CTTĐT - Ngày 27/7/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động số 10/CTr-UBND thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 20 tháng 01 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khoá XIX về phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025.
Ảnh minh họa
Mục tiêu tổng quát của Chương trình hành động nhằm cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững. Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp với ba yếu tố chủ đạo là nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Chuyển dịch mạnh từ sản xuất nông nghiệp lấy số lượng làm mục tiêu sang sản xuất nâng cao chất lượng, hiệu quả, có giá trị gia tăng cao, theo kịp xu hướng và nhu cầu của thị trường, đảm bảo an ninh lương thực. Phát huy hiệu quả lợi thế, sự đa dạng các vùng sinh thái của tỉnh, phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản, hữu cơ, sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đổi mới và phát triển quan hệ sản xuất; phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.
Thu hút, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để hình thành và phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đạt ra 10 mục tiêu cụ thể, gồm: (1) Tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh 2010) giai đoạn 2021 - 2025 bình quân đạt trên 4,5%/năm. Đến năm 2025, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tỉnh Yên Bái (theo giá so sánh 2010) đạt 9.685 tỷ đồng. (2) Cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GRDP của tỉnh đạt 19,5%. Tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm khoảng 30%, ngành lâm nghiệp chiếm khoảng 37% trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. (3) Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 321.000 tấn. (4) Tổng đàn gia súc chính đạt trên 950.000 con. (5) Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt trên 61.000 tấn, trong đó sản lượng thịt hơi xuất chuồng đàn gia súc chính 50.000 tấn. (6) Sản lượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản đạt trên 13.000 tấn. (7) Có thêm 50 xã đạt chuẩn nông thôn mới (lũy kế đạt 125 xã, bằng 83,3% tổng số xã toàn tỉnh; có thêm 02 huyện Yên Bình, Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới và thị xã Nghĩa Lộ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới). Đến năm 2025 có 10% xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. (8) Trồng rừng hàng năm đạt trên 15.000 ha; đến năm 2025 toàn tỉnh có trên 40.000 ha rừng cây gỗ lớn; khoảng 100.000 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC hoặc chứng nhận hữu cơ (đối với cây quế). (9) Tỷ lệ che phủ rừng đạt 65%. (10) Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98%.
Để thực hiện và đạt được các mục tiêu trên cần tập trung quán triệt, triển khai, cụ thể hoá Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 20/01/2021 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIX về phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025; đồng thời xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, sử dụng các giống tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu để đưa vào cơ cấu giống cây trồng; phát triển nông nghiệp đa dạng, quy mô lớn, tập trung phù hợp với lợi thế của từng địa phương. Đẩy mạnh việc cơ giới hóa, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhất là khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Chú trọng việc đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu và xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh. Ứng dụng công nghệ thông tin để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng; minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp.
Về trồng trọt: Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt giai đoạn 2021 - 2025 bình quân từ 1 - 2%/năm; giá trị sản xuất trồng trọt (theo giá so sánh 2010) đến năm 2025 đạt trên 3.530 tỷ đồng; tỷ trọng trồng trọt và dịch vụ đến năm 2025 chiếm từ 29 - 30% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt đạt 85 triệu đồng/ha, trong đó giá trị thu nhập bình quân trên diện tích đất canh tác nông nghiệp tập trung đạt 150 triệu đồng/ha/năm.
Về chăn nuôi: Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2025 đạt 7 - 8,3%/năm; giá trị sản xuất chăn nuôi (theo giá so sánh 2010) đạt trên 2.740 tỷ đồng (tăng 810 tỷ đồng so với năm 2020), tăng tỷ trọng chăn nuôi từ 24,2% năm 2020 lên 30% vào năm 2025 trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Phấn đấu đến năm 2025, tổng đàn gia súc chính đạt trên 950.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt trên 61.000 tấn và trên 65 triệu quả trứng gia cầm.
Về lâm nghiệp: Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 đạt 8 - 11,3%/năm; giá trị sản xuất lâm nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt trên 2.856 tỷ đồng (tăng khoảng 1.000 tỷ đồng so với năm 2020). Phát triển lâm nghiệp đa mục tiêu: Kinh tế - xã hội - môi trường; tăng nhanh tỷ trọng kinh tế lâm nghiệp trong toàn ngành lên 37% vào năm 2025. Đến năm 2025, tỷ lệ che phủ rừng đạt 65%; toàn tỉnh trồng được 32,474 triệu cây xanh.
Về thuỷ sản: Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất thuỷ sản giai đoạn 2021 - 2025 bình quân từ 7 - 9%/năm; giá trị sản xuất thủy sản (theo giá so sánh 2010) đến năm 2025 đạt trên 485 tỷ đồng (tăng trên 178 tỷ đồng so với năm 2020); tỷ trọng thủy sản đến năm 2025 chiếm khoảng 4,5 - 5,0% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; phấn đấu giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản đến năm 2025 đạt khoảng 300 triệu đồng/ha, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2020. Quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà và các hồ chứa lớn, mỗi năm thả khoảng 15 - 20 tấn cá giống để bổ sung nguồn lợi thủy sản.
