CTTĐT - Giai đoạn 2016 - 2020, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái đã phát huy tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá, giảm nghèo bền vững ở vùng cao và nâng cao giá trị sản phẩm chủ lực gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng thấp. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của tỉnh giai đoạn vừa qua cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế vì vậy trong giai đoạn 2021-2025 tỉnh Yên Bái sẽ triển khai Đề án “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với Xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025 với mục tiêu là cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới.
Ảnh minh họa.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân tăng 4,7%/năm, (cao hơn so với mức tăng bình quân 3%/năm của cả nước). Cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp và thuỷ sản; giá trị và hiệu quả sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản bình quân tăng khá, nhiều diện tích canh tác cho thu nhập khá cao. Cụ thể, giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất trồng trọt bình quân đạt 65 triệu đồng/01 ha/năm, tăng gần 11 triệu đồng/ha so với năm 2015. Trong đó, trên 20.000 ha sản phẩm chủ lực đạt từ 250-300 triệu đồng/năm; giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản bình quân đạt 200 triệu đồng, gấp gần 2 lần năm 2015; sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại năm 2020 đạt 54.434 tấn, tăng 37,8% so với năm 2015 (năm 2015 đạt 39.504 tấn)…đã đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Sản phẩm hàng hóa từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh; trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực, bao gồm: Vùng quế gần 78.000 ha; măng tre Bát Độ trên 6.600 ha; Sơn tra gần 10.000 ha; lúa đặc sản chất lượng cao 3.000 ha, ngô 15.000 ha; cây ăn quả 9.754 ha; chè 7.619 ha; dâu tằm trên 827 ha; đàn trâu, bò gần 130 nghìn con; nguyên liệu gỗ rừng trồng sản xuất khoảng 100 nghìn ha; vùng nuôi thủy sản gần 2.600 ha và 2.280 lồng cá.
Trong giai đoạn vừa qua, trên địa bàn tỉnh Yên Bái bước đầu cũng đã xây dựng và phát triển 30 dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; xây dựng, phát triển được 83 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.
Cùng với đó tỉnh cũng đã thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, hằng năm trồng trên 15.000 ha rừng các loại, nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 62% năm 2015 lên 63% năm 2020, xếp thứ tư cả nước... Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, việc xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, nhãn hiệu, quảng bá giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã được quan tâm đầu tư.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt kết quả nổi bật, toàn diện, trở thành điểm sáng trong các tỉnh vùng Tây Bắc. Với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, phong trào xây dựng nông thôn mới đã tạo thành phong trào thi đua sâu rộng, phát huy trách nhiệm cả hệ thống chính trị, huy động mọi nguồn lực xã hội và vai trò chủ thể, trực tiếp của nhân dân; thay đổi nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới là của dân, do dân, vì dân và dân hưởng thụ; đổi mới phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng liên kết, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ; từ đó, diện mạo nông thôn đã thực sự khởi sắc, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên. Đến nay, toàn tỉnh có 75 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 50% số xã của tỉnh; thành phố Yên Bái hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, huyện Trấn Yên trở thành huyện miền núi đầu tiên của khu vực Tây Bắc đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2020 đạt 32 triệu đồng/người, gấp 2 lần so với năm 2015.
Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn dễ bị tác động, ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh và biến động của thị trường; năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông sản chưa cao; công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch chưa phát triển, tổn thất sau thu hoạch còn cao; chưa có nhiều sản phẩm nông sản có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản xuất hàng hóa chưa gắn kết chặt chẽ với thị trường tiêu thụ; hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh, nhất là hệ thống giao thông vùng nguyên liệu, giao thông nội đồng, công trình thủy lợi; kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại phát triển chậm, chưa thực hiện được vai trò đầu mối liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, hỗ trợ thúc đẩy sản xuất nông hộ, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị. Tình trạng sử dụng quá liều lượng phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất vẫn diễn ra; tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng ở một số nơi có cơ sở chăn nuôi, chế biến nông sản tập trung gây ảnh hưởng xấu đến môi trường; một số chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới chưa bền vững, nhất là tiêu chí môi trường…
Những tồn tại, hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Trong đó, ngoài các nguyên nhân khách quan về tác động tiêu cực của thời tiết, khí hậu; biến động của thị trường; địa hình chia cắt, diện tích đất sản xuất manh mún, dân cư phân tán thì những nguyên nhân chủ quan gây ra các tồn tại, hạn chế gồm có: Nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản còn hạn chế; chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; chính sách chủ yếu tập trung hỗ trợ cho hộ gia đình mở rộng quy mô sản xuất, các khâu liên kết giữa sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm nhiều. Trình độ nhân lực và sản xuất còn yếu kém. Mạng lưới, hệ thống phân phối sản phẩm chưa được quan tâm hình thành; hình thức tổ chức sản xuất chưa thực sự đổi mới, sản xuất với quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, không có thị trường tiêu thụ ổn định. Sản phẩm có chất lượng, chứng nhận an toàn của tỉnh chưa nhiều; một số ít người dân vẫn còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào việc hỗ trợ của Nhà nước.
