Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Công an, Bộ Y tế và các địa phương phối hợp trong việc bảo đảm an toàn kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, giáo dục nghề nghiệp năm 2021.
Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Công an phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn kỳ thi TNPT 2021. Ảnh minh họa
Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ của Bộ và công an các tỉnh phối hợp với Bộ GD&ĐT, UBND các tỉnh, thành phố, các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho kỳ thi, bao gồm: Công tác ra đề thi của Bộ GD&ĐT; việc in sao đề thi của các Sở GD&ĐT; công tác vận chuyển đề thi; công tác coi thi, chấm thi và bảo đảm an toàn giao thông trong suốt kỳ thi.
Bộ GD&ĐT cũng đề nghị Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ của Bộ, công an các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời mọi hành vi tiêu cực hoặc tung tin thất thiệt gây hoang mang dư luận, góp phần bảo đảm kỷ cương, công bằng trong kỳ thi và công tác tuyển sinh năm 2021.
Với Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo các Sở Y tế, bệnh viện các tuyến của các tỉnh, thành phố chuẩn bị các loại vật tư thiết yếu và cơ số thuốc phù hợp để đáp ứng kịp thời các yêu cầu chữa trị, chăm sóc y tế khi dịch bệnh xảy ra tại các địa phương có cụm thi và các trường hợp đau ốm bất thường của thí sinh trong các ngày thi.
Hợp tác chặt chẽ, có phương án hỗ trợ các địa phương bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; đề phòng, ngăn ngừa các loại dịch bệnh; kịp thời xử lý các tình huống khi có ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh xảy ra ở các địa điểm tổ chức thi. Chỉ đạo Sở Y tế địa phương kiểm tra an toàn thực phẩm tại các nhà hàng, quán ăn phục vụ thí sinh và người nhà thí sinh.
Bộ GD&ĐT đã đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19, an toàn vệ sinh thực phẩm cho kỳ thi trên địa bàn; bố trí nhân lực, trang thiết bị, thuốc, hoá chất và chỉ định các cơ sở y tế tham gia thực hiện công tác chuyên môn y tế, cụ thể:
Phối hợp rà soát, phân loại toàn bộ thí sinh tham dự kỳ thi theo các nhóm, đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo qui định của ngành y tế, để có phương án xử lý phù hợp.
Phối hợp, hướng dẫn bảo đảm vệ sinh khử khuẩn, phòng chống dịch chuẩn bị phòng cách ly y tế tạm thời tại các địa điểm thi; bố trí kíp trực y tế tại các địa điểm thi để kịp thời sơ cấp cứu; phối hợp theo dõi sức khoẻ và xử trí khi thí sinh, cán bộ làm công tác thi có biểu hiện sốt, ho, khó thở, ngộ độc thực phẩm trong thời gian thi…
Trong trường hợp các tỉnh, thành phố có tổ chức thi cho học sinh có tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 (F1) thì bảo đảm tất cả những người tham gia tổ chức thi phải mặc trang phục bảo hộ theo quy định và triển khai các biện pháp phòng tránh lây nhiễm chéo trong quá trình tổ chức thi…
Lưu ý phương án dự phòng
Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương có phương án dự phòng trong trường hợp dịch bệnh, thiên tai bất thường.
Phòng lưu trữ đề thi, bài thi tại điểm thi phải tuyệt đối an toàn; có camera giám sát theo quy định; có phương án phòng cháy, chữa cháy… Vô hiệu hóa các camera đang lắp tại các phòng học hiện tại (sẽ là phòng thi), có biên bản xác nhận của công an, trưởng điểm thi và cán bộ thanh tra tại điểm thi.
Địa phương cần rà soát tổng thể, chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ kỳ thi, như: Địa điểm in sao đề thi; địa điểm lưu trữ bài thi của hội đồng thi; các địa điểm làm phách,chấm thi…
Với khu vực in sao, chú ý xác lập 3 vòng độc lập, vô hiệu hóa mạng internet và wifi tại khu vực in sao; dán kín (có niêm phong) các cửa sổ, cửa chính sát nhà dân, đường giao thông…
Theo kế hoạch, kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức vào ngày 7 và 8/7. Trong trường hợp dịch vẫn diễn biến phức tạp, vẫn còn những địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, Bộ GD&ĐT sẽ có phương án để những thí sinh thuộc vùng giãn cách xã hội và những thí sinh thuộc diện cách ly thi đợt 2.
Nếu dịch bệnh diễn biến xấu, Bộ GD&ĐT sẽ báo Chính phủ để có điều chỉnh phù hợp.