Về phát triển dược liệu: Hỗ trợ phát triển mở rộng diện tích và chủng loại dược liệu hàng hoá có ưu thế trên địa bàn tỉnh, diện tích khoảng 5.000 ha; bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu bản địa, đặc thù có giá trị kinh tế cao của tỉnh Yên Bái...
Đối với việc cơ cấu lại sản xuất vùng cao: Tận dụng lợi thế về điều kiện địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, văn hoá dân tộc để phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc sản, hữu cơ, xây dựng chuỗi giá trị, có chất lượng, thiết thực nâng cao thu nhập cho người dân vùng cao, kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.
Đối với việc cơ cấu lại sản xuất vùng thấp: Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng lâm nghiệp và chăn nuôi; chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn. Hình thành các vùng nguyên liệu chuyên canh nông sản theo chuỗi giá trị với một số sản phẩm chủ lực, đặc sản. Chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại bảo đảm an toàn sinh học, đi vào chuỗi cung ứng có giá trị và thương hiệu.
Tập trung phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ nông, lâm nghiệp, thủy sản và ngành nghề nông thôn. Đổi mới, phát triển quan hệ sản xuất trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản, bao gồm: Phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp để đổi mới phương thức sản xuất; phát triển làng nghề, nghề truyền thống, đào tạo lao động nông thôn; Phát triển dịch vụ ở nông thôn; Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất
Tập trung xây dựng nông thôn mới bền vững. Phấn đấu đến năm 2025, có thêm 50 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới, luỹ kế toàn tỉnh có 125 xã và 5 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (huyện: Yên Bình, Văn Yên, Trấn Yên; thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ). Phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt trên 50 triệu đồng/người/năm. Riêng đối với các huyện Văn Yên, Yên Bình: Tập trung chỉ đạo xây dựng, để công nhận đạt chuẩn nông thôn mới với 100% số xã trên địa bàn để công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2025.
Xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển nông nghiệp. Tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phục vụ phát triển nông nghiệp. Tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai. Phát triển nông nghiệp, nông thôn hội nhập và phát triển bền vững.
1979 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 27/7/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động số 10/CTr-UBND thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 20 tháng 01 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khoá XIX về phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025.Mục tiêu tổng quát của Chương trình hành động nhằm cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững. Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp với ba yếu tố chủ đạo là nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Chuyển dịch mạnh từ sản xuất nông nghiệp lấy số lượng làm mục tiêu sang sản xuất nâng cao chất lượng, hiệu quả, có giá trị gia tăng cao, theo kịp xu hướng và nhu cầu của thị trường, đảm bảo an ninh lương thực. Phát huy hiệu quả lợi thế, sự đa dạng các vùng sinh thái của tỉnh, phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản, hữu cơ, sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đổi mới và phát triển quan hệ sản xuất; phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.
Thu hút, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để hình thành và phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đạt ra 10 mục tiêu cụ thể, gồm: (1) Tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh 2010) giai đoạn 2021 - 2025 bình quân đạt trên 4,5%/năm. Đến năm 2025, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tỉnh Yên Bái (theo giá so sánh 2010) đạt 9.685 tỷ đồng. (2) Cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GRDP của tỉnh đạt 19,5%. Tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm khoảng 30%, ngành lâm nghiệp chiếm khoảng 37% trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. (3) Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 321.000 tấn. (4) Tổng đàn gia súc chính đạt trên 950.000 con. (5) Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt trên 61.000 tấn, trong đó sản lượng thịt hơi xuất chuồng đàn gia súc chính 50.000 tấn. (6) Sản lượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản đạt trên 13.000 tấn. (7) Có thêm 50 xã đạt chuẩn nông thôn mới (lũy kế đạt 125 xã, bằng 83,3% tổng số xã toàn tỉnh; có thêm 02 huyện Yên Bình, Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới và thị xã Nghĩa Lộ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới). Đến năm 2025 có 10% xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. (8) Trồng rừng hàng năm đạt trên 15.000 ha; đến năm 2025 toàn tỉnh có trên 40.000 ha rừng cây gỗ lớn; khoảng 100.000 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC hoặc chứng nhận hữu cơ (đối với cây quế). (9) Tỷ lệ che phủ rừng đạt 65%. (10) Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98%.