Do vậy, trong thời gian tới việc cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững là nội dung và nhiệm vụ rất cần thiết.
Nhận rõ những nguyên nhân, hạn chế đó, tỉnh Yên Bái đã xây dựng Đề án “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với Xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025" với mục tiêu Đề án sẽ là cơ sở để thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh; phát triển nông nghiệp đa chức năng gắn với công nghiệp chế biến thương mại và du lịch, dựa trên những lĩnh vực có lợi thế, thế mạnh của từng vùng, cơ cấu lại nông nghiệp hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Đề án “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với Xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025 nhằm thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp với ba yếu tố chủ đạo là nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Phát triển nhanh về quy mô sản lượng, chất lượng các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản, hữu cơ, sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo an ninh lương thực. Phát triển lâm nghiệp đa mục tiêu; bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có, nâng cao chất lượng, hiệu quả rừng trồng theo hướng gỗ lớn gắn với du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, sử dụng hiệu quả tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo lập sinh kế bền vững trên cơ sở phát huy lợi thế, điều kiện tự nhiên, thế mạnh của các vùng trong tỉnh.
Đổi mới và phát triển quan hệ sản xuất, tổ chức lại sản xuất ở nông thôn theo chuỗi giá trị, nhân rộng mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh hỗ trợ nâng cao năng lực và phát triển hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác đế phối hợp và phân công sản xuất hợp lý, hiệu quả; bảo đảm tối đa hoá và hài hoà lợi ích giữa người dân trực tiếp sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến, đơn vị phân phối sản phẩm và người tiêu dùng.
Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng đảm bảo thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững gắn với quá trình đô thị hóa nông thôn ở những nơi có điều kiện. Phát huy vai trò chủ thể, tự nguyện, trực tiếp của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, kết nối nông thôn với đô thị; giữ gìn môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hóa địa phương. Thực hiện xây dụng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản. Lấy cư dân nông thôn là chủ thể, đem lại sự chuyến biến tích cực rõ nét hơn về nếp sống tới thôn, bản, từng hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân sinh sống ở nông thôn.
2279 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Giai đoạn 2016 - 2020, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái đã phát huy tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá, giảm nghèo bền vững ở vùng cao và nâng cao giá trị sản phẩm chủ lực gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng thấp. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của tỉnh giai đoạn vừa qua cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế vì vậy trong giai đoạn 2021-2025 tỉnh Yên Bái sẽ triển khai Đề án “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với Xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025 với mục tiêu là cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới.Tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân tăng 4,7%/năm, (cao hơn so với mức tăng bình quân 3%/năm của cả nước). Cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp và thuỷ sản; giá trị và hiệu quả sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản bình quân tăng khá, nhiều diện tích canh tác cho thu nhập khá cao. Cụ thể, giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất trồng trọt bình quân đạt 65 triệu đồng/01 ha/năm, tăng gần 11 triệu đồng/ha so với năm 2015. Trong đó, trên 20.000 ha sản phẩm chủ lực đạt từ 250-300 triệu đồng/năm; giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản bình quân đạt 200 triệu đồng, gấp gần 2 lần năm 2015; sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại năm 2020 đạt 54.434 tấn, tăng 37,8% so với năm 2015 (năm 2015 đạt 39.504 tấn)…đã đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Sản phẩm hàng hóa từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh; trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực, bao gồm: Vùng quế gần 78.000 ha; măng tre Bát Độ trên 6.600 ha; Sơn tra gần 10.000 ha; lúa đặc sản chất lượng cao 3.000 ha, ngô 15.000 ha; cây ăn quả 9.754 ha; chè 7.619 ha; dâu tằm trên 827 ha; đàn trâu, bò gần 130 nghìn con; nguyên liệu gỗ rừng trồng sản xuất khoảng 100 nghìn ha; vùng nuôi thủy sản gần 2.600 ha và 2.280 lồng cá.
Trong giai đoạn vừa qua, trên địa bàn tỉnh Yên Bái bước đầu cũng đã xây dựng và phát triển 30 dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; xây dựng, phát triển được 83 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.
