp.
Các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan với những kết quả đạt được, cần chỉ đạo triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, tăng cường kiểm tra đôn đốc thực hiện nhiệm vụ, tránh việc kiểm tra tiến độ mà không kiểm tra chất lượng công việc; không để tình trạng chồng chéo, vướng mắc, nợ đọng nhiệm vụ; không để ban hành sai thể chế kìm hãm sự phát triển.
1120 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 16/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ.Dự tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành trong tỉnh.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác cho biết, trong 5 năm qua, Tổ công tác của Thủ tướng đã hoạt động rất chủ động, tích cực, đúng chức trách, nhiệm vụ; trung thực trong truyền đạt đầy đủ, kịp thời ý kiến chỉ đạo, lời động viên khen ngợi, cũng như những ý kiến nhắc nhở, phê bình của Thủ tướng đến các Bộ, cơ quan, địa phương được kiểm tra, tạo được những dấu ấn nổi bật cả về phương pháp, cách thức, kết quả đạt được trong hoạt động. Đồng chí cũng đã nêu 5 chuyển biến sau 5 năm hoạt động của Tổ công tác. Đó là, kết quả thực hiện nhiệm vụ giao, các đề án trong Chương trình công tác được cải thiện rất tích cực. Tỷ lệ nhiệm vụ quá hạn đến cuối năm 2020 chỉ còn 1,8%, giảm 23,4% so với thời điểm thành lập Tổ công tác. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế chuyển biến rõ rệt cả về phương pháp tiếp cận lẫn tiến độ trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Số văn bản quy định chi tiết chậm ban hành giảm thấp nhất từ trước đến nay. Kịp thời kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ thực chất nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, của người dân và doanh nghiệp. Cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử được thúc đẩy mạnh mẽ. Qua hoạt động của Tổ công tác, việc phối hợp giữa Văn phòng Chính phủ với các bộ, cơ quan, địa phương ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn; nhiều nhiệm vụ khó, phức tạp, cấp bách được giải quyết, xử lý kịp thời...
Học tập sáng kiến của Thủ tướng và kinh nghiệm hoạt động của Tổ công tác, 22 bộ, 63/63 địa phương đều đã thành lập Tổ công tác để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cũng như nhiệm vụ được lãnh đạo bộ, địa phương giao.
Đối với tỉnh Yên Bái, trong thời gian qua, tỉnh đã chủ động, quyết liệt chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tích cực triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó tập trung công tác xây dựng hoàn thiện thể chế chính sách, xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính. Từ năm 2016 đến 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo, triển khai thực hiện 559 nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó có 509 nhiệm vụ hoàn thành đúng tiến độ. Tỉnh Yên Bái chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan quan nhà nước; đã hoàn thành việc xây dựng Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin điện tử một cửa tỉnh; đã chuẩn bị cơ sở hạ tầng và hệ thống phần mềm để thử nghiệm và vận hành Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh kết nối thông tin 3 cấp gồm tỉnh, huyện, xã để kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ...
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết luận hội nghị. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, đánh giá cao kết quả hoạt động của Tổ công tác đó là quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, thực chất, là một dấu ấn tích cực trong nhiệm kỳ Chính phủ, đã tạo lan toả mạnh mẽ trong toàn bộ hệ thống hành chính nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tổ công tác cần duy trì hoạt động tích cực hơn nữa, hiệu quả hơn nữa để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, củng cố niềm tin cho người dân và doanh nghiệp.
Các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan với những kết quả đạt được, cần chỉ đạo triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, tăng cường kiểm tra đôn đốc thực hiện nhiệm vụ, tránh việc kiểm tra tiến độ mà không kiểm tra chất lượng công việc; không để tình trạng chồng chéo, vướng mắc, nợ đọng nhiệm vụ; không để ban hành sai thể chế kìm hãm sự phát triển.