Một số mốc thời gian chính từ nay đến khi kết thúc kỳ thi:
Theo Báo Giáo dục và Thời đại
914 lượt xem
Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Công an, Bộ Y tế và các địa phương phối hợp trong việc bảo đảm an toàn kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, giáo dục nghề nghiệp năm 2021.Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ của Bộ và công an các tỉnh phối hợp với Bộ GD&ĐT, UBND các tỉnh, thành phố, các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho kỳ thi, bao gồm: Công tác ra đề thi của Bộ GD&ĐT; việc in sao đề thi của các Sở GD&ĐT; công tác vận chuyển đề thi; công tác coi thi, chấm thi và bảo đảm an toàn giao thông trong suốt kỳ thi.
Bộ GD&ĐT cũng đề nghị Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ của Bộ, công an các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời mọi hành vi tiêu cực hoặc tung tin thất thiệt gây hoang mang dư luận, góp phần bảo đảm kỷ cương, công bằng trong kỳ thi và công tác tuyển sinh năm 2021.
Với Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo các Sở Y tế, bệnh viện các tuyến của các tỉnh, thành phố chuẩn bị các loại vật tư thiết yếu và cơ số thuốc phù hợp để đáp ứng kịp thời các yêu cầu chữa trị, chăm sóc y tế khi dịch bệnh xảy ra tại các địa phương có cụm thi và các trường hợp đau ốm bất thường của thí sinh trong các ngày thi.
Hợp tác chặt chẽ, có phương án hỗ trợ các địa phương bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; đề phòng, ngăn ngừa các loại dịch bệnh; kịp thời xử lý các tình huống khi có ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh xảy ra ở các địa điểm tổ chức thi. Chỉ đạo Sở Y tế địa phương kiểm tra an toàn thực phẩm tại các nhà hàng, quán ăn phục vụ thí sinh và người nhà thí sinh.
Bộ GD&ĐT đã đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19, an toàn vệ sinh thực phẩm cho kỳ thi trên địa bàn; bố trí nhân lực, trang thiết bị, thuốc, hoá chất và chỉ định các cơ sở y tế tham gia thực hiện công tác chuyên môn y tế, cụ thể:
Phối hợp rà soát, phân loại toàn bộ thí sinh tham dự kỳ thi theo các nhóm, đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo qui định của ngành y tế, để có phương án xử lý phù hợp.
Phối hợp, hướng dẫn bảo đảm vệ sinh khử khuẩn, phòng chống dịch chuẩn bị phòng cách ly y tế tạm thời tại các địa điểm thi; bố trí kíp trực y tế tại các địa điểm thi để kịp thời sơ cấp cứu; phối hợp theo dõi sức khoẻ và xử trí khi thí sinh, cán bộ làm công tác thi có biểu hiện sốt, ho, khó thở, ngộ độc thực phẩm trong thời gian thi…
Trong trường hợp các tỉnh, thành phố có tổ chức thi cho học sinh có tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 (F1) thì bảo đảm tất cả những người tham gia tổ chức thi phải mặc trang phục bảo hộ theo quy định và triển khai các biện pháp phòng tránh lây nhiễm chéo trong quá trình tổ chức thi…
Lưu ý phương án dự phòng
Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương có phương án dự phòng trong trường hợp dịch bệnh, thiên tai bất thường.
Phòng lưu trữ đề thi, bài thi tại điểm thi phải tuyệt đối an toàn; có camera giám sát theo quy định; có phương án phòng cháy, chữa cháy… Vô hiệu hóa các camera đang lắp tại các phòng học hiện tại (sẽ là phòng thi), có biên bản xác nhận của công an, trưởng điểm thi và cán bộ thanh tra tại điểm thi.
Địa phương cần rà soát tổng thể, chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ kỳ thi, như: Địa điểm in sao đề thi; địa điểm lưu trữ bài thi của hội đồng thi; các địa điểm làm phách,chấm thi…
Với khu vực in sao, chú ý xác lập 3 vòng độc lập, vô hiệu hóa mạng internet và wifi tại khu vực in sao; dán kín (có niêm phong) các cửa sổ, cửa chính sát nhà dân, đường giao thông…
Theo kế hoạch, kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức vào ngày 7 và 8/7. Trong trường hợp dịch vẫn diễn biến phức tạp, vẫn còn những địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, Bộ GD&ĐT sẽ có phương án để những thí sinh thuộc vùng giãn cách xã hội và những thí sinh thuộc diện cách ly thi đợt 2.
Nếu dịch bệnh diễn biến xấu, Bộ GD&ĐT sẽ báo Chính phủ để có điều chỉnh phù hợp.
Một số mốc thời gian chính từ nay đến khi kết thúc kỳ thi:
Theo Báo Giáo dục và Thời đại