Cùng với đó tỉnh cũng đã thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, hằng năm trồng trên 15.000 ha rừng các loại, nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 62% năm 2015 lên 63% năm 2020, xếp thứ tư cả nước... Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, việc xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, nhãn hiệu, quảng bá giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã được quan tâm đầu tư.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt kết quả nổi bật, toàn diện, trở thành điểm sáng trong các tỉnh vùng Tây Bắc. Với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, phong trào xây dựng nông thôn mới đã tạo thành phong trào thi đua sâu rộng, phát huy trách nhiệm cả hệ thống chính trị, huy động mọi nguồn lực xã hội và vai trò chủ thể, trực tiếp của nhân dân; thay đổi nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới là của dân, do dân, vì dân và dân hưởng thụ; đổi mới phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng liên kết, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ; từ đó, diện mạo nông thôn đã thực sự khởi sắc, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên. Đến nay, toàn tỉnh có 75 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 50% số xã của tỉnh; thành phố Yên Bái hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, huyện Trấn Yên trở thành huyện miền núi đầu tiên của khu vực Tây Bắc đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2020 đạt 32 triệu đồng/người, gấp 2 lần so với năm 2015.
Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn dễ bị tác động, ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh và biến động của thị trường; năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông sản chưa cao; công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch chưa phát triển, tổn thất sau thu hoạch còn cao; chưa có nhiều sản phẩm nông sản có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản xuất hàng hóa chưa gắn kết chặt chẽ với thị trường tiêu thụ; hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh, nhất là hệ thống giao thông vùng nguyên liệu, giao thông nội đồng, công trình thủy lợi; kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại phát triển chậm, chưa thực hiện được vai trò đầu mối liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, hỗ trợ thúc đẩy sản xuất nông hộ, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị. Tình trạng sử dụng quá liều lượng phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất vẫn diễn ra; tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng ở một số nơi có cơ sở chăn nuôi, chế biến nông sản tập trung gây ảnh hưởng xấu đến môi trường; một số chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới chưa bền vững, nhất là tiêu chí môi trường…
Những tồn tại, hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Trong đó, ngoài các nguyên nhân khách quan về tác động tiêu cực của thời tiết, khí hậu; biến động của thị trường; địa hình chia cắt, diện tích đất sản xuất manh mún, dân cư phân tán thì những nguyên nhân chủ quan gây ra các tồn tại, hạn chế gồm có: Nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản còn hạn chế; chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; chính sách chủ yếu tập trung hỗ trợ cho hộ gia đình mở rộng quy mô sản xuất, các khâu liên kết giữa sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm nhiều. Trình độ nhân lực và sản xuất còn yếu kém. Mạng lưới, hệ thống phân phối sản phẩm chưa được quan tâm hình thành; hình thức tổ chức sản xuất chưa thực sự đổi mới, sản xuất với quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, không có thị trường tiêu thụ ổn định. Sản phẩm có chất lượng, chứng nhận an toàn của tỉnh chưa nhiều; một số ít người dân vẫn còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào việc hỗ trợ của Nhà nước.
Do vậy, trong thời gian tới việc cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững là nội dung và nhiệm vụ rất cần thiết.
Nhận rõ những nguyên nhân, hạn chế đó, tỉnh Yên Bái đã xây dựng Đề án “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với Xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025" với mục tiêu Đề án sẽ là cơ sở để thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh; phát triển nông nghiệp đa chức năng gắn với công nghiệp chế biến thương mại và du lịch, dựa trên những lĩnh vực có lợi thế, thế mạnh của từng vùng, cơ cấu lại nông nghiệp hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Đề án “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với Xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2025 nhằm thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp với ba yếu tố chủ đạo là nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Phát triển nhanh về quy mô sản lượng, chất lượng các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản, hữu cơ, sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo an ninh lương thực. Phát triển lâm nghiệp đa mục tiêu; bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có, nâng cao chất lượng, hiệu quả rừng trồng theo hướng gỗ lớn gắn với du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, sử dụng hiệu quả tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo lập sinh kế bền vững trên cơ sở phát huy lợi thế, điều kiện tự nhiên, thế mạnh của các vùng trong tỉnh.
Đổi mới và phát triển quan hệ sản xuất, tổ chức lại sản xuất ở nông thôn theo chuỗi giá trị, nhân rộng mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh hỗ trợ nâng cao năng lực và phát triển hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác đế phối hợp và phân công sản xuất hợp lý, hiệu quả; bảo đảm tối đa hoá và hài hoà lợi ích giữa người dân trực tiếp sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến, đơn vị phân phối sản phẩm và người tiêu dùng.
Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng đảm bảo thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững gắn với quá trình đô thị hóa nông thôn ở những nơi có điều kiện. Phát huy vai trò chủ thể, tự nguyện, trực tiếp của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, kết nối nông thôn với đô thị; giữ gìn môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hóa địa phương. Thực hiện xây dụng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản. Lấy cư dân nông thôn là chủ thể, đem lại sự chuyến biến tích cực rõ nét hơn về nếp sống tới thôn, bản, từng hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân sinh sống ở nông thôn.