CTTĐT - Với trên 15.000 ha mặt nước hồ Thác Bà hiện đang quản lý, thời gian qua, huyện Yên Bình đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân thực hiện các mô hình nuôi thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập. Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cá nuôi trên hồ Thác Bà đã góp phần đưa giá trị sản xuất thủy sản hàng năm của huyện Yên Bình tăng bình quân 31,5 %, chiếm 21,5% tỷ trọng cơ cấu ngành nông nghiệp địa phương.
Công ty cổ phần nghiên cứu và ứng dụng dịch vụ khoa học T&T duy trì hiệu quả trên 100 lồng cá theo mô hình Vietgap
Công ty cổ phần nghiên cứu và ứng dụng dịch vụ khoa học T&T tại thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình hiện có 110 lồng cá, thể tích từ 500 - 700m3 khối /lồng. Các loại cá đặc sản được nuôi như cá lăng, cá ngạnh, trắm đen, rô phi đơn tính... Năm 2020 sản lượng cá của công ty đạt trên 1.000 tấn mang lại doanh thu hơn 20 tỷ đồng. Ông Đào Văn Minh - Công ty cổ phần nghiên cứu và ứng dụng dịch vụ khoa học T&T cho biết: “Để nâng cao chất lượng sản phẩm công ty đã áp dụng nghiêm quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn Vietgap vừa đảm bảo năng suất chất lượng, vừa xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá hồ Thác Bà. Hiện nay sản phẩm cá của công ty đã được tiêu thu rộng rãi tại các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch và đang hướng tới xuất khẩu”.
Bà Nguyễn Thị Thanh ở thôn Hợp Nhất, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình gắn bó với nghề nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà đã gần 20 năm. Ban đầu bà chỉ nuôi cá với quy mô nhỏ lẻ 1-2 lồng/ năm, giá trị kinh tế không cao. Tuy nhiên từ năm 2016, bà tham gia vào Hợp tác xã thủy sản Thịnh Hưng. Được tập huấn khoa học kỹ thuật và tham gia mô hình chuỗi liên kết giá trị sản phẩm cá hồ Thác Bà, bà Thanh đã mở rộng quy mô lên 10 lồng cá và 4 ha nuôi cá quây lưới eo ách. Bà Thanh chia sẻ: “Sản phẩm cá của gia đình đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn Viettgap và được thương lái đến tận nơi thu mua, đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Trung bình mỗi năm gia đình có thu nhập từ 150 triệu đồng trở lên từ nghề nuôi cá”.
Huyện Yên Bình hiện có 20 xã thị trấn được giao quản lý mặt nước hồ Thác Bà. Thời gian qua, huyện luôn quan tâm phát triển toàn diện về thủy sản từ nuôi trồng, khai thác đến bảo vệ và phát triển sản phẩm cá Hồ Thác Bà. Huyện đã triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ của tỉnh đến các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn theo đề án hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ, huyện Yên Bình cũng đang thực hiện dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cá nuôi trên hồ Thác Bà. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm lực tham gia sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cá hồ Thác Bà.
Ông Lã Tuấn Hưng - Trưởng phòng nông thôn huyện Yên Bình cho biết: “Phòng NN&PT đã chủ trì xây dựng dựng được nhãn hiệu chứng nhận cá hồ Thác Bà và được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu CÁ HỒ THÁC BÀ ĐẶC SẢN YÊN BÁI năm 2019. Đây là tín hiệu vui mở ra cơ hội giao lưu, liên kết hợp tác đầu tư phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ cao, tìm kiếm cơ hội hợp tác và nâng tầm thương hiệu sản phẩm cá hồ Thác Bà. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm đồng thời hỗ trợ tạo lập chuỗi liên kết bền vững trong hoạt động sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm”.
Đến nay, huyện Yên Bình đã xây dựng được 2 doanh nghiệp, 5 hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, duy trì hiệu quả 2.218 lồng cá và trên 234 ha nuôi cá quây lưới trên hồ Thác Bà. Sản lượng thủy sản 3 tháng đầu năm 2021 đạt1.250 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản hàng năm tăng bình quân 31,5 %, chiếm 21,5% tỷ trọng cơ cấu ngành nông nghiệpđịa phương.
Để phát triển sản phẩm thủy sản cá hồ Thác Bà gắn với tiêu thụ sản phẩm bền vững cho các tổ chức, cá nhân nuôi cá trên địa bàn, huyện Yên Bình đang đẩy mạnh các hoạt động kết nuối cung cầu sản phẩm cá. Trước mắt là hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thành lập Hiệp hội nghề cá hồ Thác Bà để làm cơ quan kết nối cung cầu, tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; xây dựng quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ sinh thái vùng hồ; Phối hợp với công ty cổ phần nghiên cứu và ứng dụng dịch vụ khoa học T&T thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản liên kết theo chuỗi giá trị giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng nhà máy sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm thủy sản trên địa bàn huyện với tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng.
Đồng chí Nguyễn Xuân Trường - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: “Biến tiềm năng thành thế mạnh, huyện Yên Bình đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 phát triển được trên 2.500 lồng cá trên hồ Thác Bà, sản lượng khai thác đạt trên 9.200 tấn, trong đó 50% sản lượng được qua chế biến xuất khẩu. Phấn đấu nâng giá trị thu nhập bình quân/ha nuôi trồng thủy sản đạt 300 triệu đồng/năm góp phần đắc lực vào công tác xóa đói giảm nghèo, đưa Yên Bình trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2025".