Để thực hiện và đạt được các mục tiêu trên cần tập trung quán triệt, triển khai, cụ thể hoá Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 20/01/2021 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIX về phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025; đồng thời xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, sử dụng các giống tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu để đưa vào cơ cấu giống cây trồng; phát triển nông nghiệp đa dạng, quy mô lớn, tập trung phù hợp với lợi thế của từng địa phương. Đẩy mạnh việc cơ giới hóa, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhất là khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Chú trọng việc đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu và xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh. Ứng dụng công nghệ thông tin để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng; minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp.
Về trồng trọt: Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt giai đoạn 2021 - 2025 bình quân từ 1 - 2%/năm; giá trị sản xuất trồng trọt (theo giá so sánh 2010) đến năm 2025 đạt trên 3.530 tỷ đồng; tỷ trọng trồng trọt và dịch vụ đến năm 2025 chiếm từ 29 - 30% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt đạt 85 triệu đồng/ha, trong đó giá trị thu nhập bình quân trên diện tích đất canh tác nông nghiệp tập trung đạt 150 triệu đồng/ha/năm.
Về chăn nuôi: Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2025 đạt 7 - 8,3%/năm; giá trị sản xuất chăn nuôi (theo giá so sánh 2010) đạt trên 2.740 tỷ đồng (tăng 810 tỷ đồng so với năm 2020), tăng tỷ trọng chăn nuôi từ 24,2% năm 2020 lên 30% vào năm 2025 trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Phấn đấu đến năm 2025, tổng đàn gia súc chính đạt trên 950.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt trên 61.000 tấn và trên 65 triệu quả trứng gia cầm.
Về lâm nghiệp: Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 đạt 8 - 11,3%/năm; giá trị sản xuất lâm nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt trên 2.856 tỷ đồng (tăng khoảng 1.000 tỷ đồng so với năm 2020). Phát triển lâm nghiệp đa mục tiêu: Kinh tế - xã hội - môi trường; tăng nhanh tỷ trọng kinh tế lâm nghiệp trong toàn ngành lên 37% vào năm 2025. Đến năm 2025, tỷ lệ che phủ rừng đạt 65%; toàn tỉnh trồng được 32,474 triệu cây xanh.
Về thuỷ sản: Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất thuỷ sản giai đoạn 2021 - 2025 bình quân từ 7 - 9%/năm; giá trị sản xuất thủy sản (theo giá so sánh 2010) đến năm 2025 đạt trên 485 tỷ đồng (tăng trên 178 tỷ đồng so với năm 2020); tỷ trọng thủy sản đến năm 2025 chiếm khoảng 4,5 - 5,0% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; phấn đấu giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản đến năm 2025 đạt khoảng 300 triệu đồng/ha, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2020. Quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà và các hồ chứa lớn, mỗi năm thả khoảng 15 - 20 tấn cá giống để bổ sung nguồn lợi thủy sản.
Về phát triển dược liệu: Hỗ trợ phát triển mở rộng diện tích và chủng loại dược liệu hàng hoá có ưu thế trên địa bàn tỉnh, diện tích khoảng 5.000 ha; bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu bản địa, đặc thù có giá trị kinh tế cao của tỉnh Yên Bái...
Đối với việc cơ cấu lại sản xuất vùng cao: Tận dụng lợi thế về điều kiện địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, văn hoá dân tộc để phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc sản, hữu cơ, xây dựng chuỗi giá trị, có chất lượng, thiết thực nâng cao thu nhập cho người dân vùng cao, kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.
Đối với việc cơ cấu lại sản xuất vùng thấp: Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng lâm nghiệp và chăn nuôi; chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn. Hình thành các vùng nguyên liệu chuyên canh nông sản theo chuỗi giá trị với một số sản phẩm chủ lực, đặc sản. Chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại bảo đảm an toàn sinh học, đi vào chuỗi cung ứng có giá trị và thương hiệu.
Tập trung phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ nông, lâm nghiệp, thủy sản và ngành nghề nông thôn. Đổi mới, phát triển quan hệ sản xuất trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản, bao gồm: Phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp để đổi mới phương thức sản xuất; phát triển làng nghề, nghề truyền thống, đào tạo lao động nông thôn; Phát triển dịch vụ ở nông thôn; Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất
Tập trung xây dựng nông thôn mới bền vững. Phấn đấu đến năm 2025, có thêm 50 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới, luỹ kế toàn tỉnh có 125 xã và 5 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (huyện: Yên Bình, Văn Yên, Trấn Yên; thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ). Phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt trên 50 triệu đồng/người/năm. Riêng đối với các huyện Văn Yên, Yên Bình: Tập trung chỉ đạo xây dựng, để công nhận đạt chuẩn nông thôn mới với 100% số xã trên địa bàn để công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2025.
Xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển nông nghiệp. Tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phục vụ phát triển nông nghiệp. Tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai. Phát triển nông nghiệp, nông thôn hội nhập và phát triển bền vững.