1582 lượt xem
CTV: Hồng Giang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với trên 15.000 ha mặt nước hồ Thác Bà hiện đang quản lý, thời gian qua, huyện Yên Bình đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân thực hiện các mô hình nuôi thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập. Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cá nuôi trên hồ Thác Bà đã góp phần đưa giá trị sản xuất thủy sản hàng năm của huyện Yên Bình tăng bình quân 31,5 %, chiếm 21,5% tỷ trọng cơ cấu ngành nông nghiệp địa phương.Công ty cổ phần nghiên cứu và ứng dụng dịch vụ khoa học T&T tại thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình hiện có 110 lồng cá, thể tích từ 500 - 700m3 khối /lồng. Các loại cá đặc sản được nuôi như cá lăng, cá ngạnh, trắm đen, rô phi đơn tính... Năm 2020 sản lượng cá của công ty đạt trên 1.000 tấn mang lại doanh thu hơn 20 tỷ đồng. Ông Đào Văn Minh - Công ty cổ phần nghiên cứu và ứng dụng dịch vụ khoa học T&T cho biết: “Để nâng cao chất lượng sản phẩm công ty đã áp dụng nghiêm quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn Vietgap vừa đảm bảo năng suất chất lượng, vừa xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá hồ Thác Bà. Hiện nay sản phẩm cá của công ty đã được tiêu thu rộng rãi tại các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch và đang hướng tới xuất khẩu”.
Bà Nguyễn Thị Thanh ở thôn Hợp Nhất, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình gắn bó với nghề nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà đã gần 20 năm. Ban đầu bà chỉ nuôi cá với quy mô nhỏ lẻ 1-2 lồng/ năm, giá trị kinh tế không cao. Tuy nhiên từ năm 2016, bà tham gia vào Hợp tác xã thủy sản Thịnh Hưng. Được tập huấn khoa học kỹ thuật và tham gia mô hình chuỗi liên kết giá trị sản phẩm cá hồ Thác Bà, bà Thanh đã mở rộng quy mô lên 10 lồng cá và 4 ha nuôi cá quây lưới eo ách. Bà Thanh chia sẻ: “Sản phẩm cá của gia đình đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn Viettgap và được thương lái đến tận nơi thu mua, đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Trung bình mỗi năm gia đình có thu nhập từ 150 triệu đồng trở lên từ nghề nuôi cá”.
Huyện Yên Bình hiện có 20 xã thị trấn được giao quản lý mặt nước hồ Thác Bà. Thời gian qua, huyện luôn quan tâm phát triển toàn diện về thủy sản từ nuôi trồng, khai thác đến bảo vệ và phát triển sản phẩm cá Hồ Thác Bà. Huyện đã triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ của tỉnh đến các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn theo đề án hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ, huyện Yên Bình cũng đang thực hiện dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cá nuôi trên hồ Thác Bà. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm lực tham gia sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cá hồ Thác Bà.
Ông Lã Tuấn Hưng - Trưởng phòng nông thôn huyện Yên Bình cho biết: “Phòng NN&PT đã chủ trì xây dựng dựng được nhãn hiệu chứng nhận cá hồ Thác Bà và được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu CÁ HỒ THÁC BÀ ĐẶC SẢN YÊN BÁI năm 2019. Đây là tín hiệu vui mở ra cơ hội giao lưu, liên kết hợp tác đầu tư phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ cao, tìm kiếm cơ hội hợp tác và nâng tầm thương hiệu sản phẩm cá hồ Thác Bà. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm đồng thời hỗ trợ tạo lập chuỗi liên kết bền vững trong hoạt động sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm”.
Đến nay, huyện Yên Bình đã xây dựng được 2 doanh nghiệp, 5 hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, duy trì hiệu quả 2.218 lồng cá và trên 234 ha nuôi cá quây lưới trên hồ Thác Bà. Sản lượng thủy sản 3 tháng đầu năm 2021 đạt1.250 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản hàng năm tăng bình quân 31,5 %, chiếm 21,5% tỷ trọng cơ cấu ngành nông nghiệpđịa phương.
Để phát triển sản phẩm thủy sản cá hồ Thác Bà gắn với tiêu thụ sản phẩm bền vững cho các tổ chức, cá nhân nuôi cá trên địa bàn, huyện Yên Bình đang đẩy mạnh các hoạt động kết nuối cung cầu sản phẩm cá. Trước mắt là hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thành lập Hiệp hội nghề cá hồ Thác Bà để làm cơ quan kết nối cung cầu, tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; xây dựng quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ sinh thái vùng hồ; Phối hợp với công ty cổ phần nghiên cứu và ứng dụng dịch vụ khoa học T&T thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản liên kết theo chuỗi giá trị giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng nhà máy sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm thủy sản trên địa bàn huyện với tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng.
Đồng chí Nguyễn Xuân Trường - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: “Biến tiềm năng thành thế mạnh, huyện Yên Bình đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 phát triển được trên 2.500 lồng cá trên hồ Thác Bà, sản lượng khai thác đạt trên 9.200 tấn, trong đó 50% sản lượng được qua chế biến xuất khẩu. Phấn đấu nâng giá trị thu nhập bình quân/ha nuôi trồng thủy sản đạt 300 triệu đồng/năm góp phần đắc lực vào công tác xóa đói giảm nghèo, đưa Yên Bình trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2025".